Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp quản lý rừng bền vững gắn với chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn huyện mường tè tỉnh lai châu (Trang 37 - 41)

Chương II ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp

Phương pháp nghiên cứu sử dụng nguồn số liệu thứ cấp được thực hiện trên cơ sở kế thừa, phân tích và tổng hợp các nguồn tài liệu, tƣ liệu, số liệu thông tin có liên quan một cách có chọn lọc, từ đó đánh giá chúng theo yêu cầu và mục đích nghiên cứu; các số liệu đƣợc điều tra thu thập có liên quan đến đối tƣợng nghiên cứu nhƣ:

- Các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội xã, thị trấn và huyện Mường Tè, Niên giám thống kê tỉnh Lai Châu;

- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019, bản đồ hiện trạng rừng năm 2019 huyện Mường Tè, cở sở dữ liệu và tài liệu khác có liên quan đến chính sách chi trả DVMTR huyện Mường Tè;

- Các tài liệu liên quan đến quy hoạch sử dụng đất và giao đất Lâm nghiệp của tỉnh, huyện, xã và các tài liệu về điều kiện cơ bản của các khu vực nghiên cứu.

- Các chính sách, quy định của Nhà nước và địa phương liên quan đến quản lý rừng, bảo vệ rừng, chính sách chi trả DVMTR nhƣ: Luật BVPTR năm 2004 (nay là Luật Lâm nghiệp năm 2017), Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành.

2.3.2. Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp

Điều tra thu thập số liệu một cách ngẫu nhiên, số liệu điều tra, thu thập, rà soát, đánh giá phải đủ lớn đại diện cho địa điểm nghiên cứu.

- Phỏng vấn hộ gia đình cá nhân bằng hình thức Phiếu điều tra, khảo sát: 40 phiếu để làm rõ: Tình hình thực hiện chính sách chi trả DVMTR, tác động của chính sách chi trả DVMTR đến bảo vệ tài nguyên rừng và cuộc sống người dân;

sự nhìn nhận các hộ có điều kiện kinh tế nghèo, trung bình, khá, giàu về tình hình thực hiện chính sách chi trả DVMTR.

- Phỏng vấn cán bộ xã bằng hình thức Phiếu điều tra, khảo sát: 20 phiếu tại 2 xã để làm rõ: tình hình giao đất, giao rừng; tình hình thực hiện chính sách chi trả DVMTR và ảnh hưởng của chính sách chi trả DVMTR.

- Phỏng vấn cán bộ công tác tại Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Mường Tè bằng hình thức Phiếu điều tra, khảo sát: 20 phiếu để làm rõ tình hình giao đất, giao rừng; tình hình thực hiện chính sách chi trả DVMTR và ảnh hưởng của chính sách.

- Nghiên cứu thực địa nhằm lựa chọn đƣợc khu vực nghiên cứu điển hình, mang tính đại diện và thu thập bổ sung các số liệu, tài liệu hình ảnh thực tế tại khu vực nghiên cứu.

- Đối tƣợng đƣợc điều tra là đại diện (hộ dân, cá nhân): Trong vùng nghiên cứu tất cả các thôn, bản đều có rừng, gần rừng nên các yếu tố về địa hình và khả năng tiếp cận với rừng tương đối đồng nhất. Vì vậy thành phần những thôn (bản) gần rừng, nhiều dân tộc là yếu tố lựa chọn làm tiêu chí chọn thôn, bản nghiên cứu của đề tài. Tác giả lựa chọn ngẫu nhiên cán bộ 02 xã (Can Hồ và Bum Nƣa) mỗi xã 02 thôn (bản). Kết quả phỏng vấn đƣợc ghi vào bảng câu hỏi phỏng vấn 01 (Phiếu dành cho cá nhân, hộ gia đình).

Sau khi thực hiện điều tra số liệu ban đầu đối với đơn vị quản lý, người quản lý cấp huyện, UBND xã (Phiếu 2 - Dành cho cán bộ xã) tác giả tiến hành phỏng vấn người dân, cộng đồng. Thời gian thực hiện trong 10 tuần với dung lƣợng mẫu điều tra 40 mẫu; Đối tƣợng đƣợc điều tra tác giả lựa chọn ngẫu nhiên 40 hộ dân thuộc 4 thôn (bản) (mỗi thôn (bản) 10 hộ dân) trên địa bàn 2 xã.

Các đối tượng được lựa chọn phỏng vấn, điều tra là những người trong Tổ, đội quản lý bảo vệ rừng của thôn và đặc biệt những người thường xuyên sống nhờ rừng, tuy nhiên phải đại diện đầy đủ cho các hộ dân tộc (Thái,Mông, Hà Nhì), giới tính và thành phần kinh tế (Giàu, Khá, Trung bình, Nghèo) trong xã. Bảng hỏi thiết kế phải có kết cấu đơn giản, dễ hiểu phù hợp với đối tƣợng phỏng vấn, tập quán văn hóa của địa phương. Các câu hỏi sẽ bao gồm câu hỏi mở, câu hỏi

bán cấu trúc và câu hỏi cấu trúc (câu hỏi đóng). Tuy nhiên, phần lớn đề tài đƣa ra các câu hỏi mở và câu hỏi bán cấu trúc nhằm đảm bảo thu thập đƣợc những đẩy đủ hơn về kinh nghiệm cũng như nhân thức của người được điều tra.

Địa điểm nghiên cứu cụ thể nhƣ sau:

- Xã Can Hồ: bản Tây Hà và bản Nậm Thú;

- Xã Bum Nƣa: bản Bum Nƣa và bản Nà Hừ.

2.3.3. Phương pháp đánh giá có sự tham gia của người dân (PRA)

- PRA đƣợc áp dụng để kiểm tra kết quả xác định những yếu tố quan trọng nhất đang thúc đẩy, cản trở, thách thức với quá trình phát triển của cộng đồng, lựa chọn những giải pháp ƣu tiên, đề xuất những khuyến nghị để việc thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng gắn với chính sách chi trả DVMTR.

- Người nghiên cứu làm việc với người dân trong cộng đồng để đi sâu tìm hiểu lịch sử cộng đồng, hoạt động hàng ngày của người dân trong cộng đồng thông qua một số cuộc họp thôn bản, thảo luận với nhóm người dân tại nơi nghiên cứu. Trong khi sử dụng PRA nhiệm vụ của người nghiên cứu là hướng người dân vào các tiêu chuẩn cần đánh giá và cho họ biết cách đánh giá và giúp người dân đánh giá tình hình giao đất, giao rừng, thực hiện chính sách chi trả DVMTR và công tác quản lý, bảo vệ rừng gắn với thực hiện chính sách chi trả DVMTR.

2.3.4. Phương pháp phân tích và tổng hợp, xử lý tài liệu

Trên cơ sở kết quả điều tra số liệu sơ cấp, số liệu thứ cấp và kết quả thực hiện chính sách chi trả DVMTR tại huyện Mường Tè để tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu để đánh giá kết quả thực hiện chi trả DVMTR trong các năm, đề xuất giải pháp quản lý bền vững gắn với chính sách chi trả dịch vụ môi trường trên địa bàn huyện Mường Tè.

Sử phần mềm Microsof Excel để phân tích các thông tin thu thập đƣợc về các tác động, ảnh hưởng tới nhận thức của nhân dân trong các hoạt động quản lý bảo vệ rừng gắn với thực hiện chính sách chi trả DVMTR.

2.3.5. Phương pháp chuyên gia

Phương pháp chuyên gia để đánh giá hiệu quả và đề xuất giải pháp quản lý bền vững rừng thông qua hoạt động chi trả DVMTR; tham vấn ý kiến kiến Lãnh đạo Chi cục Lâm nghiệp là Phó Giám đốc quỹ Ban quản lý Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Lai Châu để đánh giá về tiếp nhận và quản lý các khoản đóng góp bắt buộc, nguồn viện trợ, tài trợ, đóng góp tự nguyện, ủy thác của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước; nguồn tài chính hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước để phục vụ cho công tác bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Lai Châu ; tham vấn ý kiến đại diện Lãnh đạo Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Mường Tè để đánh giá quản lý, bảo vệ và phát triển vốn rừng, thực hiện chi trả DVMTR trên địa bàn huyện Mường Tè.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp quản lý rừng bền vững gắn với chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn huyện mường tè tỉnh lai châu (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)