Những tồn tại, khó khăn trong công tác kế toán tại Bệnh viện

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán trong bối cảnh vận dụng chế độ kế toán mới tại bệnh viện hữu nghị việt nam cu ba đồng hới (Trang 84 - 87)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT NAM – CU BA ĐỒNG HỚI

2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT NAM – CU BA ĐỒNG HỚI

2.3.2. Những tồn tại, khó khăn trong công tác kế toán tại Bệnh viện

Hiện nay Bệnh viện chưa tự chủ hoàn toàn khi áp dụng thông tư 107 vào công tác kế toán còn những hạn chế như sau:

Về tổ chức hệ thống chứng từ, việc luân chuyển chứng từ thực hiện khá nghiêm túc các quy định của Bộ Tài chính và đơn vị chủ quản là Bộ Y tế, tuy nhiên, các chứng từ bệnh viện đang sử dụng mới chỉ đáp ứng được yêu cầu quản lý ngân sách và chi tiêu theo dự toán, nhiều chứng từ chưa đáp ứng được yêu cầu quản trị trong đơn vị, chưa chi tiết theo từng nơi phát sinh, phục vụ cho việc hạch toán và lập các báo cáo bộ phận. Một số các chứng từ kế toán mà chủ yếu là các chứng từ kế toán về nhập, xuất vật tư khi chuyển về phòng kế toán hoặc các bộ phận kế toán không đảm bảo tính kịp thời và khách quan.

Bên cạnh đó, thời gian luân chuyển chứng từ đôi khi còn mất nhiều thời gian dẫn đến việc phản ánh các nghiệp vụ phát sinh chưa kịp thời. Ngoài ra, do lượng chứng từ tại bệnh viện quá nhiều nên việc lưu trữ bảo quản hồ sơ chứng

từ kế toán còn hạn chế. Chứng từ thường được lưu trữ trong các bao bì đưa lên kho dễ mối mọt… và chưa có sự sắp xếp khoa học do vậy chưa đáp ứng yêu cầu quản lý, dẫn đến những khó khăn trong việc kiểm tra lại các chứng từ hoặc lấy lại các chứng từ để sử dụng.

Về vận dụng các tài khoản kế toán: cần bổ sung thêm các TK chi tiết phục vụ yêu cầu quản lý của đơn vị. Mặc dù, Bệnh viện đã chủ động chi tiết đến tài khoản cấp 4 hoặc cấp 5 nhằm phục vụ yêu cầu quản lý, nhưng trên thực tế vẫn còn một số tồn tại như hưa xây dựng được hệ thống tài khoản chi tiết cho từng khoa phù hợp cho nhóm vật tư, thuốc, hóa chất, tài sản (để đánh giá lượng thuốc, vật tư tiêu hao ở từng khoa cần mở các tài khoản này chi tiết theo từng bộ phận phát sinh, phần nào ảnh hưởng đến tính chính xác và kịp thời của thông tin kế toán.

Bệnh viện chưa hạch toán đầy đủ các khoản thu và chi phí phát sinh theo từng khoa dẫn tới không đánh giá được đúng hiệu quả hoạt động của từng khoa do vậy chưa có chính sách khen thưởng động viên kịp thời để tạo động lực cho các khoa hoạt động hiệu quả làm ra nhiều chênh lệch thu – chi và nhắc nhở các khoa hoạt động chưa hiệu quả tích cực cải thiện. Trong hoạt động khám chữa bệnh có nhiều chi phí mà kế toán chưa xác đinh rõ ràng đối tượng tập hợp chi phí nên coi đó là chi phí chung. Do đó phản ánh chênh lệch thu chi của từng khoa trong điều trị là chưa có sự kích thích cho từng khoa làm việc tăng thu tiết kiệm chi phí.

Dù hiện tại, bệnh viện đã có lộ trình tính giá thành dịch vụ khám chữa bệnh nhưng trong quá trình thực hiện thực tế gặp nhiều khó khăn do ràng buộc nhiều cơ chế và các cơ quan có liên quan như BHYT... Hiện tại việc tính chi phí của từng dịch vụ khám chữa bệnh mới tính được phần chi phí thuốc, máu, dịch truyền, vật tư tiêu hao các chi phí điện nước chưa tính đúng tính đủ, tài sản máy móc thiết bị y dụng cụ chưa tách rời được, tính khấu hao chưa

tính đủ vì liên quan đến tài sản nhập trước năm 2018 thì theo hướng dẫn của BTC đưa vào hao mòn, chỉ tính đúng tính đủ những tài sản nhập vào từ năm 2018 trở về sau dùng về kinh doanh dịch vụ tính khấu hao theo quy định của thông tư 107.

Về tổ chức hạch toán kế toán: việc áp dựng cơ sở kế toán dồn tích với các tài khoản trong bảng (ghi nhận doanh thu khi đạt được và chi phí khi phát sinh, không quan tâm đến việc thu tiền hay chưa) chưa đảm bảo. Đặc biệt đối với khoản thu viện phí, và tính giá thành dịch vụ khám chữa bệnh, gây khó khăn khi xác định chi phí chữa bệnh cho bệnh nhân. Cách phân bổ chi phí hao mòn chưa chính xác. Trước đây, đơn vị sự nghiệp áp dụng 2 cơ sở kế toán, cơ sở kế toán tiền mặt áp dụng cho các đơn vị có nguồn kinh phí hoạt động do ngân sách cấp để thực hiện các nghiệp vụ tiếp nhận và sử dụng kinh phí nhà nước cấp và cở sở kế toán dồn tích có điều chỉnh (hạch toán đầy đủ nợ phải thu, nợ phải trả, tính hao mòn của tài sản cố định nhưng tính vào chi phí hoạt động trong kỳ). Trong khi đó, chuẩn mực kế toán công quốc tế phân định rõ 2 cơ sở kế toán (kế toán trên cở sở tiền mặt và kế toán trên cơ sở dồn tích).

Bệnh viện là cơ quan đặc thù việc ghi nhận doanh thu khi đạt được và chi phí khi phát sinh, không quan tâm đến việc thu tiền hay chưa, gặp khó khăn vì khi bệnh nhân vào viện quá trình điều trị sẽ tiếp diễn và kéo dài giữa các tháng, quý và năm đến khi bệnh nhân thanh toán ra viện thì khi đó mới ghi nhận được (mặc dù các dịch vụ, các nguyên liệu, vật liệu đã xuất sử dụng cho bệnh nhân).

Công tác lập báo cáo tài chính chưa chính xác và kịp thời: Khi báo cáo tài chính được lập trên cơ sở dồn tích theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC Việc thay đổi này đòi hỏi Bệnh viện phải thay đổi trong cách thức quản lý, đồng thời cần lựa chọn áp dụng một hệ thống thông tin tài chính mới. Bên cạnh đó, do việc hạch toán theo cơ sở dồn tích còn chưa đảm bảo nên Bệnh

viện cũng gặp khó khăn trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ khi thể hiện kết quả của doanh thu tiền vào, tiền ra.

Về danh mục BCTC: Đối với quy định cũ, không có sự tách biệt hai phân hệ báo cáo, hệ thống BCTC của các đơn vị HCSN cấp cơ sở bao gồm 6 báo cáo gồm: Bảng cân đối tài khoản; Báo cáo tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng; Báo cáo thu - chi hoạt động sự nghiệp và hoạt động sản xuất kinh doanh; Báo cáo tình hình tăng giảm tài sản cố định; Báo cáo số kinh phí chưa sử dụng đã quyết toán năm trước chuyển sang; Thuyết minh BCTC và 4 phụ biểu khác. Tuy nhiên, khi Bệnh viện áp dụng chế độ kế toán mới theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC đã có sự thay đổi lớn trong việc lập BCTC. Đơn vị HCSN lập 2 phân hệ báo cáo theo mục tiêu sử dụng thông tin bao gồm: BCTC gồm 4 báo cáo: Báo cáo tình hình tài chính; Báo cáo kết quả hoạt động; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; thuyết minh BCTC) và báo cáo quyết toán (gồm 5 báo cáo: Báo cáo quyết toán kinh phí hoạt động; Báo cáo chi tiết chi từ nguồn NSNN và nguồn phí được khấu trừ để lại; Báo cáo chi tiết kinh phí chương trình dự án; Báo cáo thực hiện xử lý kiến nghị của kiểm toán, thanh tra, tài chính; Thuyết minh báo cáo quyết toán). Vì vậy khi cơ quan chủ quản lấy số liệu gặp nhiều khó khăn không thống nhất theo các khoản mục giữa các Bệnh viện nên các Bệnh viện trực thuộc cấp dưới phải thống nhất khai mục, tiểu mục (đối với cả nguồn thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ) để ghi nhận cho thuận tiễn khi lấy số liệu.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán trong bối cảnh vận dụng chế độ kế toán mới tại bệnh viện hữu nghị việt nam cu ba đồng hới (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)