3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH
3.2.1. Hoàn thiện công tác thu thập thông tin
Như chúng ta đã biết thông tin có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của công tác phân tích BCTC DN trong hoạt động tín dụng. Thu thập thông tin đầy đủ, chính xác mang tính chất quyết định đối với công tác phân tích BCTC của DN vay vốn. Do đó thu thập và khai thác thông tin đầy đủ và chính xác về đối tượng thẩm định là bước đầu tiên và quan trọng hàng đầu tác động đến chất lƣợng công tác phân tích, và đồng thời cũng là cơ sở quan trọng để giúp Ngân hàng kiểm soát nguồn rủi ro tín dụng, nhƣ vậy Ngân hàng TMCP Công Thương - CN Đà Nẵng cần tăng cường việc tìm hiểu, tiếp xúc khách hàng ban đầu. CBTD phải đi quan sát thực tế DN, điều tra phỏng vấn những người bên trong DN và điều tra bên ngoài DN để có thể lƣợng hoá độ chính xác của các thông tin do DN cung cấp và giúp cán bộ tín dụng có thêm nhiều kinh nghiệm thực tế về phân tích đánh giá khách hàng. Chính vì vậy mà Chi nhánh cần phải nâng cao chất lƣợng thu thập và xử lý thông tin, đảm bảo có đƣợc nguồn thông tin chính xác và phù hợp. Cụ thể nhƣ thông qua việc xác minh thông tin ban đầu, CBTD sẽ đánh giá đƣợc độ chính xác, cũng nhƣ độ tin cậy của thông tin nhận đƣợc, hoặc bổ sung thêm những thông tin cần quan tâm.
Dựa vào những thông tin từ nguồn này, cán bộ thẩm định có thể so sánh, đối chiếu với thông tin từ chủ dự án đƣa ra; tiến hành phân tích, đánh giá để lựa chọn đƣợc nguồn thông tin đáng tin cậy nhất. Nguồn thông tin bên ngoài này có thể đƣợc thu thập từ các nguồn nhƣ: báo cáo chuyên ngành của các cơ quan quản lý nhà nước hay các hiệp hội trong lĩnh vực kinh doanh của dự án; số liệu thống kê của tổng cục thống kê; các bài viết, nhận định trên mạng
Internet; số liệu từ những dự án tương tự được triển khai tại Chi nhánh hay từ nguồn mà cán bộ thẩm định trực tiếp đi khảo sát thị trường, tham khảo giá của các nhà cung cấp máy móc, thiết bị, nguồn vật liệu đầu vào của dự án.
Bên cạnh đó, cán bộ thẩm định có thể thu thập thông tin về Khách hàng qua các ngân hàng trong và ngoài hệ thống, các đối tác có mối quan hệ với Khách hàng để nắm bắt đƣợc tình hình sản xuất kinh doanh, thực lực tài chính cùng quan hệ tín dụng của Khách hàng nhằm có đƣợc thông tin chính xác về tình hình thực tế của Khách hàng. Ngoài ra, để bổ sung cho lƣợng thông tin thu thập đƣợc thì cán bộ thẩm định có thể tham khảo ý kiến của các công ty tƣ vấn, các chuyên gia trong những lĩnh vực liên quan đến dự án nhƣ: kỹ thuật, công nghệ, kiến trúc, đất đai, thị trường, quy hoạch phát triển vùng, địa phương… Đây là nguồn thông tin có độ tin cậy cao nên cần được sử dụng một cách triệt để.
b. Nâng cao chất lượng Cán bộ thẩm định trong qui trình phân tích BCTC
Yếu tố con người luôn là trọng tâm của mọi vấn đề. Trong quá trình thẩm định cho vay, bên cạnh việc cung cấp đầy đủ các báo cáo đầy đủ và chính xác thì con người chính là chủ thể tác động vào quy trình, sử dụng vào phương pháp, nội dung để thực hiện công việc của mình. Vì thế yếu tố con người cũng là một trong những yếu tố đảm bảo chất lượng trong công tác thẩm định và phân tích BCTC
Ngân hàng cần có sự đào tạo bài bản, đúng lĩnh vực cho các cán bộ thẩm định. Sau một thời gian cụ thể cần phải kiểm tra sát hạch định kỳ.
Khi tuyển dụng cần đảm bảo rằng CBTD phải tốt nghiệp Đại học trở lên, có kiến thức chuyên sâu về thẩm định và phân tích trong qui trình cấp TD
Để đón đầu đƣợc tri thức cần thực hiện các chính sách thu hút sinh viên giỏi tốt nghiệp các khối ngành kinh tế và kỹ thuật. Sau đó cần có những
chương trình đào tạo chuyên ngành các nghiệp vụ chuyên môn, học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước, qua các hội thảo khoa học đảm bảo cho các CBTD có kỹ năng tốt trong ngành.
Ngân hàng cần có chính sách khen thưởng và kỷ luật công bằng, nghiêm minh để tạo điều kiện cho cán bộ nâng cao tinh thần trách nhiệm và động lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ.
c. Yêu cầu khách hàng cung cấp đầy đủ các báo cáo trong BCTC Hiện nay, Ngân hàng TMCP Công Thương - CN Đà Nẵng có yêu cầu một số khách hàng cũng nhƣ những đơn vị có qui mô lớn đi vay vốn xuất trình báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Còn hầu hết các doanh nghiệp khi đi vay vốn tại Ngân hàng TMCP Công Thương – Cn Đà Nẵng vẫn không có cung cấp BCLCTT.
Nhƣng thực tế trong quá trình phân tích BCTC khi CBTD thu thập BCLCTT đã hạn chế phần nào về phục vụ đánh giá tính thanh khoản và khả năng trả nợ của khách hàng. BCLCTT cung cấp những thông tin về những dòng tiền thực sự vào, ra của DN trong cả kỳ, nó cho biết DN tạo ra tiền bằng cách nào, hoạt động nào là hoạt động chủ yếu tạo ra tiền, DN đã chi tiền vào mục đích gì và việc sử dụng nó có hợp lý không. BCLCTT với số liệu trung thực còn là một cơ sở để đối chiếu và so sánh tính chính xác của các con số trên BCĐKT, BCKQKD. Ngoài ra, qua BCLCTT, CBTD có thể kiểm soát và tiên đoán được các nguồn thu và phải trả của DN trong tương lai và như vậy việc kiểm tra và giám sát khoản vay sẽ trở nên dễ dàng hơn, dễ phát hiện ra các hiện tượng bất thường ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng thì tất cả hồ sơ vay CBTD cần yêu cầu đơn vị cung cấp đầy đủ BCLCTT để việc phục vụ cho vay đƣợc trôi chảy hơn.
Vì vậy việc yêu cầu đơn vị xuất trình BCLCTT là vấn đề đƣợc coi là rất cần thiết trong quá trình thẩm định cho vay của đơn vị nên đƣợc đƣa vào trong các bước phân tích BCTC của quá trình thẩm định hồ sơ vay của
Vietinbank.
d. Phát triển mạng lưới cộng tác viên tín dụng
Để có đƣợc BCTC có chất lƣợng cao, đảm bảo độ tin cậy về số liệu ngoài những báo cáo hồ sơ tài liệu mà ngân hàng nhận đƣợc từ khách hàng, CBTD cần phải trực tiếp tìm hiểu, kiểm tra thực tế. Để hổ trợ cho Chi nhánh trong việc thu thập và kiếm chứng thông tin, cộng tác viên đƣợc tuyển chọn ngay tại địa phương có trách nhiệm thu thập và cung cấp thông tin về những đối tượng có nhu cầu vay vốn. Đây sẽ là trợ thủ đắc lực cho Chi nhánh trong công tác thu thâp, kiểm tra, đối chiếu chính xác của các thông tin do KH cung cấp.
3.2.2. Bổ sung biện pháp kiểm tr độ chính xác báo cáo tài chính Trong quá trình thu thập thông tin do doanh nghiệp cung cấp, ngoài báo cáo tài chính gửi cơ quan thuế, doanh nghiệp có thể gửi bổ sung báo cáo tài chính điều hành để phản ánh tình hình thực tế tại doanh nghiệp. Ngoài BCTC do doanh nghiệp cung cấp, ngân hàng cần yêu cầu doanh nghiệp bổ sung thêm các chứng từ như bảng liệt kê giao dịch tài khoản ngân hàng, bảng lương chi tiết hàng tháng, danh mục chi tiết tài sản cố định, báo cáo chi tiết khoản phải thu, phải trả, danh mục nhà cung cấp, khách hàng có doanh số tiêu thụ lớn…Từ những chứng từ này, CBTD tiến hành kiểm tra, đối chiếu số liệu trên BCTC, đánh giá tính trung thực các thông tin do doanh nghiệp cung cấp từ đó hạn chế đƣợc những rủi ro trong quá trình phân tích tài chính của doanh nghiệp.
3.2.3 Bổ sun p ƣơn p áp p ân tí
Việc phân tích BCTC doanh nghiệp để phục vụ hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Công Thương - CN Đà Nẵng nên tổng hợp các phương pháp phân tích để có thông tin sâu và đa dạng hơn nhằm nâng cao độ chính xác và hữu ích của thông tin. Do vậy Ngân hàng TMCP Công Thương - CN Đà Nẵng nên sử dụng bổ sung thêm phương pháp Dupont và phương pháp đồ thị:
Phương pháp đồ thị cung cấp cho cán bộ thẩm định tín dụng cái nhìn trực
quan, rõ ràng về sự biến động các chỉ tiêu phân tích. CBTD tại Ngân hàng TMCP Công Thương - CN Đà Nẵng có thể dễ dàng nhận ra những điểm khác biệt, không theo xu hướng phát triển trong sơ đồ.
Phương pháp Dupont xem xét sự tác động tương hỗ giữa các tỷ số tài chính bằng cách biến một chỉ tiêu tổng hợp thành hàm số của một loạt các biến số. Vì vậy, qua việc sử dụng phương pháp Dupont, Ngân hàng TMCP Công Thương – CN Đà Nẵng có thể đánh giá ảnh hưởng của nhiều yếu tố đến sự biến động của một yếu tố tài chính đang phân tích, do đó việc phân tích chỉ tiêu tài chính sẽ đƣợc chính xác và đầy đủ hơn [10].
3.2.4 Bổ sung nội dung phân tích a. ử dụng th m chỉ số - Core
Hiện nay tại các nước phát triển, số lượng doanh nghiệp phá sản được rất nhiều người quan tâm do ảnh hưởng của nó đến tình hình kinh tế - chính trị - xã hội. Từ đó, yêu cầu đặt ra cần có một phương pháp để tính toán khả năng phá sản của một doanh nghiệp. Phương pháp Z – score là một phương pháp đƣợc sử dụng rất phổ biến tuy nhiên ở Việt Nam thì vẫn chƣa đƣa vào ứng dụng nhiều trong việc phát hiện và cảnh báo sớm các doanh nghiệp có khả năng phá sản.
Vì vậy, ngoài các phương pháp phân tích chỉ số tài chính nhằm đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ và thời điểm hiện tại, CBTD có thể sử dụng thêm chỉ số Z – score nhằm dự đoán khả năng doanh nghiệp có bị phá sản hay không? Từ đó, giúp giảm thiểu rủi ro trong quá trình cấp tín dụng đối với doanh nghiệp.
Mô hình dự báo xác suất phá sản Z - score được giáo sư người Mỹ Edward I.Altman, trường kinh doanh Leonard N. Stern, thuộc Trường Đại học New York phát triển vào năm 1968. Mô hình này đƣợc đánh giá là dự báo được một cách tương đối chính xác các công ty sẽ bị phá sản trong vòng 2
năm thông qua việc xem xét đến giá trị Z – score.
Z – score là chỉ số kết hợp 5 tỉ số tài chính khác nhau với các trọng số khác nhau dựa trên phân tích biệt số bội MDA. Công thức Z – score ban đầu (đối với doanh nghiệp cổ phần hóa, ngành sản xuất) nhƣ sau:
Z = 0,012 X1 + 0,014 X2 + 0,033 X3 + 0,0064 X4 +0,999 X5, trong đó:
X1 = Vốn luân chuyển/Tổng tài sản X2 = Lợi nhuận giữ lại/Tổng tài sản X3 = EBIT/Tổng tài sản
X4 = Giá trị thị trường của vốn CSH/Tổng nợ phải trả X5 = Doanh thu/Tổng tài sản
Trong mô hình này, các biến từ X1 đến X4 đều phải đƣợc tính toán bằng giá trị phần trăm.
Sau nhiều năm phát triển, mô hình đƣợc thay đổi một số đặc điểm kỹ thuật để việc vận dụng đƣợc thuận tiện hơn:
Z = 1,2 X1 + 1,4 X2 + 3,3 X3 + 0,64 X4 + 0,999 X5
Với mô hình này, các biến từ X1 đến X5 không cần tính toán bằng giá trị phần trăm.
Nếu Z > 2,99: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chƣa có nguy cơ phá sản.
Nếu 1,8 < Z < 2,99: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản.
Nếu Z < 1,8: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, có nguy cơ phá sản cao.
Từ chỉ số Z ban đầu đƣợc sử dụng cho các doanh nghiệp cổ phần hóa, Altman phát triển thêm Z’, Z” để có thể áp dụng cho các loại hình doanh nghiệp khác:
Mô hình Z’ – score dùng cho các doanh nghiệp chƣa cổ phần hóa, ngành sản xuất
Z’ = 0,717 X1 + 0,847 X2 + 3,107 X3 + 0,420 X4 + 0,998 X5
Trong đó, các biến đều đƣợc giữ nguyên với mô hình cũ, ngoại trừ biến X4. X4 trong chỉ số Z sử dụng giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu, còn trong chỉ số Z’, X4 sử dụng giá trị số sách.
Nếu Z’ > 2,9: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chƣa có nguy cơ phá sản
Nếu 1,23 < Z’ < 2,9: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản
Nếu Z’ < 1,23: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, có nguy cơ phá sản cao.
Mô hình Z” – score cho các doanh nghiệp khác Z” = 6,56 X1 + 3,26 X2 + 6,72 X3 + 1,05 X4
Giống với chỉ số Z’, biến X4 trong chỉ số Z” vẫn sử dụng giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu. Điểm sửa đổi của mô hình này là không sử dụng biến X5và dẫn đến hệ số của các biến từ X1 đến X4 đều thay đổi so với chỉ số Z’. Chỉ số Z” có thể dùng cho hầu hết các ngành và các loại doanh nghiệp
Nếu Z” > 2,6: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chƣa có nguy cơ phá sản
Nếu 1.1 < Z” < 2,6: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản
Nếu Z” < 1,1: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, có nguy cơ phá sản cao.
Như vậy, áp dụng phương pháp tính chỉ số Z tại Công Ty CP X để phát hiện nguy cơ phá sản nhƣ sau:
Bảng 3.1 Tính các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán
Đơn v tính: triệu đồng
C ỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016
Tài sản ngắn hạn 99.425 99.474
Tổng tài sản 135.769 134.999
Nợ ngắn hạn 60.228 58.759
Nợ phải trả 60.692 59.107
Giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu 107.31 107.31
Lợi nhuận sau thuế chƣa phân phối 8.234 8.215
Vốn luân chuyển 97.294 97.492
( guồn: Ph ng K KD ietinban - C Đà ẵng ) Giá thị trường của cổ phiếu DNM là 24.500 đồng nhân với số cổ phiếu phổ thông đang lưu hành là 4.38 triệu CP, vậy giá trị trường của VCSH là:
24.500 x 4.38tr= 107.310.000 VND.
Vốn luân chuyển= Tiền mặt+ HTK+ Các khoản phải thu
Bảng 3.2. Tính các chỉ tiêu trên bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Đơn v tính: đồng
C ỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016
Doanh thu 226.396.324.987 183.673.083.938 Chi phí lãi vay 1.495.601.636 1.567.472.983 Lợi nhuận trước thuế 18.981.450.883 18.720.164.433 ( guồn: Ph ng K KD – ietinban - C Đà ẵng ) Theo bảng số liệu trên, chỉ tiêu Z – score đối với Công Ty CP X nhƣ sau:
Áp dụng mô hình: Z = 6,51 X1 + 3,26 X2 + 6,72 X3 + 1,05 X4 +0,999 X5 2,6 < Z’’ năm 2015 và 2016 của doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chƣa có nguy cơ phá sản
Bảng 3.3. Kết quả tính toán các chỉ tiêu
Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016
X1 0,72 0,71
X2 0,6 0,6
X3 0,139 0,138
X4 1,75 1,81
X5 1,67 1,35
Z - score 11,083 10,755
b. Bổ sung t số tài chính sử dụng để phân tích
Trong công tác phân tích BCTC của doanh nghiệp trong hoạt động cấp tín dụng của Ngân hàng TMCP Công Thương – CN Đà Nẵng hiện nay vẫn còn một số chỉ tiêu phân tích có thể cung cấp thông tin cho việc đánh giá khả năng cấp tín dụng, tuy nhiên chƣa đƣợc bổ sung. Cụ thể các chỉ tiêu nhƣ: Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (RE), Khả năng thanh toán tức thời, Khả năng thanh toán lãi vay, Tỷ số nợ, Hệ số tài sản dài hạn trên vốn chủ sở hữu (Kts) và Hệ số thích ứng dài hạn của tài sản cố định (Ktu). Đây là các chỉ tiêu theo đánh giá của tác giả sẽ góp phần quan trọng giúp cho công tác phân tích BCTC của doanh nghiệp trong hoạt động cấp tín dụng tại Chi nhánh hoàn thiện hơn
- Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (RE)
RE = Lợi nhuận trước thuế + Chi phí lãi vay Tổng tài sản bình quân
Nhƣ vậy, chỉ số RE của Công ty CP X qua 2 năm 2015 và 2016 lần lƣợt nhƣ Bảng 3.4
- Khả năng thanh toán lãi vay
Khả năng thanh toán lãi vay = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay Chi phí lãi vay
Bảng 3.4. Phân tích chỉ tiêu RE của Công ty CP X
STT Tên ỉ tiêu
Năm
2015 2016
1 Lợi nhuận trước thuế (đồng) 18.981.450.883 18.720.164.433 2 Chi phí lãi vay (đồng) 1.495.601.636 1.564.472.983 3 Tổng tài sản (đồng) 134.998.925.273 135.768.693.950
4 RE (%) 15,08% 14,08%
Bảng 3.5. Phân tích chỉ tiêu khả năng thanh toán l i vay của Công Ty CP X
STT Tên ỉ tiêu
Năm
2015 2016
1 Lợi nhuận trước thuế (đồng) 18.981.450.883 18.720.164.433 2 Chi phí lãi vay (đồng) 1.495.601.636 1.567.472.983
3 Khả năng thanh toán lãi vay 13,69% 12,94%
- Khả năng thanh toán tức thời
Khả năng thanh toán tức thời = Tiền và các khoản tương đương tiền Nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này của Công ty CP X năm 2015 và 2016 lần lƣợt nhƣ sau:
Bảng 3.6. Phân tích chỉ tiêu KNTT tức thời của Công ty CP X
STT Tên ỉ tiêu
Năm
2015 2016
1 Tiền và các khoản tương đương tiền 30.228.628.243 8.935.832.447
2 Nợ ngắn hạn 60.227.837.857 58.758.753.281
3 Khả năng thanh toán tức thời 50,1% 15,2%
- Tỷ suất nợ
Chỉ tiêu tỷ suất nợ phản ánh mức độ tài trợ tài sản của doanh nghiệp bởi các khoản nợ.
Tỷ số nợ = Nợ phải trả Tổng tài sản
Chỉ tiêu tỷ suất nợ của Công ty CP X năm 2015 và 2016 đƣợc tính nhƣ bảng 3.4
Tỷ số nợ của Công ty CP X tương đối cho thấy tài sản của doanh nghiệp không phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn vay, tính tự chủ của doanh nghiệp cao. Tỷ số nợ đƣợc cải thiện trong năm 2016 do doanh nghiệp tiến hành tăng vốn điều lệ.
Bảng 3.7. Tính tỷ suất nợ của Công ty CP X
STT Tên ỉ tiêu Năm
2015 2016
1 Nợ phải trả 60.691.786.186 59.109.714.533
2 Tổng tài sản 134.998.925.273 135.768.693.950
3 Tỷ suất nợ (%) 44,95% 43,53%
- Hệ số tài sản dài hạn trên vốn chủ sở hữu (Kts) và hệ số thích ứng dài hạn của TSCĐ (Ktu)
Kts = Tài sản dài hạn Vốn chủ sở hữu
Hệ số này cho thấy mức ổn định của việc đầu tƣ tài sản bằng nguồn vốn chủ sở hữu, những khoản đầu tƣ vào TSCĐ có thể đƣợc tái tạo nhƣ mong muốn từ vốn chủ sở hữu vì những khoản đầu tư như vậy thường cần một khoản thời gian dài để tái tạo; hệ số càng nhỏ càng an toàn, phản ánh sự chủ động định đoạt về tài sản của chủ đầu tƣ.
Ktu = Tài sản dài hạn
Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn
Hệ số này phản ánh việc sử dụng vốn hợp lý của chủ đầu tƣ, hệ số này không đƣợc vƣợt quá 100%. Nếu hoạt động kinh doanh của DN vẫn ổn định, hệ số này càng nhỏ càng an toàn; nếu hệ số này > 100 cho thấy DN đã đầu tƣ tài sản dài hạn bằng những nguồn vốn có kỳ hạn ngắn (Ví dụ: nhƣ vay ngắn hạn) dòng tiền sẽ trở nên không ổn định, tiềm ẩn sự bất ổn định trong điều hành tài chính của DN. Nên đánh giá hệ số này đồng thời với hệ số tài sản dài