CHƯƠNG 3. HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP ĐỂ PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG CHO
3.2 CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP Ở NGÂN HÀNG TMCP ĐT&PT VIỆT
3.2.2 Hoàn thiện phương pháp phân tích báo cáo tài chính khách hàng
Hiện nay Chi nhánh Ngân hàng Phố Núi sử dụng chủ yếu là phương pháp so sánh khi phân tích các chỉ tiêu khả năng thanh toán, chỉ tiêu về khả năng cân đối vốn, chỉ tiêu về khả năng hoạt động, chỉ tiêu về khả năng sinh lãi… của khách hàng doanh nghiệp. Vì vậy, Chi nhánh nên nghiên cứu sử dụng bổ sung phương pháp Dupont, để phân tích ảnh hưởng của các chỉ tiêu thành phần đối với chỉ tiêu tổng hợp. Từ đó biết đƣợc nguyên nhân gây ra những ƣu điểm cũng nhƣ khuyết điểm trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp để đƣa ra những tƣ vấn chính xác cho các quyết định cấp tín dụng. Sau đây là minh họa cụ thể về vận dụng phương pháp này:
Trở lại Công ty TNHH MTV Mạnh Lê Gia ta thấy, khi phân tích chỉ tiêu khả năng sinh lời của tài sản (ROA) và chỉ tiêu khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE), Chi nhánh Ngân hàng Phố Núi chỉ áp dụng phương pháp so sánh để đánh giá biến động so với kỳ trước. Trong khi đó, các chỉ tiêu này là sự tổng
hợp từ các chỉ tiêu thành phần, cần đƣợc áp dụng mô hình Dupont để chỉ ra ảnh hưởng của các chỉ tiêu thành phần này thì việc đánh giá mới đầy đủ.
Tác giả xử lý lại số liệu và phân tích lại các chỉ tiêu này theo mô hình Dupont nhƣ sau:
a. Đẳng thức Dupont thứ nhất:
ROA = Lợi nhuận trước thuế/ Tổng tài sản = (Lợi nhuận trước thuế/ Doanh thu)x (Doanh thu / Tổng tài sản) = ROS x Số vòng quay tài sản
Từ công thức trên ta thấy có hai hướng để tăng ROA là tăng ROS và tăng số vòng quay tài sản. Muốn tăng ROS cần phấn đấu tiết kiệm chi phí để tăng lợi nhuận. Muốn tăng số vòng quay tài sản cần phấn đấu tăng doanh thu bằng cách đưa ra giá bán có tính cạnh tranh hơn và tăng cường các hoạt động xúc tiến bán hàng.
Từ số liệu thực tế và dựa vào đẳng thức: ROA = ROS x Số vòng quay tài sản, tác giả tính toán và lập bảng sau:
Bảng 3.1. Bảng phân tích tổng hợp ROA của Công ty Mạnh Lê Gia
STT Chỉ tiêu Đơn
vị tính
Năm 2015
Năm 2016
Năm 2017
1 ROS % 20,34 5,3 17,36
2 Số vòng quay tài sản lần 0,46 1,65 0,54 3 Tỷ suất sinh lời của tài sản % 9,35 8,74 9,37
Từ bảng trên, ta tính toán ảnh hưởng của chỉ tiêu thành phần (ROS) và chỉ tiêu thành phần (vòng quay tài sản) đối với chỉ tiêu tổng hợp (ROA) để thông tin đƣợc đầy đủ cho việc đánh giá chỉ tiêu ROA nhƣ sau:
- ROA2016 / ROA2015 = 8,75 % - 9,35% = - 0,61%
Ảnh hưởng của các chỉ tiêu thành phần : + Ảnh hưởng của ROS :
(5,3% - 20,34%) x 0,46 = - 6,91%
+ Ảnh hưởng của vòng quay tài sản (1,65 -0,46) x 5,3% = + 6,30%
Tổng hợp ảnh hưởng của hai chỉ tiêu thành phần : - 6,91%+6,30%= - 0,61%
Nhƣ vậy, ta thấy ROA năm 2016 giảm so với năm 2015 chủ yếu là do ROS giảm, chỉ tiêu này giảm đã làm cho ROA giảm là 6,91%. Còn vòng quay tài sản tăng làm cho ROA tăng là 6,30%, cuối cùng ROA còn giảm: 0,61%. Kết quả phân tích trên giúp ta có cơ sở để hiểu và đánh giá chỉ tiêu ROA của Công ty Mạnh Lê Gia đƣợc đầy đủ mà đúng đắn hơn.
- ROA2017 / ROA2016, ta cũng tiến hành phân tích tương tự như trên.
b. Đẳng thức Dupont thứ hai
ROE = Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu
= (Lợi nhuận sau thuế /Tổng tài sản) x (Tổng tài sản /Vốn chủ sở hữu)x(1-T) = ROA x EM x (1-T)
Trong đó: EM là hệ số nhân vốn chủ sở hữu, T là thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp. Hiện tại, T của Công ty Mạnh Lê Gia là 25%
Từ công thức trên ta thấy có hai hướng để tăng ROE: Tăng ROA và tăng hệ số nhân vốn chủ sở hữu. Để tăng ROA cần thực hiện theo đẳng thức Dupont thứ nhất. Để tăng hệ số nhân vốn chủ sở hữu (tỷ số tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu) cần phấn đấu giảm vốn chủ sở hữu và tăng nợ. Đẳng thức này cho thấy tỷ số nợ càng cao thì lợi nhuận trên chủ sở hữu (ROE) càng cao, tuy nhiên khi chỉ số nợ tăng thì rủi ro cũng sẽ tăng, do vậy chỉ nên tăng nợ trong giới hạn nhất định
Từ thực tế báo cáo tài chính của Công ty Mạnh Lê Gia, tác giả tính toán và lập bảng nhƣ sau :
Bảng 3.2. Bảng phân tích tổng hợp ROE của Công ty Mạnh Lê Gia Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
ROA % 9,35 8,74 9,37
EM (Lần) 2,51 2,32 2,36
(1 – T) = (1 – 25%) 0,75 0,75 0,75
ROE % 18,8 16,25 17,72
Từ bảng trên, ta tính toán ảnh hưởng của các chỉ tiêu thành phần (ROA) và chỉ tiêu thành phần (EM), còn chỉ tiêu thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp (T) hay (1-T) là không đổi hay không có ảnh hưởng đến chỉ tiêu tổng hợp (ROE). Cụ thể, ảnh hưởng của ROA và EM đến chỉ tiêu ROE như sau:
- ROE2016 / ROE2015 = 16,25% -18,8% = -2,55%
Ảnh hưởng của ROA:
(8,74% - 9,35%) x 2,51 x 0,75 = -1,22%
Ảnh hưởng của EM
(2,32 – 2,51) x 8,74% x 0,75 = -1,33%
Tổng hợp ảnh hưởng của 2 chỉ tiêu thành phần: ROA và EM là:
-1,22% + (-1,33%) = - 2,55%
Nhƣ vậy, ta thấy ROE năm 2016 giảm so với năm 2015 là do cả ROA và EM (ROA giảm làm cho ROE giảm 1,22% và EM giảm làm cho ROE giảm 1,33%). ROA giảm là do ảnh hưởng của những chỉ tiêu thành phần như đã được phân tích ở đẳng thức Dupont thứ nhất. Ở đây ta thấy thêm ảnh hưởng của chỉ tiêu thành phần (EM) làm giảm thêm là 1,33%. Từ đây, ta đánh giá đƣợc đầy đủ hơn chỉ tiêu ROE của Công ty Mạnh Lê Gia.
- ROE2017 / ROE2016 , ta cũng tiến hành phân tích tương tự như trên.
3.2.3 Bổ sung nội dung phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ của khách hàng doanh nghiệp
a. Bổ sung Báo cáo lưu chuyển tiền tệ vào nội dung phân tích
Cán bộ tín dụng tại Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam - Chi nhánh Phố
Núi hiện nay chủ yếu sử dụng Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để phân tích. Những nội dung trong các báo cáo này chƣa phản ánh hết thực trạng hoạt động kinh doanh cũng nhƣ tình hình tài chính của khách hàng doanh nghiệp. Do đó, cán bộ tín dụng cần yêu cầu khách hàng doanh nghiệp cung cấp thêm Báo cáo lưu chuyển tiền tệ , vì nó cung cấp những thông tin quan trọng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, giúp cán bộ tín dụng biết đƣợc nguồn gốc hình thành và sử dụng tiền, sự vận động của tiền trong doanh nghiệp nhƣ thế nào để đánh giá đƣợc đầy đủ và đúng đắn hơn tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Tác giả tìm hiểu và xét thấy trong quan hệ với Chi nhánh Ngân hàng Phố Núi có Công ty TNHH MTV Minh Bình Gia Lai có lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Dựa vào Báo cáo lưu chuyển tiền tệ này (phụ lục 3), tác giả thực hiện phân tích nhƣ sau:
b. Nội dung phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ Phân tích khả năng tạo tiền
Khả năng tạo tiền thể hiện tổng tiền thu vào trong kỳ và số tiền thu vào ở các hoạt động khác nhau của doanh nghiệp, nhƣ: Hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tƣ, hoạt động tài chính. Do đó, phân tích khả năng tạo tiền đánh giá đƣợc năng lực tài chính và khả năng của khách hàng doanh nghiệp trong việc tạo ra để bảo đảm thanh toán nợ. Để phân tích ta tính tỉ trọng dòng tiền thu vào của từng hoạt động nhƣ sau:
Tỷ trọng dòng tiền thu vào từ hoạt động kinh doanh
=
Tổng số tiền thu vào của
hoạt động kinh doanh x 100 Tổng số tiền thu vào trong kỳ
Tỷ trọng dòng tiền thu vào của hoạt
động đầu tƣ
=
Tổng số tiền thu vào từng hoạt
động đầu tƣ x 100
Tổng số tiền thu vào trong kỳ
Tỷ trọng dòng tiền thu vào từ hoạt động
tài chính
=
Tổng số tiền thu vào của hoạt động
tài chính x 100
Tổng số tiền thu vào trong kỳ
Nếu tỷ trọng dòng tiền thu từ hoạt động kinh doanh cao thể hiện tiền đƣợc tạo ra chủ yếu từ hoạt động kinh doanh bằng việc bán hàng đƣợc nhiều, thu tiền từ khách hàng lớn, giảm các khoản phải thu, tránh rủi ro... Đó là dấu hiệu tốt, nó cho thấy khả năng tạo tiền của khách hàng doanh nghiệp là cao và đây là nguồn đảm bảo cho khả năng thanh toán của khách hàng doanh nghiệp.
Nếu tỷ trọng tiền thu từ hoạt động đầu tƣ cao chứng tỏ khách hàng doanh nghiệp đã thu hồi các khoản đầu tƣ vốn, thu lãi từ hoạt động đầu tƣ, nhƣợng bán tài sản cố định. Nếu do thu lãi thì đó là điều bình thường, tuy nhiên, nếu chỉ có thế thì tỷ trọng không thể lớn. Trường hợp do thu hồi tiền đầu tư và nhượng bán tài sản cố định thì thể hiện phạm vi ảnh hưởng của khách hàng doanh nghiệp bị thu hẹp và năng lực sản xuất, kinh doanh giảm sút.
Nếu tiền thu đƣợc chủ yếu từ hoạt động tài chính thông qua việc phát hành cổ phiếu hoặc đi vay. Điều đó cho thấy trong kỳ khách hàng doanh nghiệp đã sử dụng vốn từ bên ngoài nhiều hơn.
Việc nghiên cứu dòng tiền của từng hoạt động cho thấy, nếu dòng tiền thu vào trong kỳ chủ yếu đƣợc tạo ra không phải bởi hoạt động kinh doanh, thì đó là điều bất thường. Cán bộ tín dụng cần tìm hiểu nguyên nhân, kiểm tra lại tình hình hoạt động, nhất là hoạt động kinh doanh, điều chỉnh việc cấp tín dụng cho khách hàng một cách phù hợp.
Vận dụng phân tích khả năng tạo tiền của Công ty TNHH MTV Minh Bình Gia Lai nhƣ sau:
Bảng 3.3. Bảng phân tích tình hình biến động về quy mô các dòng tiền của Công ty TNHH MTV Minh Bình Gia Lai
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm
2017
Năm 2016
Chênh
lệch Tỷ lệ 1. Tiền thu vào từ hoạt động kinh
doanh 12,465 (1,711) 14,176 829%
2. Tiền thu vào từ hoạt động đầu tƣ (268) 268 100%
3. Tiền thu vào từ hoạt động tài
chính (11,420) 2,020 (13,440) - 665%
4. Tổng tiền thu vào 1,045 40 1,005 2513%
Dòng tiền thu vào từ các hoạt động kinh doanh, đầu tƣ và tài chính của Công ty TNHH MTV Minh Bình Gia Lai năm 2017 biến động mạnh so với năm 2016. Tiền thu vào từ hoạt động kinh doanh tăng 14,176 triệu đồng, tăng 829%
so với năm 2016. Tiền thu vào từ hoạt động đầu tƣ tăng 268 triệu đồng, tăng 100%. Riêng lĩnh vực tài chính, số tiền thu vào từ hoạt động này giảm 13,440 triệu đồng, tương đương 665%. Nhìn chung, tổng dòng tiền thu vào của Công ty TNHH MTV Minh Bình Gia Lai năm 2017 có xu hướng tăng lên.
Bảng 3.4. Bảng phân tích tỷ trọng dòng tiền thu vào của từng hoạt động của Công ty TNHH MTV Minh Bình Gia Lai
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2017 Năm 2016
Giá trị (triệu đồng)
Tỷ trọng
(%)
Giá trị (triệu đồng)
Tỷ trọng
(%) 1. Tiền thu vào từ hoạt động KD 12,465 1193% (1,711) -4278%
2. Tiền thu vào từ hoạt động đầu tƣ (268) -670%
3. Tiền thu vào từ hoạt động tài chính (11,420) -1093% 2,020 5050%
4. Tổng tiền thu vào 1,045 40 100%
Dòng tiền thu vào của Công ty trong năm 2017 chủ yếu đến từ hoạt động kinh doanh, thể hiện hoạt động kinh doanh của Công ty có chiều hướng phát triển. Tuy nhiên, Công ty cũng cần tăng hơn nữa tiền thu từ hoạt động kinh doanh để đảm bảo an toàn cho hoạt động của Công ty.
Phân tích khả năng thanh toán bằng dòng tiền
Những hệ số phản ánh khả năng thanh toán đƣợc tính toán dựa vào số liệu trên Bảng cân đối kế toán chỉ là những hệ số tĩnh, tại một thời điểm cụ thể do không xét đến tốc độ luân chuyển tài sản và tình hình thực tế của khách hàng doanh nghiệp. Do đó, nên sử dụng các hệ số thanh toán dựa vào dòng tiền thuần, bởi nó cho thấy khả năng bằng tiền mà khách hàng doanh nghiệp có thể huy động để trả các khoản nợ khi đến hạn.
Hệ số khả năng chi trả nợ ngắn hạn
Lượng tiền lưu chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh Nợ ngắn hạn bình quân
Hệ số này cho biết khách hàng doanh nghiệp có đủ khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn hay không từ lƣợng tiền thuần thu đƣợc của hoạt động kinh doanh.
Trị số của chỉ tiêu càng cao, khả năng trả nợ ngắn hạn càng cao và ngƣợc lại.
Bằng việc so sánh giữa kỳ này với kỳ trước, đồng thời xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến khả năng trả nợ ngắn hạn để có đánh giá cụ thể.
Hệ số khả năng chi trả nợ ngắn hạn của Công ty TNHH MTV Minh Bình Gia Lai năm 2017 đƣợc xác định nhƣ sau:
Hệ số khả năng chi trả
nợ ngắn hạn = 12,465
= 175%
7,121
Đối với Công ty TNHH MTV Minh Bình Gia Lai, hệ số khả năng chi trả nợ ngắn hạn nêu trên thể hiện Công ty có khả năng trả nợ ngắn hạn cao, đảm bảo an toàn cho hoạt động của công ty.
Phân tích tình hình lưu chuyển tiền tệ
Phân tích tình hình lưu chuyển tiền tệ giúp cán bộ tín dụng có cái nhìn sâu hơn về những dòng tiền của khách hàng doanh nghiệp, biết đƣợc những tác động ảnh hưởng đến tình hình tăng giảm vốn bằng tiền và các khoản tương đương tiền trong kỳ.
Khi phân tích lưu chuyển tiền tệ trong mối liên hệ với các hoạt động cần sử dụng chỉ tiêu:
Lưu chuyển tiền thuần
trong kỳ
=
Lưu chuyển tiền thuần của hoạt động kinh doanh
+
Lưu chuyển tiền thuần của hoạt
động đầu tƣ
+
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính Trong đó: Lưu chuyển tiền thuần của từng hoạt động là chênh lệch của tổng số tiền thu vào và chi ra của từng hoạt động
Thực tế, mỗi khách hàng doanh nghiệp khi xem xét chỉ tiêu này có thể xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
Bảng 3.5. Bảng tổng hợp đánh giá tình hình lưu chuyển tiền
Các trường hợp có thể xảy ra 1 2 3 4 5 6 7 8 1. Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD + + + + - - - - 2. Lưu chuyển tiền thuần từ HĐĐT + + - - + + - - 3. Lưu chuyển tiền thuần từ HĐTC + - + - + - + - Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ + ? ? ? ? ? ? -
(Nguồn: Ngô Thế Chi, Nguyễn Trọng Cơ, 2015) Chú thích:
Dấu (+) là dòng tiền dương (thu> chi) Dấu (-) là dòng tiền âm (thu< chi)
Dấu (?) là có thể xảy ra 1 trong các trường hợp ≥ 0 hoặc < 0
Trong mỗi trường hợp cụ thể của bảng trên, việc xét đoán trị số của chỉ tiêu này là khác nhau, tuy nhiên có thể đưa ra 2 nhận định một cách tương đối chắc
chắn nhƣ sau:
Thứ nhất: Về tổng thể, dòng lưu chuyển tiền thuần của khách hàng doanh nghiệp nếu dương thì không thể dẫn đến doanh nghiệp gặp nguy hiểm ngay được, còn nếu âm là dấu hiệu không bình thường đã xuất hiện.
Thứ hai: Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh dương thể hiện sự ổn định trong hoạt động kinh doanh, nếu dòng tiền này âm là đang có sự bất ổn trong kinh doanh. Trong trường hợp khách hàng doanh nghiệp đã có định mức dự trữ tiền tối ưu (chỉ tiêu: Tiền và tương đương tiền đầu kỳ, cuối kỳ tuân thủ theo định mức hợp lý, lưu chuyển tiền thuần trong kỳ luôn bằng 0 (tức là cân đối thu, chi trong kỳ) thì cần xem xét từng trường hợp, tương ứng với từng giai đoạn trong chu kỳ tăng trưởng và điều kiện cụ thể của khách hàng doanh nghiệp.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở những vấn đề lý luận được nêu ở Chương 1 và những kết quả đánh giá ở Chương 2, tác giả đã nêu lên những giải pháp cần thiết nhằm hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính khách hàng doanh nghiệp tại Chi nhánh Ngân hàng Phố Núi nhƣ: Nâng cao chất lƣợng nguồn thông tin và công nghệ thông tin, cơ sở vật chất; Hoàn thiện phương pháp phân tích báo cáo tài chính khách hàng doanh nghiệp; Bổ sung nội dung phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ của khách hàng doanh nghiệp.
Qua các giải pháp sẽ góp phần bổ sung, hoàn chỉnh nội dung, phương pháp phân tích báo cáo tài chính của khách hành doanh nghiệp, bảo đảm cơ sở thông tin đƣợc đầy đủ hơn trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam – Chi nhánh Phố Núi.
KẾT LUẬN
Với sự phát triển của nền kinh tế trong nước cũng như nước ngoài hiện nay đã tạo ra một môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. Vì vậy, các ngân hàng muốn tồn tại và phát triển cần làm một lúc hai việc, đó là vừa tăng cường hoạt động cho vay nhƣng đồng thời phải hạn chế tối đa rủi ro từ hoạt động cho vay.
Bởi vì, hoạt động cho vay tại các Ngân hàng thương mại hiện nay là hoạt động mang lại nhiều lợi nhuận nhất, nhƣng cũng chứa đựng rủi ro lớn nhất. Do đó, việc hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính khách hàng doanh nghiệp có vai trò hết sức quan trọng đối với mỗi Ngân hàng thương mại, ngân hàng cần tăng cường công tác thẩm định, nâng cao chất lượng tín dụng, và một trong những biện pháp quan trọng khác. Thông qua nghiên cứu luận văn, tác giả đã hoàn thành các mục tiêu đặt ra, đó là:
Thông qua việc trình bày những vấn đề lý luận cơ bản về phân tích báo cáo tài chính khách hàng doanh nghiệp làm cơ sở cho việc đánh giá công tác phân tích này tại Chi nhánh Ngân hàng Phố Núi, tác giả đã đánh giá đƣợc thực trạng công tác phân tích báo cáo tài chính khách hàng doanh nghiệp phục vụ hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam - Chi nhánh Phố Núi qua minh họa các dữ liệu của Công ty TNHH MTV Mạnh Lê Gia. Qua đó nêu lên những mặt đạt đƣợc, những mặt hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân. Từ thực tế diễn ra tại Ngân hàng BIDV- Chi nhánh Phố Núi, tác giả đã đề xuất một số giải pháp cần thiết nhằm hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính khách hàng doanh nghiệp phục vụ hoạt động cho vay. Cụ thể gồm những giải pháp:
+ Nâng cao chất lƣợng nguồn thông tin và hệ thống công nghệ thông tin, cơ sở vật chất.
+ Hoàn thiện phương pháp phân tích báo cáo tài chính khách hàng doanh nghiệp.
+ Bổ sung nội dung phân tích BCLCTT của khách hàng doanh nghiệp.