CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KIỂM SOÁT NSNN TRONG CƠ
1.2. NHỮNG VẦN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KIỂM SOÁT NSNN TRONG CƠ QUAN
1.2.2. Nội dung NSNN trong cơ quan HCNN
Cơ quan HCNN: là cơ quan thuộc UBND các cấp, thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc cho UBND. Nguồn tài chính của cơ quan hành chính là từ NSNN. Nhà nước điều hành thông qua các văn bản và công tác kiểm tra, giám sát để đảm bảo mục tiêu là cơ quan hoàn thành nhiệm vụ, chấp hành tốt các quy định về quản lý, bảo vệ tài sản.
Ngân sách trong cơ quan HCNN: Nguồn tài chính phục vụ cho hoạt động của các cơ quan HCNN có thể do NSNN cấp toàn bộ hoặc cấp một phần. Để duy trì các hoạt động cho sự tồn tại và phát triển của các cơ quan Nhà nước đòi hỏi phải có các nguồn tài chính đảm bảo.
Kiểm soát ngân sách trong cơ quan HCNN: Là thực hiện quản lý, kiểm soát việc sử dụng NSNN có hiệu quả, tiết kiệm, thực hiện nghiêm các chế độ, chính sách quản lý thu, chi tài chính, thực hiện nghiêm chỉnh các quy
định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn thực hiện, các chế độ tiêu chuẩn, định mức chi tiêu hiện hành.
b. Nội dung NSNN trong cơ quan HCNN b.1. Nội dung thu NSNN
Nội dung thu NSNN đƣợc khái quát qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.2 – Nội dung Thu NSNN
Thu NSNN là tiền đề cần thiết để duy trì quyền lực chính trị và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. Mọi khoản thu của nhà nước đều được thể chế hóa bởi các chính sách, chế độ và pháp luật của nhà nước.
- Thu thuế: Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc cho nhà nước do luật quy định đối với các pháp nhân và thể nhân nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước. Thuế phản ánh các quá trình phân phối lại thu nhập trong xã hội, thể hiện các mối quan hệ tài chính giữa nhà nước với các pháp nhân và thể nhân trong phân phối các nguồn tài chính và là công cụ cơ bản thực hiện phân phối tài chính.
- Phí và lệ phí: Phí và lệ phí là khoản thu có tính chất bắt buộc, nhƣng mang tính đối giá, nghĩa là phí và lệ phí thực chất là khoản tiền mà mọi công dân trả cho nhà nước khi họ hưởng thụ các dịch vụ do nhà nước cung cấp. So với thuế, tính pháp lý của phí và lệ phí thấp hơn nhiều. Phí gắn liền với vấn đề
THU NSNN
Thu thuế
Phí và lệ phí
Thu từ hoạt động sự
nghiệp Các khoản
thu từ các hoạt động kinh tế của
Nhà nước
Thu từ bán hoặc cho thuê tài nguyên, tài sản thuộc sở hữu nhà nước
Thu từ phạt, tịch
thu, tịch biên tài
sản
thu hồi một phần hay toàn bộ chi phí đầu tƣ đối với hàng hóa dịch vụ công cộng hữu hình. Lệ phí gắn liền với việc thụ hưởng những lợi ích do việc cung cấp các dịch vụ hành chính, pháp lý cho các thể nhân và pháp nhân.
- Các khoản thu từ các hoạt động kinh tế của nhà nước: Các khoản thu này bao gồm: Thu nhập từ vốn góp của nhà nước vào các cơ sở kinh tế có vốn góp thuộc sở hữu nhà nước; Tiền thu hồi vốn tại các cơ sở của nhà nước;
Thu hồi tiền cho vay của nhà nước.
- Thu từ hoạt động sự nghiệp: nguồn NSNN đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công là nguồn thu từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp công của của ĐVSN công lập.
- Thu từ bán hoặc cho thuê tài nguyên, tài sản thuộc sở hữu nhà nước: Khoản thu này mang tính chất thu hồi vốn và có một phần mang tính chất phân phối lại, vừa có tính chất phân phối lại, vừa có tác dụng nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản quốc gia vừa tăng nguồn thu cho NSNN. Các nguồn thu từ bán hoặc cho thuê tài sản, tài nguyên, thiên nhiên; thu về bán tài sản thuộc sở hữu nhà nước.
- Thu từ phạt, tịch thu, tịch biên tài sản: Các khoản thu này cũng là một phần thu quan trọng của thu NSNN và đƣợc pháp luật quy định.
b.2. Nội dung chi NSNN:
Chi NSNN là việc phân phối và sử dụng quỹ NSNN nhằm đảm bảo thực hiện chức năng của nhà nước theo những nguyên tắc nhất định. Chi NSNN là những việc cụ thể không chỉ dừng lại trên các định hướng mà phải phân bổ cho từng mục tiêu, từng hoạt động và từng công việc thuộc chức năng của Nhà nước.
Chi NSNN bao gồm chi cho đầu tư phát triển, chi tiêu dùng thường xuyên và chi trả nợ gốc tiền chính phủ vay.
Nội dung chi NSNN đƣợc khái quát qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.3 – Nội dung Chi NSNN
- Chi đầu tƣ phát triển kinh tế: Chi đầu tƣ phát triển là những khoản chi mang tính chất tích lũy phục vụ cho quá trình tái sản xuất mở rộng gắn với việc xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm tạo ra môi trường và điều kiện thuận lợi cho việc bỏ vốn đầu tƣ của các doanh nghiệp vào các lĩnh vực cần thiết, phù hợp với mục tiêu của nền kinh tế. Bao gồm các khoản chi cơ bản sau đây:
+ Chi đầu tư XDCB: là khoản chi tài chính nhà nước được đầu tư cho các công trình thuộc kết cấu hạ tầng (cầu cống, bến cảng, sân bay, hệ thống thuỷ lợi, năng lƣợng, viễn thông…), các công trình kinh tế có tính chất chiến lƣợc, các công trình và dự án phát triển văn hóa xã hội trọng điểm, phúc lợi công cộng nhằm hình thành thế cân đối cho nền kinh tế, tạo ra tiền đề kích
CHI NSNN
Chi đầu tư phát triển kinh tế Chi thường xuyên
Chi đầu tƣ
XDC B
Chi đầu tƣ
và hỗ trợ vốn
cho Doanh nghiệ p
nhà nước
Chi góp vốn cổ
phần, vốn lao
động vào các
Doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cần thiết
Chi cho các quỹ hỗ trợ đầu tƣ quốc gia
và các quỹ hỗ trợ phát
triển
Chi dự trữ
nhà nước
Chi quản lý nhà
nước (chi hành chính)
Chi an ninh quốc phòng
Chi sự nghiệp
Chi trả nợ
gốc tiền chính
phủ vay
thích quá trình vận động vốn của doanh nghiệp và tƣ nhân nhằm mục đích tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.
+ Chi đầu tư và hỗ trợ vốn cho Doanh nghiệp nhà nước: là khoản chi gắn liền với sự can thiệp của nhà nƣóc vào lĩnh vực kinh tế.
+ Chi góp vốn cổ phần, vốn lao động vào các Doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của nhà nước: Nhà nước với vai trò và điều tiết vĩ mô nền kinh tế phải tham gia vào các lĩnh vực thiết yếu bằng việc mua cổ phần các công ty hoặc góp vốn liên doanh theo một tỷ lệ nhất định, tùy theo tính chất quan trọng của từng lĩnh vực sản xuất kinh doanh đối với nền kinh tế nhằm thực hiện hướng dẫn, kiểm soát hoặc khống chế hoạt động của các doanh nghiệp này đi theo hướng phát triển có lợi cho nền kinh tế.
+ Chi cho các quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia và các quỹ hỗ trợ phát triễn:
Đây là những tổ chức tài chính có tƣ cách pháp nhân, thực hiện chức năng huy động vốn và tiếp nhận các nguồn vốn từ NSNN để cho vay đối với các chương trình, dự án phát triển các ngành nghề thuộc diện ưu đãi và các vùng khó khăn theo quy định của chính phủ.
+ Chi dự trữ nhà nước: Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động của các quy luật kinh tế có thể dẫn đến những biến động phức tạp không có lợi cho nền kinh tế hoặc xảy ra thiên tai đòi hỏi phải có một khoản dự trữ đƣợc cấp phát từ NSNN hàng năm giúp nhà nước điều tiết thị trường, khắc phục hậu quả.
- Chi thường xuyên: Bao gồm các khoản chi cho tiêu dùng xã hội gắn liền với chức năng quản lý xã hội của nhà nước, khoản chi này được phân thành hai bộ phận: một bộ phận vốn đƣợc sử dụng để đáp ứng nhu cầu của dân cƣ về phát triển văn hóa xã hội.
+ Chi quản lý nhà nước (chi hành chính): Đây là khoản chi nhằm đảm bảo sự hoạt động của hệ thống các cơ quan quản lý nhà nƣóc từ trung ƣơng đến địa phương.
+ Chi an ninh quốc phòng: An ninh và quốc phòng thuộc lĩnh vực tiêu dùng xã hội, là những hoạt động bảo đảm sự tồn tại của nhà nước và cần thiết phải cấp phát một phần kinh phí đáng kể từ ngân sách cho các hoạt động này từ NSNN.
+ Chi sự nghiệp, bao gồm:
Sự nghiệp kinh tế: Hoạt động của các đơn vị sự nghiệp kinh tế nhằm phục vụ cho yêu cầu sản xuất kinh doanh, quản lý kinh tế - xã hội, tạo điều kiện cho các ngành kinh tế phát triển.
Sự nghiệp nghiên cứu khoa học và công nghệ: Xuất phát từ yêu cầu và sự cần thiết phải nhanh chóng tiếp cận với nền khoa học và công nghệ tiên tiến của thế giới để khoa học và công nghệ trở thành một trong những động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội.
Sự nghiệp giáo dục và đào tạo: Đây là khoản chi mà tầm quan trọng của nó là nhằm nâng cao dân trí, trình độ chuyên môn kỷ thuật của mọi người dân trong xã hội góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Sự nghiệp Y tế: Chi sự nghiệp y tế là khoản chi phục vụ công tác phòng bệnh và chữa bệnh nhằm nâng cao mức sống cho mọi người dân trong xã hội.
Sự nghiệp văn hóa, nghệ thuật, thể thao: Chi sự nghiệp văn hóa, nghệ thuật, thể thao là nhằm nâng cao tri thức và thẩm mỹ cho mọi tầng lớp dân cƣ, xây dựng một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, có nội dung nhân đạo, dân chủ và tiến bộ. Việc thực hiện các mục tiêu của chúng gắn liền một khoản cấp phát từ NSNN. Về nội dung khoản chi này bao gồm: Chi cho hệ thống thƣ viện, bảo tàng, nhà văn hóa; Chi cho hệ thống phát thanh, truyền hình và các
hoạt động thông tin khác; Chi cho các hoạt động biểu diễn nghệ thuật và các hoạt động văn hóa khác; Chi cho sự nghiệp thể dục thể thao; Chi cho các chương trình quốc gia về văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao.
Sự nghiệp xã hội: Chi cho sự nghiệp xã hội chủ yếu là do NSNN đài thọ, bên cạnh đó còn có nguồn do các đơn vị kinh tế, tổ chức xã hội trong và ngoài nước quyên góp, ủng hộ của nhân dân.
+ Chi trả nợ gốc tiền chính phủ vay: Hàng năm số chi trả nợ của nhà nước được bố trí theo một tỷ lệ nhất định trong tổng số chi của NSNN nhằm đảm bảo khả năng trả nợ đúng hạn.