CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP
3.2. HOÀN THIỆN TỔ CHỨC TÀI KHOẢN KẾ TOÁN
Thứ nhất, cần phân định rõ hoạt động sự nghiệp và hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ để trên cơ sở đó tổ chức hệ thống tài khoản phản ánh các khoản thu, chi từ đó tập hợp chi phí, tính giá thành và xác định kết quả tương ứng cho từng loại hoạt động. .
Thứ hai, đơn vị cần xây dựng các tài khoản kế toán chi tiết cấp 2, cấp 3, cấp 4 phù hợp với đặc điểm, tính chất hoạt động của đơn vị, đảm bảo phản ánh, hệ thống hóa đầy đủ, chi tiết mọi nội dung đối tƣợng kế toán, đáp ứng
yêu cầu xử lý thông tin trên máy tính và thõa mãn nhu cầu thông tin cho các đối tƣợng sử dụng.
Thứ ba, nghiên cứu tổ chức tài khoản kế toán chi tiết đáp ứng tốt hơn yêu cầu quản trị và phù hợp với đặc điểm quản lý của ngành.
Tài khoản kế toán là phương tiện phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ tại đơn vị, do đó việc vận dụng một hệ thống tài khoản phù hợp sẽ giúp việc tổ chức kế toán trở nên dễ dàng hơn, thông tin đƣợc thu nhận, xử lý hiệu quả và cung cấp đầy đủ thông tin về tình hình hoạt động trong đơn vị.
Hiện nay, Bộ Tài chính vẫn chƣa đƣa ra bất kỳ hệ thống tài khoản nào riêng biệt dành riêng cho lĩnh vực y tế. Do đó, dựa vào cơ sở quy định hiện hành của Bộ Tài chính về chế độ kế toán dành cho đơn vị hành chính sự nghiệp, cụ thể là Thông tư 107/2017/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán hành chính sự nghiệp, thay thế chế độ kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp ban hành theo Quyết định 19/2006/QĐ-BTC và Thông tƣ 185/2010/TT-BTC. Bên cạnh đó, bệnh viện cần mở thêm một số tài khoản mới đáp ứng yêu cầu quản lý của mình nhƣng phải đƣợc sự cho phép của Bộ Tài chính.
Xuất phát từ những nguyên tắc kế toán cơ bản, các tồn tại của hệ thống tài khoản, từ sự thay đổi về cơ chế tài chính của cơ quan đơn vị hành chính sự nghiệp, sự khuyến khích của Nhà nước trong việc chuyển đổi hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập sang hoạt động theo loại hình doanh nghiệp và với quan điểm muốn thống nhất hệ thống tài khoản đối với kế toán Nhà nước, tác giả xin mạnh dạn đề xuất một số sửa đổi bổ sung nhằm hoàn thiện hệ thống tài khoản nhƣ sau:
Tài khoản loại 1: Do hiện nay theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP cho phép những đơn vị hành chính sự nghiệp đƣợc phép mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng hoặc Kho bạc để phản ánh các khoản thu chi. Do đó, đơn vị nên bổ sung chi tiết tài khoản 112 “Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc” thành: TK 1121A “Tiền gửi kho bạc” và TK 1122B „Tiền gửi ngân hàng”. Việc bổ sung này nhằm mục đích phục vụ cho việc thống nhất tài khoản giữa các đơn vị và phục vụ cho việc quản lý bởi nhƣ hiện nay với TK 112 “Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc” vừa phản ánh cả tài khoản tiền gửi tại Kho bạc vừa phản ánh cả tiền gửi tại ngân hàng về cách hạch toán với 2 loại tiền này là nhƣ nhau nhƣng về bản chất của chúng có một số điểm khác nhau: Tiền gửi Kho bạc là những khoản tiền có liên quan đến NSNN không được hưởng lãi, còn tiền gửi Ngân hàng là những khoản gửi có kỳ hạn hoặc không kỳ hạn và được hưởng lãi tiền gửi…
Với các tài khoản loại 4 - Nguồn kinh phí hoạt động và các tài khoản loại 6 - Các khoản chi nên điều chỉnh theo hướng: Đồng thời với tài khoản loại 4 thì tài khoản loại 6 cũng cần phải chi tiết tương ứng đặc biệt với kinh phí hoạt động của đơn vị. Cụ thể bệnh viện nên đảm bảo sự thống nhất quản lý giữa hệ thống tài khoản loại 4 và nhóm tài khoản loại 6 để đảm bảo thực hiện yêu cầu phản ánh đầy đủ chính xác các khoản kinh phí, các khoản thu trong bệnh viện và tất cả các khoản chi hoạt động.
Tuy nhiên đây chỉ là những giải pháp mang tính chất thời điểm nhằm phản ánh đầy đủ các hoạt động kinh tế tài chính phát sinh ở đơn vị đồng thời phù hợp và tôn trọng hệ thống tài khoản hiện đang sử dụng. Xét về lâu dài, Nhà nước và cơ quan chức năng ở đây là Bộ Tài chính cần thiết phải có những chiến lược vĩ mô để cải cách hệ thống kế toán Nhà nước trong đó có hệ
thống tài khoản kế toán đảm bảo tính khoa học, hiện đại, thống nhất trong hệ thống kế toán Nhà nước nói riêng và hệ thống kế toán Việt Nam nói chung và hướng tới mục tiêu phù hợp với các chuẩn mực kế toán quốc tế phù hợp với điều kiện hội nhập kinh tế xã hội ngày nay. Đồng thời riêng đối với ngành y tế nói chung cũng cần có những hướng dẫn về việc mở các tài khoản kế toán chi tiết để thống nhất quản lý trong ngành. Từ đó bệnh viện mới có căn cứ để xây dựng đƣợc hệ thống tài khoản thích hợp với các đặc điểm hoạt động của bệnh viện nhằm thực hiện tốt công tác kế toán cũng nâng cao tầm quan trọng của công cụ quản lý tài chính này.