Đặc điểm dân cƣ và kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp quản lý rừng bền vững gắn với chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn huyện mường tè tỉnh lai châu (Trang 45 - 49)

Chương III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Mường Tè

3.1.3. Đặc điểm dân cƣ và kinh tế - xã hội

Theo Niên giám thống kê tỉnh Lai Châu năm 2018, huyện Mường Tè có 45.424 người; mật độ dân số 16,93 người/km2; dân số nông thôn chiếm đa số (39,97 người bằng 88%). Huyện Mường Tè có 9.691 hộ với 16 dân tộc anh em cùng sinh sống; phần lớn các dân tộc thiểu số trình độ dân trí chƣa cao, không đồng đều, đời sống còn khó khăn; các dân tộc chủ yếu là: La Hủ chiếm 26,68%;

dân tộc Thái chiếm 23,25%; dân tộc Hà Nhì chiếm 19,21%; dân tộc Mông chiếm 15,92%; dân tộc Kinh chiếm 7,2%. Dân cƣ sinh sống tại 14 xã, thị trấn với 120 bản, khu phố (sau sáp nhập theo Quyết định số 1707/QĐ-UBND ngày 28/12/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh), trong đó có 12 xã thuộc khu vực III, 01 xã thuộc khu vực II, 01 thị trấn thuộc khu vực I. Tỷ lệ tăng dân số là: 1,9%; mức giảm tỷ lệ sinh là: 0,86 ‰.

Chất lƣợng nguồn nhân lực trên địa bàn huyện đã đƣợc cải thiện, tuy nhiên chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Lực lƣợng lao động tập trung chủ yếu trong ngành nông, lâm thủy sản. Tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm 46,73% (dự ƣớc năm 2020 là 50%) tổng số lao động,chủ yếu là qua đào tạo nghề ngắn hạn, các lớp tập huấn, hội thảo đầu bờ tại hiện trường, thông qua các mô hình trình diễn trong sản xuất nông nghiệp. Tỷ lệ người dân biết chữ trong độ tuổi từ 15 đến 35 tuổi đạt trên 89%; tỷ lệ chuyển lớp, chuyển cấp đạt 99%; Tỷ lệ tốt nghiệp của học sinh THPT, học viên Trung tâm giáo dục thường xuyên đạt 96%. Tỷ lệ người dân chưa đọc thông, viết thạo Tiếng Việt trên 15 tuổi chiếm khoảng 10%.

b) Tình hình kinh tế - xã hội

- Về tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất các ngành giai đoạn 2011 - 2018 là 10,13%. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế năm 2018 đạt 725,32 tỷ đồng (giá so sánh), gấp 2,2 lần so với năm 2011, cơ cấu kinh tế với tỷ trọng ngành nông - lâm - ngƣ nghiệp vẫn chiếm ƣu thế cao, tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng có xu hướng tăng, tỷ trọng thương mại - dịch vụ ổn định.

Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế chủ yếu giai đoạn 2016 -2018

STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm

2016

Năm 2017

Năm 2018 1 Tổng giá trị sản xuất

(giá so sánh) Tỷ đồng 611,21 644,32 725,32 - Công nghiệp, Xây dựng Tỷ đồng 150,13 158,86 178,77 - Nông, lâm thủy sản Tỷ đồng 330,56 347,97 384,74 - Các ngành dịch vụ Tỷ đồng 130,53 137,49 161,81

2 Tốc độ tăng trưởng % 37,6 5,4 12,6

3 Tổng giá trị sản xuất trên địa

bàn (giá hiện hành) Tỷ đồng 816,42 911,62 1.032,24 - Công nghiệp, xây dựng Tỷ đồng 201,2 225,6 253,7 - Nông, lâm thủy sản Tỷ đồng 443,0 504,6 561,8 - Các ngành dịch vụ Tỷ đồng 172,3 181,5 216,7 4 Cơ cấu kinh tế (giá hiện

hành) % 100,0 100,0 100,0

- Công nghiệp, xây dựng % 24,6 24,7 24,6

- Nông, lâm thủy sản % 54,3 55,3 54,4

- Các ngành dịch vụ % 21,1 19,9 21,0

5 Thu ngân sách trên địa bàn Tỷ đồng 52,1 54,6 42,0

6 Dân số Ngh n người 43.876 44.495 45.424

7 Thu nhập bình quân đầu người Triệu đồng 16,7 18,4 21,0 (Nguồn: UBND huyện Mường Tè (2019), Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH huyện Mường Tè đến năm 2020).

Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 21,0 triệu đồng, tăng 17,22 triệu đồng so với năm 2011, đạt 103,65% mục tiêu quy hoạch. Tổng sản lượng lương thực có hạt ước đạt 17.187 tấn; sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người

đạt 378kg/người/năm. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đến năm đạt 42 tỷ đồng, tăng 19,0 tỷ đồng so với năm 2011; Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn bình quân giai đoạn 2016 - 2018 đạt 49,5 tỷ đồng, đạt 103,28% mục tiêu quy hoạch. [Nguồn: UBND huyện Mường Tè].

- Về phát triển xã hội

Tỷ lệ hộ nghèo năm 2011 là 64,07% (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011- 2015), năm 2018 còn 34% (theo chuẩn nghèo đa chiều). Giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân giai đoạn 2016-2018 giảm 5,51%/năm; Tỷ lệ lao động qua đào tạo 50%, đạt 100% mục tiêu quy hoạch; Giai đoạn 2016 - 2018 giải quyết việc làm cho bình quân 633 người/năm, đạt 74,52% mục tiêu quy hoạch.

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đến năm 2020 có 04 xã đạt chuẩn nông thôn mới, tiêu chí bình quân trên xã là 15 tiêu chí/xã, đạt 100% mục tiêu quy hoạch. Thực hiện 91,7% số hộ dân đƣợc sử dụng điện lưới quốc gia, tăng 57% so với năm 2011, đạt 109,09% mục tiêu quy hoạch.

Bảng 3.2. Một số chỉ tiêu phát triển xã hội và hạ tầng kinh tế - xã hội giai đoạn 2015 -2018

STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm

2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018 1 Y tế và chăm sóc sức khỏe

Số bác sỹ/ 1 vạn dân Bác sỹ 7,0 7,0 7,3 7,3

Tỷ lệ trạm y tế xã, thị trấn có

bác sỹ % 50,0 57,1 64,3 64,3

Tỷ lệ số xã đạt tiêu chí quốc

gia về y tế % 42,86 57,1 64,3 64,3

2 Giao thông

Tỷ lệ xã có đường ô tô đến

trung tâm xã % 100,0 100,0 100,0 100,0

Tỷ lệ xã có đường ô tô đi được

quanh năm % 100,0 100,0 100,0 100,0

Số thôn, bản có đường xe máy

đi lại thuận lợi Bản 93,0 113,0 126,0 129,0

Tỷ lệ thôn, bản có đường xe % 76,7 93,39 94,03 96,27

STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018 máy đi lại thuận lợi

3 Hạ tầng điện lưới

Số xã có điện lưới quốc gia Xã 14,0 14,0 14,0 14,0 Tỷ lệ số xã có điện lưới quốc gia % 100,0 100,0 100,0 100,0 Tỷ lệ số hộ đƣợc sử dụng điện

lưới quốc gia % 71,2 85,80 89,77 91,79

4 Nông thôn mới

Số xã hoàn thành 19 tiêu chí Xã 1 2 2 2

Số xã hoàn thành 15-18 tiêu chí Xã 2 2 1 2

Số xã hoàn thành 10-14 tiêu chí Xã 5 6 5

Số xã hoàn thành 5-9 tiêu chí Xã 5 4 4 4

5 Giảm nghèo

Mức giảm tỷ lệ hộ nghèo % 5,41 6,11 6,90 6,20 6 Giáo dục - Đào tạo, việc làm

Số xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi

Xã, thị

trấn 14,0 14,0 14,0 14,0 Tỷ lệ số trường đạt chuẩn quốc

gia % 16,9 21,7 27,3 33,3

Tỷ lệ lao động qua đào tạo, tập

huấn % 35,6 38,90 40,56 3,78

Số lao động đƣợc tạo việc làm mới trong năm

Người/n

ăm 690 653 663 675

7 Văn hóa

- Tỷ lệ gia đình đạt tiêu chuẩn

văn hóa % 70,0 69,36 67,75 67,05

- Tỷ lệ số bản, khu phố đạt

tiêu chuẩn văn hóa % 55,6 66,17 66,92 67,91

- Tỷ lệ cơ quan, đơn vị đạt tiêu

chuẩn văn hóa % 89,0 77,78 90,00 90,91

8 Môi trường

Tỷ lệ dân số nông thôn đƣợc

cấp nước hợp vệ sinh % 90,00 93,84 94,27 96,69 Tỷ lệ dân số đô thị đƣợc cấp

nước sạch % 93,23 94,94 98,44 98,48

[Nguồn: UBND huyện Mường Tè (2019), Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH huyện Mường Tè đến năm 2020].

Đến năm 2018 có 96,7% dân số nông thôn được cung cấp nước hợp vệ sinh, tăng 22% so với năm 2011, đạt 102,62% mục tiêu quy hoạch; 98,5% dân số thị trấn được cung cấp nước sạch, đạt 100% mục tiêu quy hoạch. 100% chất thải rắn sinh hoạt đƣợc thu gom, 100 % chất thải rắn y tế đƣợc thu gom, xử lý, giữ gìn không có cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Hiện nay, trên địa bàn huyện chỉ có 01 bãi xử lý rác thải sinh hoạt của thị trấn Mường Tè tại xã Bum Tở, 12 xã còn lại không có điểm xử lý rác thải tâp trung. [Nguồn: UBND huyện Mường Tè].

Nhƣ vậy với lợi thế và thách thức về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Mường Tè thì thấy rằng Mường Tè là huyện có tiềm năng về phát triển rừng, phát triển thủy điện, cung cấp nước sạch theo hệ thống sông Đà và phát triển về văn hóa du lịch. Để phát huy vai trò của rừng, đảm bảo cuộc sống ổn định cho người dân, cần phải nghiên cứu về thực trạng và giải pháp quản lý rừng bền vững gắn với chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn huyện Mường Tè.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp quản lý rừng bền vững gắn với chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn huyện mường tè tỉnh lai châu (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)