Phân tích các nhóm chỉ tiêu tài chính

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính của các doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng công thương việt nam chi nhánh đà nẵng (Trang 38 - 45)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH BCTC DOANH NGHIỆP VAY VỐN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.3. NỘI DUNG PHÂN TÍCH BCTC CỦA DOANH NGHIỆP VAY VỐN 21 1. Phân tích khái quát BCTC khách hàng

1.3.2 Phân tích các nhóm chỉ tiêu tài chính

Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là năng lực đáp ứng các nghĩa vụ thanh toán của doanh nghiệp, trong đó đảm bảo khả năng thanh toán các khoản vốn vay của doanh nghiệp. Các chỉ số thanh toán xác định năng lực đáp ứng các nghĩa vụ tài chính đến hạn của doanh nghiệp. Với dòng tiền đủ lớn, doanh nghiệp có thể trang trải cho các nghĩa vụ tài chính, nhờ đó mà không lâm vào tình cảnh vỡ nợ hay kiệt quệ tài chính.

Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán thường gắn bó chặt chẽ với vốn lưu động ròng, hàng tồn kho, phần chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn. Nợ ngắn hạn là các khoản nợ mà doanh nghiệp phải thanh toán trong thời hạn dưới một năm kể từ ngày ghi nhận nợ gần nhất trên BCĐKT của doanh nghiệp, đây là khoản nợ mà doanh nghiệp chịu áp lực cần phải thanh toán cao nhất, nó có nguy cơ xảy ra rủi ro cho doanh nghiệp rất cao, nên ngân hàng khi phân tích cần phải xem xét chỉ số này. Nguồn cơ bản để thanh toán các khoản nợ này là tài sản ngắn hạn.

Khi tiến hành phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp, ngân hàng dùng các hệ số khả năng thanh toán hiện hành, khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán tức thời:

- Hệ số khả năng thanh toán hiện hành (hay hệ số khả năng thanh toán tổng quát) [10]

Khả năng thanh toán hiện hành = Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn - Hệ số khả năng thanh toán nhanh [10]

Khả năng thanh toán nhanh = Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho Nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu khả năng thanh toán hiện hành càng lớn chứng tỏ khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp càng cao, rủi ro phá sản của doanh nghiệp càng thấp. Nhƣng nếu chỉ tiêu này lớn quá cũng chƣa hẳn đã tốt. Nó chỉ cho thấy sự dồi dào của doanh nghiệp trong việc thanh toán nhƣng có thể dẫn đến hiệu quả sử dụng tài sản không tốt và điều này có thể dẫn đến một tình hình tài chính tồi tệ.

- Hệ số khả năng thanh toán tức thời [10]

Nó chỉ cho thấy sự dồi dào của doanh nghiệp trong việc thanh toán nhƣng có thể dẫn đến hiệu quả sử dụng tài sản không tốt và điều này có thể dẫn đến một tình hình tài chính tồi tệ.

Chỉ tiêu khả năng thanh toán thức thời chỉ xem xét các khoản có thể sử dụng thanh toán nhanh nhất đó là vốn bằng tiền.

Khả năng thanh toán tức thời = Tiền Nợ ngắn hạn b. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động

Đây là nhóm chỉ tiêu rất quan trọng để xem xét mức độ tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp đƣợc sinh ra bởi tổng tài sản hoặc một bộ phận tài sản nhƣ hàng tồn kho, phải thu...

 Vòng quay các khoản phải thu [10]

Vòng quay các khoản

phải thu = Doanh thu thuần + VAT đầu ra Khoản phải thu bình quân

Chỉ tiêu vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền. Trị giá chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ tốc độ thu hồi khoản phải thu càng nhanh. Điều này đƣợc đánh giá là tốt vì khả năng hoán chuyển thành tiền nhanh, do vậy đáp ứng nhu cầu thanh toán nợ. Khi phân tích cũng chú ý là hệ số này quá cao có thể không tốt vì có thể doanh nghiệp thắt chặt tín dụng bán hàng, do vậy ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp. Vì vậy, khi đánh giá khả năng chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền cần xem xét đến chính sách tín dụng bán hàng của doanh nghiệp

 Vòng quay các khoản phải trả: phản ánh khả năng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp đối với nhà cung cấp. Chỉ số vòng quay các khoản phải trả quá thấp có thể ảnh hưởng không tốt đến xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp.

Vòng quay

các khoản phải trả = Trị giá hàng mua + VAT đầu vào Khoản phải trả bình quân

Nếu chỉ số vòng quay các khoản phải trả quá nhỏ (các khoản phải trả lớn), sẽ tiềm ẩn rủi ro về khả năng thanh khoản. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý việc chiếm dụng khoản vốn này có thể sẽ giúp doanh nghiệp giảm đƣợc chi phí về vốn, đồng thời thể hiện uy tín về quan hệ thanh toán đối với nhà cung cấp và chất lƣợng sản phẩm đối với khách hàng.

 Vòng quay của hàng tồn kho [10]

Vòng quay

của hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho bình quân

Chỉ tiêu này đánh giá khả năng luân chuyển hàng tồn kho của doanh nghiệp. Trị giá chỉ tiêu này càng cao thì công việc kinh doanh đƣợc đánh giá là tốt, khả năng hoán chuyển tài sản này thành tiền cao. Khi phân tích chỉ tiêu

này cần quan tâm đến đặc điểm mặt hàng kinh doanh và ngành nghề kinh doanh. Nếu doanh nghiệp kinh doanh nhiều mặt hàng khác nhau và ngành nghề khác biệt thì cần tính toán số vòng quay cho từng nhóm, ngành hàng.

 Vòng quay vốn lưu động [10]

Vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuần Vốn lưu động bình quân

Chỉ tiêu này cho thấy số vòng quay của vốn lưu động trong phân tích hay 1 đồng vốn lưu động bỏ ra thì đảm nhiệm bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Trị giá của chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ vốn lưu động quay càng nhanh. Đó là kết quả của việc quản lý vốn hợp lý trong các khâu dự trữ, tiêu thụ và thanh toán, tạo tiền đề cho tình hình tài chính lành mạnh. Hiệu suất sử dụng vốn lưu động có thể được tính cho từng loại tài sản, từng giai đoạn công việc. Hiệu suất này thay đổi không những phụ thuộc vào doanh thu mà còn phụ thuộc nhiều vào sự tăng giảm từng loại tài sản lưu động của DN.

 Hiệu suất sử dụng tài sản [10].

Hiệu suất sử dụng tài sản = Doanh thu thuần Tổng tài sản bình quân

Chỉ tiêu trên phụ thuộc vào từng lĩnh vực kinh doanh, nhƣng cũng phụ thuộc vào trình độ, khả năng quản lý, tổ chức sản xuất của từng doanh nghiệp.

Chỉ tiêu trên thể hiện một đồng tài sản tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng doanh thu và nhƣ vậy nó thể hiện khả năng, hiệu quả quản lý của doanh nghiệp.

c. Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời

Việc phân tích nhóm chỉ tiêu này nhằm xem xét đến hiệu quả quản lý đối với đồng vốn đầu tƣ bỏ ra bằng cách phân tích mối quan hệ giữa vốn và lợi nhuận (khả năng sinh lợi của đồng vốn), sử dụng các chỉ tiêu sau để phân tích: Tỷ suất lợi nhuận gộp, tỷ suất lợi nhuận thuần, tỷ suất sinh lời doanh thu (ROS), tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE).

 Tỷ suất lợi nhuận gộp

Tỷ suất lợi nhuận gộp = Lợi nhuận gộp Doanh thu thuần

 Tỷ suất lợi nhuận thuần

Tỷ suất lợi nhuận thuần = Lợi nhuận thuần Doanh thu

Tỷ số này phản ánh mức sinh lãi của một đồng doanh thu khi tiêu thụ sản phẩm hàng hóa. Khi sử dụng chỉ tiêu này người ta cần phân biệt tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần trong toàn doanh nghiệp và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của từng loại sản phẩm.

 Tỷ suất sinh lợi doanh thu (ROS) [9]

ROS = Lợi nhuận trước thuế Doanh thu

Chỉ tiêu này thể hiện mối quan hệ giữa các chỉ tiêu kết quả của doanh nghiệp, một bên là lợi nhuận, một bên là khối lƣợng cung cấp cho xã hội nhƣ giá trị sản xuất, doanh thu. Trị giá của chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả của doanh nghiệp càng lớn, đồng thời còn cho biết ngành hàng có tỷ suất lợi nhuận cao.

 Tỷ suất về khả năng sinh lời của tài sản (ROA) [10]

ROA = Lợi nhuận trước thuế Tổng tài sản bình quân

Chỉ tiêu này phản ánh, cứ 100 đồng tài sản đầu tƣ tại doanh nghiệp sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế. Chỉ tiêu ROA càng cao phản ánh khả năng sinh lời của tài sản càng lớn.

 Tỷ suất về khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE) [10]

ROE = Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu bình quân

Chỉ tiêu này thể hiện 100 đồng vốn đầu tƣ của chủ sở hữu sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận cuối cùng, lợi nhuận sau thuế. Hiệu quả của toàn bộ các nguồn lực tài chính suy cho cùng thể hiện qua chỉ tiêu khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu.

Trong điều kiện doanh nghiệp huy động vốn từ nhiều nguồn, nhất là thông qua thị trường tài chính, chỉ tiêu này càng cao thì doanh nghiệp càng có cơ hội tìm được nguồn vốn mới. Ngược lại, tỷ lệ này càng thấp dưới mức sinh lời cần thiết của thị trường thì khả năng thu hút vốn chủ sở hữu, khả năng đầu tƣ vào doanh nghiệp càng khó.

 Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (RE) [10]

RE = Lợi nhuận trước thuế + Chi phí lãi vay Tổng tài sản bình quân

Tỷ suất này đánh giá khả năng sinh lời của vốn đầu tƣ so với các chi phí cơ hội khác. Áp dụng tỷ suất này, doanh nghiệp sẽ quyết định nên huy động từ vốn chủ sở hữu hay huy động vốn vay. Nếu tỷ suất sinh lời kinh tế của doanh nghiệp lớn hơn lãi suất vay thì doanh nghiệp nên tiếp nhận các khoản vay và tạo ra phần tích lũy cho người chủ sở hữu.

 Khả năng thanh toán lãi vay [10]

Khả năng

thanh toán lãi vay = Lợi nhuận trước thuế + Lãi vay Lãi vay

Khả năng thanh toán lãi vay càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao, lợi nhuận tạo ra đƣợc sử dụng để trả nợ vay và tạo phần tích lũy cho doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng nhỏ hơn hoặc bằng 1 chứng tỏ vốn sử dụng không có hiệu quả và doanh nghiệp phải sử dụng vốn chủ sở hữu để trả lãi vay.

KẾT UẬN CHƯƠNG 1

Công tác phân tích BCTC của khách hàng trong hoạt động cho vay vốn tín dụng tại NHTM có vai trò vô cùng quan trọng, là một bước bắt buộc trong quy trình tín dụng của bất kỳ một NHTM nào. Công tác phân tích BCTC của DN trong hoạt động tín dụng tại NHTM có tác dụng cung cấp những cơ sở cần thiết để CBTD đƣa ra những quyết định đề xuất cho vay chính xác, hạn chế rủi ro cho ngân hàng và đem lại lợi ích cho cả DN. Các NHTM cần phải thực hiện công tác này một cách nghiêm túc, hiệu quả để chất lƣợng tín dụng trở nên tốt hơn, đảm bảo thu hồi vốn cho ngân hàng là yếu tố quyết định sống còn đối với mọi NHTM.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH BCTC DOANH NGHIỆP VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG

THƯƠNG- CN ĐÀ NẴNG

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính của các doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng công thương việt nam chi nhánh đà nẵng (Trang 38 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)