Kiểm soát các khoản thu NSNN ở Sở VHTT thành phố Đà Nẵng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát ngân sách nhà nước tại sở văn hóa và thể thao thành phố đà nẵng (Trang 55 - 62)

CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KIỂM SOÁT NSNN TRONG CƠ

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT NSNN TẠI SỞ VHTT THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.2.2. Kiểm soát các khoản thu NSNN ở Sở VHTT thành phố Đà Nẵng

a.1. Nội dung các khoản thu:

- Thu từ nguồn NSNN

- Thu từ Phí và Lệ phí

- Thu khác: Thu dịch vụ, Thu từ nộp phạt

Sơ đồ 2.4 – Nội dung thu NSNN tại Cơ quan Sở và ĐVSN

Các khoản thu nộp NSNN và trích giữ lại tùy theo từng loại Phí/lệ phí (Phụ lục số 8).

Tình hình các khoản thu của Sở VHTT qua 2 năm 2016, 2017 đƣợc tổng hợp trong bảng sau:

Bảng 2.1 – Bảng tổng hợp thu NSNN tại Sở VHTT năm 2016-2017 (Đơn vị tính: Triệu đồng)

TT Nội dung Năm 2016 Năm 2017

1 Thu từ NSNN 192,785 251,878

2 Thu Phí, Lệ phí 14,113 15,030

3 Thu khác 11,437 14,320

Tổng cộng 218,335 281,228

(Nguồn: Phòng KH-TC Sở VHTT thành phố Đà Nẵng) Thu NSNN

Cơ quan Sở ĐVSN

Nguồn kinh

phí NSNN

Phí/lệ phí:

cấp phép, thẩm định,

giám định

Thu khác:

Nộp phạt thanh tra

Nguồn kinh

phí NSNN

Phí/lệ phí:

Tham quan, Sử

dụng lề đường bến

bãi

Thu khác:

Dịch vụ, Bán

Từ bảng trên cho thấy nguồn thu chủ yếu của Sở VHTT là do NSNN cấp, nguồn thu phí, lệ phí bổ sung một phần vào chi hoạt động thường xuyên của Sở.

a.2. Mục tiêu kiểm soát thu NSNN ở Sở VHTT:

Các khoản thu tại các đơn vị phải đƣợc thực hiện đúng theo dự toán đầu năm

Đảm bảo thu đúng, thu đủ, thực hiện nghiêm túc.

Đảm bảo trang trải đƣợc các khoản chi tại đơn vị sau khi đã thực hiện các khoản trích nộp vào NSNN.

ĐVSN có thu thực hiện kế hoạch của đơn vị với mục tiêu: tăng nguồn thu cho đơn vị, để đơn vị có mức thu ngày càng cao và tiến tới tự đảm bảo chi phí hoạt động của mình. Đồng thời, phải đảm bảo đƣợc ba yêu cầu: thực hiện đúng chủ trương của nhà nước, đáp ứng được nhu cầu xã hội và mở rộng đƣợc nguồn thu cho đơn vị.

b. Thủ tục kiểm soát thu NSNN tại Sở VHTT thành phố Đà Nẵng b.1. Đối với Cơ quan Sở:

Thu từ nguồn kinh phí NSNN: Thực hiện kiểm tra, kiểm soát nội dung, tính chất của từng khoản thu, đảm bảo các khoản thu đúng, thu đủ.

- Định kỳ hàng tháng, hàng quý tổng hợp, theo dõi các khoản thu từ các khoản phí hành chính tại Cơ quan Sở và từ các ĐVTT gửi lên; đồng thời đƣa ra những so sánh, đánh giá về số thu thực tế và kế hoạch đƣợc giao.

- Với nguồn thu NSNN hạn chế, yêu cầu phải thắt chặt thu chi, kinh phí hoạt động đƣợc cấp có thẩm quyền giao về theo từng tháng hoặc từng quý. Bộ phận tài chính thường xuyên theo dõi quá trình cấp kinh phí hoạt động để có phương án xử lý kịp thời, bảo đảm số chi không vượt quá số được cấp về, đồng thời công việc chuyên môn vẫn phải hoàn thành.

- Kinh phí từ NSNN cấp về Cơ quan Sở bao gồm:

+ Kinh phí con người: Lương và các khoản theo lương (Hệ số lương bình quân x Lương cơ bản x 1.24 x 12 tháng), Chi phí hành chính (52 triệu/biên chế x số định biên), Kinh phi cho sinh viên khá giỏi (theo đề án thu hút nguồn nhân lực của UBND thành phố)

+ Kinh phí cho chuyên môn: Dựa vào dự toán kinh phí chuyên môn các phòng lập, lãnh đạo Sở phân bổ cho các phòng theo nội dung công việc đƣợc Sở Tài chính thông qua.

Thu Phí/Lệ phí:

Lệ phí cấp phép Karaoke (nộp NSNN 70%, đề lại 30%): Lập, quyết định giao dự toán thu, chi ngân sách, thực hiện báo cáo, phản ánh đầy đủ các khoản thu, đơn vị trực thuộc có phát sinh thu phí, lệ phí; dự toán thu cần sát với số phát sinh thực tế. Dự toán cả năm về chi phí cần thiết cho các hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí đƣợc xây dựng căn cứ nội dung chi theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi theo quy định, số lƣợng dịch vụ cung cấp trong năm.

Bảng 2.2 - Mức lệ phí cấp phép Karaoke trên địa bàn TP.Đà Nẵng

TT Nội dung Đơn vị tính Mức phí

1 Từ 01 đến 05 phòng Triệu đồng/giấy phép 6 2 Từ 06 phòng trở lên Triệu đồng/giấy phép 12

(Nguồn: http://ubnd.danang.gov.vn/thutuchanhchinh/) - Phí thẩm định biểu diễn nghệ thuật (nộp NSNN 10%, để lại 90%): Nội dung bao gồm phí thẩm định các chương trình nghệ thuật biểu diễn; nội dung chương trình trên băng, đĩa, phần mềm và trên vật liệu khác của các tổ chức, cá nhân đề nghị thẩm định; thẩm định nội dung chương trình trên băng, đĩa, phần mềm và trên vật liệu khác. Cơ quan Sở có thẩm quyền thẩm định chương trình nghệ thuật biểu diễn; thẩm định nội dung chương trình trên băng, đĩa, phần mềm và trên vật liệu khác.

Bảng 2.3 - Mức thu phí thẩm định chương trình nghệ thuật biểu diễn

TT Độ dài thời gian của một chương trình (vở diễn) biểu diễn nghệ thuật

Mức thu phí

(đồng/chương trình, vở diễn) (ĐVT: đồng)

1 Đến 50 phút 1,500,000

2 Từ 51 đến 100 phút 2,000,000

3 Từ 101 đến 150 phút 3,000,000

4 Từ 151 đến 200 phút 3,500,000

5 Từ 201 phút trở lên 5,000,000

(Nguồn: Thông tư 288/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016) - Phí giám định cấp phép văn hóa phẩm (để lại 100%): Văn hóa phẩm là các sản phẩm phục vụ công việc của cá nhân, tổ chức tại địa phương; là quà biếu, tặng có giá trị vƣợt quá tiêu chuẩn miễn thuế theo quy định của pháp luật; là các tác phẩm nghệ thuật tham gia triển lãm, tham dự các cuộc thi, liên hoan; lưu hành, phổ biến tại địa phương; là di vật, cổ vật của các cá nhân, tổ chức tại địa phương.

Thu khác: Thu nộp phạt thanh tra (nộp NSNN 100%)

- Thực hiện theo Thông tƣ số 153/2013/TT-BTC Quy định về thủ tục thu, nộp tiền phạt, biên lai thu tiền phạt và kinh phí từ NSNN bảo đảm hoạt động của các lực lƣợng xử phạt vi phạm hành chính.

- Việc thu tiền phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào quyết định xử phạt vi phạm hành chính của người có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính và các Nghị định của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực

- Tiền thu phạt vi phạm hành chính đƣợc nộp đầy đủ, kịp thời vào NSNN.

- Biên lai thu tiền phạt phải theo đúng mẫu, đƣợc đóng thành quyển, có ký hiệu, số thứ tự, trước khi sử dụng phải đóng dấu của cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ thu ở phía trên bên trái tờ biên lai và phải sử dụng theo đúng quy định đối với từng loại biên lai.

- Hàng quý, chậm nhất là sau 15 ngày kể từ ngày cuối cùng của mỗi quý, cơ quan, tổ chức sử dụng biên lai thu tiền phạt phải báo cáo với cơ quan giao hoặc cấp biên lai về tình hình sử dụng biên lai thu tiền phạt.

- Hết năm phải thực hiện quyết toán số biên lai đã sử dụng với cơ quan thuế (nếu nhận biên lai tại cơ quan thuế); trường hợp nhận biên lai tại KBNN thì quyết toán với KBNN để KBNN quyết toán với cơ quan thuế; số biên lai còn tồn đƣợc chuyển sang năm sau sử dụng tiếp. Ở đây, đơn vị sẽ kiểm soát đƣợc tính liên tục của công việc, giúp cơ quan quản lý thuế kiểm soát đƣợc tình hình sử dụng biên lai của đơn vị.

b.2. Đối với ĐVTT

Thu từ nguồn kinh phí NSNN:

- Hàng quý, thực hiện đối chiếu với KBNN để kiểm tra NSNN đƣợc cấp có bảo đảm thẩm quyền cấp và có đúng với số liệu đƣợc giao trong quyết định cấp dự toán. Đối chiếu với KBNN các Mục, Tiểu mục, số kinh phí đƣợc cấp và đã sử dụng theo nguồn kinh phí và theo mẫu của KBNN ban hành; đồng thời có sự giải trình, điều chỉnh nếu số liệu hai bên chƣa khớp nhau.

- Tương tự như đối với NSNN cấp cho cơ quan Sở, NSNN cấp cho ĐVTT cũng bao gồm: Lương và các khoản theo lương, Chi phí hành chính (36 triệu đồng/1 biên chế x số định biên), Chi phí cho sinh viên khá giỏi (theo đề án thu hút nguồn nhân lực của UBND thành phố).

Phí/Lệ phí: Đối với ĐVSN có thu, nội dung thu thường là: Phí tham quan, Phí sử dụng lề đường bến bãi. Thủ tục kiểm soát như sau:

- Các đơn vị có thu xây dựng kế hoạch bán vé, thu phí và lệ phí theo từng đơn vị, gửi Sở VHTT và Sở Tài chính. Thường xuyên lập báo cáo gửi Sở về các khoản thu theo định kỳ hàng tháng, hàng quý, giúp Sở, cơ quan Thuế, KBNN kiểm soát mức độ thu, tỷ lệ thu của đơn vị có nguồn thu.

- Phòng KH-TC Sở rà soát, tổng hợp đầy đủ các khoản thu phí, lệ phí theo danh mục quy định tại Luật Phí và lệ phí; báo cáo từng khoản thu phí, lệ phí.

Ví dụ: Bảo tàng Đà Nẵng định kỳ hàng quý có Báo cáo bảo tồn bảo tàng gửi Sở VHTT: trên báo cáo thể hiện đầy đủ số kinh phí NSNN đƣợc cấp, số thu dự kiến, số thu thực tế, lũy kế số thu đến thời điểm báo cáo. Từ đó, bộ phận tổng hợp thuộc Sở VHTT đƣa ra đánh giá, tổng hợp báo cáo cấp trên.

- Các khoản thu ngoài ngân sách (cho thuê mặt bằng, sân vườn tại các trụ sở làm việc của một số ĐVTT) đƣợc đƣa vào nguồn thu của công đoàn cơ sở, đồng thời báo cáo các khoản thu này trong các báo cáo định kỳ. Ví dụ: Cho thuê mặt bằng mở quán cà phê,…

- Phối hợp với KBNN nơi giao dịch thực hiện đối chiếu, kiểm soát các khoản thu đảm bảo thu đúng, thu đủ.

Thu khác: gồm các nội dung: Thu dịch vụ, Bán vé

- Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng ra Nghị quyết quy định về mức thu, đối tƣợng thu, nộp, chế độ quản lý và sử dụng phí tham quan công trình văn hóa do Sở VHTT quản lý. Theo đó, đơn vị có triển khai việc thu dịch vụ, thu bán vé phải thực hiện quản lý theo quy định của Pháp luật và quy định đƣợc nêu trong Nghị quyết về mức thu, tỷ lệ nộp NSNN, tỷ lệ đƣợc giữ lại.

- Đơn vị có thu phí, bán vé thực hiện đăng ký in vé với cơ quan Thuế, định kỳ hàng tháng, hàng quý báo cáo với cơ quan quản lý Thuế về số lƣợng

vé đƣợc bán ra, số tiền thực thu về trong kỳ. Từ đây, có thể kiểm soát đƣợc doanh thu hàng tháng, hàng quý, tỷ lệ tăng trưởng qua các kỳ. Giúp cho lãnh đạo có thể định hướng được khả năng phát triển, và quyết định đến khả năng đầu tƣ hoặc đổi mới khi cần thiết.

Sau khi thu phí, thì nộp toàn bộ số tiền phí thu đƣợc vào NSNN. Nguồn chi phí trang trải cho việc thẩm định và thu phí do NSNN bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi NSNN theo quy định của pháp luật.

Với số thu đƣợc để lại thì đƣợc dùng để thực hiện các khoản chi: Chi thực hiện chế độ tự chủ (đối với cơ quan HCNN), CTX (đối với ĐVSN công lập).

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát ngân sách nhà nước tại sở văn hóa và thể thao thành phố đà nẵng (Trang 55 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)