Cơ chế quản lý tài chính tại Sở VHTT thành phố Đà Nẵng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát ngân sách nhà nước tại sở văn hóa và thể thao thành phố đà nẵng (Trang 48 - 53)

CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KIỂM SOÁT NSNN TRONG CƠ

2.1. TỒNG QUAN VỀ SỞ VHTT THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.1.4. Cơ chế quản lý tài chính tại Sở VHTT thành phố Đà Nẵng

Dự toán NSNN đƣợc tổng hợp theo từng khoản thu, CTX.

Quy trình lập dự toán thu chi NSNN ở Sở VHTT thành phố Đà Nẵng:

(1)

(4)

(2)

(5)

(3)

(2)

Sơ đồ 2.3 - Quy trình lập dự toán thu chi NSNN tại Sở VHTT (1): Giao nhiệm vụ thu, chi cho ĐVTT.

(2): Các ĐVTT lập dự toán chi tiết thu, chi trình lên các phòng ban Sở tham mưu lãnh đạo Sở.

(3): Phòng chuyên môn Sở cho ý kiến góp ý về dự toán chi tiết của đơn vị trực thuộc gửi qua phòng KH-TC thẩm định, tham mưu lãnh đạo Sở.

(4): Trình lãnh đạo Sở duyệt dự toán cho các ĐVTT.

(5): Ra thông báo phê duyệt dự toán chi tiết cho các ĐVTT.

BAN GIÁM ĐỐC SỞ

PHÒNG CHYÊN MÔN SỞ

ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC PHÒNG

KẾ HOẠCH – TÀI CHÍNH

Dự toán đƣợc lập cho từng lĩnh vực (Văn hóa thông tin; Thể dục, thể thao), chi tiết theo từng mục thu, chi (số lƣợng, đơn giá từng danh mục dịch vụ sự nghiệp công để xác định dự toán kinh phí).

Căn cứ vào nhiệm vụ thu, chi đƣợc cấp có thẩm quyền giao, đơn vị lập dự toán chi tiết các nội dung thu chi. Do chƣa vận dụng đƣợc định mức kỹ thuật theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP, nên các đơn vị phải lập chi tiết các mục chi đề đảm bảo các khoản chi sẽ đƣợc chi đúng và chi đủ. Các khoản chi thường xuyên được đơn vị dự toán tăng tương ứng 10% so với năm trước; các khoản chi mới, chi đột xuất thì đơn vị dự toán lập thuyết minh, giải trình chi tiết và nội dung, kinh phí thực hiện. Dựa vào dự toán chi tiết đơn vị dự toán trình lên và thời hạn nộp dự toán chi tiết lên cho cấp thẩm quyền phê duyệt, phòng KH-TC lên lịch, mời các ĐVTT (thủ trưởng và kế toán) tham gia buổi giải trình, bảo vệ kinh phí thu, chi của đơn vị. Từ đó, Phòng KH-TC tiến hành rà soát, đánh giá, tổng hợp trình lãnh đạo Sở và báo cáo Sở Tài chính.

Đơn vị dự toán tiến hành so sánh giữa thực hiện năm trước, dự toán, thực hiện năm báo cáo, dự toán năm tới.

Dự toán trình cấp có thẩm quyền quyết định, dự kiến thực hiện trong năm dự toán.

Cụ thể:

- Dự toán ở các đơn vị SNCL tự bảo đảm CTX (điển hình là Bảo tàng Điêu khắc Chăm, năm 2017). Ở loại hình đơn vị này, dự toán đƣợc lập thành 2 phần: phần thu và phần chi. Ở phần thu, đơn vị thực hiện dự toán dựa trên số thu của năm trước gồm các mục thu phí tham quan (nộp NSNN 30%, giữ lại đơn vị 70%) và mục thu dịch vụ (nộp NSNN thuế môn bài, 5% thuế TNDN, 5% thuế GTGT; phần còn lại đƣợc giữ lại tại đơn vị). Ở phần chi, đơn vị thực hiện dự toán chi các khoàn từ nguồn NSNN cấp, bao gồm các khoản chi cho sinh viên khá giỏi thu hút của thành phố, các chương trình đột xuất,

phục vụ nhiệm vụ chính trị của thành phố giao cho đơn vị; đồng thời, đơn vị dự toán phần chi từ nguồn thu đƣợc để lại với các khoản chi cơ bản nhƣ: chi cho con người, chi cho chuyên môn nghiệp vụ, chi mua sắm sửa chữa tài sản, và các khoản chi khác. (Phụ lục 1)

- Dự toán ở các đơn vị SNCL tự bảo đảm một phần CTX (điển hình là Cung Thể thao Tiên Sơn, năm 2017). Đơn vị cũng thực hiện dự toán cho phần thu và phần chi. Phần thu (đơn vị thực hiện thu dịch vụ): sau khi nộp thuế môn bài, 5% thuế TNDN, 5% thuế GTGT, số còn lại đƣợc phép để lại đơn vị.

Phần chi: là đơn vị thực hiện tự chủ 1 phần CTX nên đơn vị đƣợc NSNN cấp kinh phí chi cho con người, các khoản chi cho chuyên môn thường xuyên tại đơn vị, chi mua sắm; còn phần số thu đƣợc để lại đơn vị thực hiện dự toán trích lập các loại quỹ (Quỹ phúc lợi, Quỹ khen thưởng, Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, Quỹ dự phòng ổn định thu nhập) và chi cho các khoản chi thiết yếu tại đơn vị mà không đƣợc NSNN cấp kinh phí thực hiện. (Phụ lục 2)

- Dự toán ở các đơn vị SNCL do NSNN bảo đảm CTX (điển hình là Trung tâm Quản lý Di sản văn hóa, năm 2017). Ở loại hình này, đơn vị thực hiện dự toán phần chi NSNN ở các phần chi cho con người, chi chuyên môn nghiệp vụ, chi mua sắm sửa chữa tài sản. Các khoản dự toán chi đƣợc thực hiện dự toán tăng 10% so với các khoản chi tương tự vào năm trước, các khoản chi mới phải có giải thích hoặc thuyết minh chi tiết. (Phụ lục 3)

- Dự toán ở cơ quan Sở (điển hình là Dự toán thu chi ngân sách quản lý nhà nước, năm 2017). Quản lý nhà nước tại Cơ quan Sở gồm dự toán phần thu và phần chi. Phần thu: gồm thu phí và lệ phí: phí thẩm định nghệ thuật biểu diễn (nộp NSNN 10%), phí giám định cấp phép văn hóa phẩm (để lại 100%), cấp phép karaoke (nộp NSNN 100%); thu khác: thu nộp phạt (nộp NSNN 100%). Tương tự đơn vị đảm bảo 1 phần CTX, Cơ quan Sở cũng dự toán phần chi từ nguồn NSNN cấp và phần chi từ nguồn thu đƣợc để lại cho

các khoản chi cho con người, chi cho chuyên môn nghiệp vụ, chi mua sắm sửa chữa tài sản.(Phục lục 4)

Từ các dự toán đƣợc các ĐVTT gửi lên và dự toán từ Cơ quan Sở, Phòng KH-TC tổng hợp các dự toán: Dự toán thu phí, lệ phí, thu khác (Phụ lục 5);

Dự toán chi ngân sách (Phụ lục 6). Từ các tổng hợp đó đƣa ra đánh giá về tình hình sử dụng NSNN, khả năng kiểm soát kinh phí tại các đơn vị và tại Cơ quan Sở. Đồng thời có những so sánh giữa mức thực hiện với mức kế hoạch, dự toán của năm kế hoạch so với năm hiện tại. Rút ra những điểm có sự chênh lệch lớn, yêu cầu các bộ phận, đơn vị dự toán giải trình chi tiết. Từ đây, giúp cho Phòng KH-TC và lãnh đạo Sở có cái nhìn chi tiết, sát với từng nhiệm vụ đƣợc dự toán, góp phần thực hiện kiểm soát chặt chẽ các khoản thu chi NSNN.

b. Chấp hành dự toán NSNN

Sau khi đƣợc UBND thành phố giao dự toán ngân sách, Sở VHTT thực hiện phân bổ và giao dự toán ngân sách cho các đơn vị sự dụng ngân sách cấp dưới trực thuộc, gửi cơ quan tài chính cùng cấp, đồng thời gửi KBNN nơi giao dịch để thực hiện.

Các đơn vị thực hiện lập dự toán chi tiết các khoản mục thu chi trình Sở để thẩm định và duyệt trước khi thực hiện. Do chưa vận dụng được Nghị định 16/2015/NĐ-CP nên đơn vị phải thực hiện dự toán chi tiết trình lên phòng KH-TC Sở và các phòng chuyên môn Sở để thẩm định từng khoản chi có cần thiết hay không và khống chế ở mức chi nhƣ thế nào là hợp lý với nhiệm vụ.

(Phục lục 7). Trường hợp các nhiệm vụ cần phải thực hiện gấp, thì ĐVTT được phép chi trước, số chi không được vượt quá số dự toán chi tiết gửi cấp trên.

Giám đốc Sở và các ĐVTT kiểm soát theo nguyên tắc phê chuẩn nghiệp vụ phát sinh thể hiện trên chứng từ: Chứng từ thu, chi, Phiếu nhập

kho, phiếu xuất kho, Giấy đề nghị thanh toán, Bảng thanh toán lương … Việc phê chuẩn này đƣợc quy định cho từng nghiệp vụ cụ thể.

Ví dụ: Khi bộ phận nào có nhu cầu sửa chữa TSCĐ hoặc mua sắm vật tƣ, phải có đề nghị từ bộ phận có nhu cầu và phải đƣợc phê duyệt của thủ trưởng trước khi thực hiện nghiệp vụ. Quy trình phê chuẩn chứng từ được thực hiện qua 3 cấp: Từ bộ phận quản lý trực tiếp đến bộ phận kế toán và cuối cùng là kiểm soát và phê duyệt của thủ trưởng đơn vị.

Đối với các khoản thu đƣợc để lại sau khi nộp ngân sách: phải lập dự toán chi tiết cho các mục cần chi, được phép chi gửi cơ quan Sở trước khi triển khai các nhiệm vụ chi. Các đơn vị có thu thường xuyên tiến hành tự kiểm tra, rà soát các khoản thu phí, lệ phí, thu dịch vụ và thu khác. Hạch toán, kê khai, quyết toán thu nộp, thực hiện nghĩa vụ đối với NSNN đầy đủ, kịp thời, đúng quy định:

- Trích nộp thuế môn bài, thuế GTGT, Thuế TNDN theo đúng quy định.

- Trích 40% số thu được để lại làm quỹ cải cách tiền lương tại đơn vị.

- Trích lập các Quỹ tại đơn vị: Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ dự phòng ổn định thu nhập, Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp.

c. Quyết toán NSNN

Khi kết thúc năm tài khóa, các ĐVTT thực hiện khóa sổ kế toán và lập báo cáo quyết toán NSNN nộp lên phòng KH-TC Sở. Đơn vị thực hiện đối chiếu với KBNN các khoản thu chi trong năm, số kinh phí đƣợc phép chuyển sang năm sau, số kinh phí bị hủy; đính kèm bảng đối chiếu vào BCTC năm để nộp lên phòng KH-TC Sở.

Sau khi nhận đƣợc BCTC từ các ĐVTT, Phòng KH-TC Sở lên kế hoạch đi kiểm tra quyết toán từng đơn vị trước khi tổng hợp, lập BCTC chung cho toàn ngành và đánh giá kết quả, hiệu quả thu chi gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ gửi Sở Tài chính:

- Kiểm tra tính chính xác và trung thực của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại đơn vị. Rà soát số kinh phí đƣợc cấp và số kinh phí sử dụng.

- Kiểm tra tính đầy đủ của các sổ kế toán mà đơn vị đã lập.

- Bộ phận kế toán Sở tổng hợp số liệu từ các đơn vị gửi lên và tại cơ quan Sở, lập thành báo cáo tổng hợp ngành (Văn hóa thông tin và Thể thao) nộp lên Sở Tài chính.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát ngân sách nhà nước tại sở văn hóa và thể thao thành phố đà nẵng (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)