CHƯƠNG 3. HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP ĐỂ PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG CHO
3.1. QUAN ĐIỂM VÀ CĂN CỨ HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP
3.1.1. Quan điểm
Trong thời đại nền kinh tế ngày càng phát triển, thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp cũng trở nên đa dạng, đòi hỏi hoạt động phân tích báo cáo tài chính phải được tiến hành bằng nhiều phương pháp khác nhau để đáp ứng yêu cầu về thông tin cho các đối tƣợng sử dụng. Chính vì vậy, hoạt động phân tích báo cáo tài chính phải ngày càng hoàn thiện và phát triển hơn để đáp ứng các yêu cầu này. Phân tích báo cáo tài chính khách hàng doanh nghiệp tại Chi nhánh Ngân hàng Phố Núi hiện nay còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình thẩm định cho vay. Vì vậy, hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính khách hàng doanh nghiệp vay vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Phố Núi là một vấn đề quan trọng và cấp thiết. Phân tích báo cáo tài chính khách hàng doanh nghiệp giúp Chi nhánh đánh giá chính xác hơn tình hình tài chính của khách hàng doanh nghiệp muốn vay vốn, từ đó nắm bắt đƣợc thực trạng và an ninh tài chính của khách hàng doanh nghiệp, dự đoán đƣợc những rủi ro về tài chính mà khách hàng có thể gặp phải trong tương lai để từ đó Ngân hàng có thể đƣa ra những quyết định đúng đắn và chính xác hơn trong hoạt động cho vay.
Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính khách hàng doanh nghiệp phải dựa trên quan điểm là: Dựa trên nguồn dữ liệu ban đầu đầy đủ từ nhiều nguồn khác
nhau (từ khách hàng doanh nghiệp và từ các nguồn khác có liên quan), phải có độ tin cậy cao và đƣợc xử lý bằng công nghệ hiện đại, phải áp dụng bao quát đầy đủ các nội dung phương pháp phân tích báo cáo tài chính để thông tin được cung cấp đầy đủ, trong đó phải chú ý vận dụng nội dung phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ, vì đây là nội dung phân tích bổ sung đƣợc nhiều thông tin cần thiết cho đánh giá tình hình tài chính của khách hàng doanh nghiệp.
3.1.2. Căn cứ
Căn cứ hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính khách hàng doanh nghiệp là những hạn chế hiện tại ở Chi nhánh Ngân hàng phố Núi và mục tiêu đặt ra về hoạt động tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng Phố Núi trong thời gian tới, cụ thể:
- Về những hạn chế trong phân tích báo cáo tài chính khách hàng doanh nghiệp của Chi nhánh:
+ Hạn chế về dữ liệu ban đầu phục vụ phân tích: Để cho việc phân tích báo cáo tài chính khách hàng doanh nghiệp được tốt thì trước hết cần phải khắc phục hạn chế này. Vì dữ liệu ban đầu có ý nghĩa rất lớn đối với kết quả phân tích. Để kết quả phân tích đạt kết quả tốt thì dữ liệu ban đầu phải đầy đủ và phải đƣợc thẩm định chính xác.
+ Hạn chế về phương pháp sử dụng trong phân tích: Trong phân tích báo cáo tài chính khách hàng doanh nghiệp phải vận dụng nhiều phương pháp khác nhau phù hợp theo từng nội dung của quá trình phân tích. Hiện tại Chi nhánh Ngân hàng Phố Núi sử dụng chủ yếu là phương pháp so sánh. Mặc dù đây là phương pháp có tính phổ biến, nhưng để bảo đảm thông tin được đầy đủ, đánh giá được đúng đắn, đòi hỏi còn phải vận dụng những phương pháp phân tích nhân tố, chỉ ra sự ảnh hưởng của các nhân tố đối với chỉ tiêu phân tích để chỉ tiêu phân tích đƣợc mổ xẻ theo nhiều chiều, phục vụ cho việc đánh giá đƣợc đầy đủ hơn.
+ Hạn chế về nội dung phân tích còn chƣa đầy đủ: Cụ thể, trong phân tích báo cáo tài chính khách hàng doanh nghiệp, Chi nhánh Ngân hàng Phố Núi chƣa quan tâm đến nội dung phân tích BCLCTT. Đây là một nội dung phân tích rất quan trọng cần đƣợc bổ sung để đánh giá đúng hơn thực trạng tài chính, đặc biệt là đánh giá về khả năng thanh toán của khách hàng doanh nghiệp. Trong thực tế có những doanh nghiệp chỉ tiêu lợi nhuận có thể khá cao, nhƣng đáp ứng các nhu cầu thanh toán là rất khó khăn. Để thấy rõ đƣợc điều này thì cần thiết phải thực hiện phân tích các dòng tiền trên BCLCTT.
- Về mục tiêu hoạt động tín dụng của Chi nhánh trong thời gian tới:
+ Mở rộng hoạt động tín dụng đi đôi với an toàn, chất lƣợng tín dụng, tăng trưởng tín dụng phải đảm bảo hiệu quả, kiểm soát chất lượng nợ, không tăng trưởng tín dụng bằng mọi giá (hạ thấp lãi suất và hạ chuẩn cấp tín dụng).
+ Đa dạng hóa danh mục tín dụng (theo khách hàng, ngành hàng, khu vực địa lý …), tăng cường kiểm soát đối với các doanh nghiệp yếu kém đang trong quá trình tái cơ cấu, trước sáp nhập, có nguy cơ bị thôn tính hoặc chuyển đổi cho các doanh nghiệp khác.
+ Tập trung tín dụng vào lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ƣu tiên theo chủ trương của Chính phủ (gồm nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao).
+ Hạn chế và kiểm soát chặt chẽ mức độ tập trung tín dụng, tăng trưởng có chọn lọc đối với các khách hàng doanh nghiệp nhằm đảm bảo an toàn vốn vay và hiệu quả kinh tế, hạn chế nợ xấu mới phát sinh.
+ Thường xuyên rà soát, đánh giá việc cho vay đối với các lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro nhƣ: Tín dụng trung dài hạn, tín dụng đối với nhóm khách hàng lớn, tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản, các dự án BOT, BT giao thông.