CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI THÔNG QUA L/C CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2. HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI THÔNG QUA L/C CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2.1. Một số khái niệm
Theo Giáo trình Quản trị Ngân hàng thương mại (tác giả Nguyễn Văn Tiến, 2018 :
a. Thư tín dụng chứng từ (L/C)
L/C (Letter of Credit : là một cam kết thanh toán có điều kiện bằng văn
bản của một tổ chức tài chính (thông thường là ngân hàng đối với người thụ hưởng L/C (thông thường là người bán hàng hoặc người cung cấp dịch vụ với điều kiện người thụ hưởng phải xuất trình bộ chứng từ phù hợp với tất cả các điều khoản đƣợc quy định trong L/C, phù hợp với Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP đƣợc dẫn chiếu trong thƣ tín dụng và phù hợp với Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế dùng để kiểm tra chứng từ trong phương thức tín dụng chứng từ (ISBP .
b. Các bên tham gia thư tín dụng chứng từ (L/C) - Người mở thư tín dụng (Applicant : Nhà nhập khẩu.
- Người thụ hưởng (Beneficiary : Nhà xuất khẩu.
- Ngân hàng phát hành (Issuing Bank): Phát hành L/C.
- Ngân hàng thông báo (Advising Bank): Thông báo L/C.
- Ngân hàng xác nhận (Confirming Bank : Xác nhận LC.
- Ngân hàng bồi hoàn (Reimbursing Bank : Thanh toán đến Ngân hàng đòi tiền trong trường hợp L/C có chỉ định.
- Ngân hàng chiết khấu (Negotiating Bank : Thương lượng chiết khấu bộ chứng từ.
- Ngân hàng xuất trình (Presenting Bank : Xuất trình bộ chứng từ đến ngân hàng đƣợc chỉ định trong L/C.
- Ngân hàng đƣợc chỉ định (Nominated Bank : Đƣợc ngân hàng phát hành chỉ định làm một công việc cụ thể nào đó, thường là thương lượng chiết khấu hoặc thanh toán bộ chứng từ.
- Ngân hàng đòi tiền (Claiming Bank : đòi tiền bộ chứng từ theo sự ủy quyền của các bên thụ hưởng.
Tùy theo quy định của từng L/C cụ thể, một ngân hàng có thể đảm nhận đồng thời nhiều chức năng của các ngân hàng đƣợc liệt kê nhƣ trên.
c. Phân loại thư tín dụng chứng từ
* Thƣ tín dụng hủy ngang (Revocable L/C)
Là L/C mà người mở có quyền đề nghị NHPH sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ bất cứ lúc nào mà không cần có sự chấp thuận và thông báo trước của người thụ hưởng. Tuy nhiên, khi hàng hoá đã được giao, NHPH mới thông báo lệnh huỷ bỏ hoặc sửa đổi bổ sung thì lệnh này không có giá trị.
* Thƣ tín dụng không huỷ ngang (Irrevocable L/C)
Là loại L/C sau khi đã được mở ra và thông báo cho người hưởng lợi thì không đƣợc sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ trong thời hạn hiệu lực của nó nếu không đồng ý của các bên liên quan.
* Thƣ tín dụng miễn truy đòi (Without Recourse L/C)
Là loại L/C mà sau khi người xuất khẩu đã được trả tiền, NHPH L/C không có quyền đòi lại tiền người xuất khẩu trong bất kỳ trường hợp nào, được sử dụng rộng rãi trong TTQT. Khi dùng loại L/C này, người xuất khẩu phải ghi trên hối phiếu câu “Miễn truy đòi lại người ký phát” (Without recourse to drawer và trong L/C c ng phải ghi nhƣ vậy.
* Thƣ tín dụng có xác nhận (Confirmed L/C)
Là loại L/C không hủy ngang đƣợc một ngân hàng khác xác nhận đảm bảo trả tiền cho người hưởng lợi. Trách nhiệm trả tiền L/C của ngân hàng xác nhận là giống như NHPH L/C, do đó, NHPH L/C thường phải ký quỹ tại ngân hàng xác nhận. Tỷ lệ ký quỹ có thể lên đến 100 trị giá của L/C.
Thông thường người nhập khẩu phải chịu phí xác nhận. Do có hai ngân hàng đứng ra cam kết trả tiền, nên loại L/C này là đảm bảo nhất cho nhà xuất khẩu.
* Thƣ tín dụng chuyển nhƣợng (Transferable L/C)
Là L/C không huỷ ngang, theo đó, người hưởng lợi thứ nhất chuyển nhƣợng một phần hay toàn bộ nghĩa vụ thực hiện L/C c ng nhƣ quyền đòi tiền mà mình có được cho một hay nhiều người khác.
L/C có thể đƣợc chuyển nhƣợng chỉ khi NHPH ghi rõ “có thể chuyển nhƣợng” (transferable và phải chỉ định rõ ngân hàng chuyển nhƣợng.
* Thƣ tín dụng giáp lƣng (Back to Back L/C)
Sau khi nhận được L/C do người nhập khẩu mở cho mình hưởng, nhà xuất khẩu căn cứ vào nội dung L/C này và dùng chính L/C này để thế chấp mở một L/C khác cho người khác hưởng với nội dung gần giống như L/C ban đầu.
L/C đƣợc đem đi thế chấp gọi là L/C chủ, L/C gốc (Master L/C, Backing L/C)
L/C sau gọi là L/C giáp lƣng (Back to Back L/C hay L/C đối, L/C phụ (Counter L/C, Subsidiary L/C)
Người xin mở L/C giáp lưng gọi là nhà trung gian.
Giữa L/C chủ và L/C đối không có mối liên hệ pháp lý nào.
Thƣ tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C
Là loại L/C chỉ bắt đầu có hiệu lực khi L/C đối ứng với nó đƣợc mở.
Trong 2 L/C s có một L/C mở trước phải ghi: “L/C chỉ có hiệu lực khi người hưởng lợi đã mở lại một L/C đối ứng cho người mở L/C này hưởng”
Trong L/C đối ứng phải ghi câu: “L/C này đối ứng với L/C số...mở ngày...tại ngân hàng...”
* Thƣ tín dụng thanh toán dần (Deferred Payment L/C)
Là loại L/C không thể hủy ngang, trong đó NHPH L/C cam kết với người hưởng lợi s thanh toán dần toàn bộ số tiền của L/C trong những thời hạn đƣợc quy định rõ trong L/C đó.
* Thƣ tín dụng tuần hoàn (Revolving L/C)
Là L/C không thể huỷ ngang mà sau khi đã sử dụng hết giá trị của nó hoặc đã hết thời hạn hiệu lực thì nó lại tự động có giá trị nhƣ c và tiếp tục đƣợc sử dụng một cách tuần hoàn trong một thời hạn nhất định cho đến khi
tổng giá trị hợp đồng đƣợc thực hiện.
L/C tuần hoàn cần ghi rõ ngày hết hiệu lực cuối cùng, số lần tuần hoàn và số tiền tối thiểu của mỗi lần.
Có 2 loại L/C tuần hoàn:
+ L/C tuần hoàn tích luỹ (cumulative revolving L/C : là loại L/C cho phép chuyển phần thừa kim ngạch đợt giao hàng trước vào đợt giao hàng sau nếu đợt giao hàng trước chưa hết và cứ như vậy cho đến đợt giao hàng cuối cùng.
+ L/C tuần hoàn không tích luỹ (non-cumulative revolving L/C): không cho phép chuyển số dư của đợt giao hàng trước vào đợt giao hàng sau.
Có 3 cách tuần hoàn:
+ Tuần hoàn tự động: L/C sau tự động có giá trị nhƣ c mà không cần có sự thông báo của NHPH cho nhà xuất khẩu biết.
+ Tuần hoàn bán tự động: nếu sau một số ngày nhất định kể từ ngày L/C hết hạn hiệu lực hoặc đã sử dụng hết mà NHPH không có ý kiến gì thì L/C kế tiếp tự động có giá trị nhƣ c .
+ Tuần hoàn hạn chế: là chỉ khi nào NHPH thông báo cho người bán thì L/C kế tiếp mới có hiệu lực.
* Thƣ tín dụng dự phòng (Standby L/C)
Là một hình thức bảo lãnh của ngân hàng, là một loại tín dụng chứng từ mà theo đó NHPH L/C cam kết với người thụ hưởng:
+ Trả khoản tiền mà người yêu cầu mở L/C đã vay hoặc ứng trước của người thụ hưởng.
+ Bồi hoàn những thiệt hại do người yêu cầu mở L/C không thực hiện những nghĩa vụ của mình.
* Thƣ tín dụng với điều khoản đỏ (Red Clause L/C)
Là loại L/C có các điều khoản đặc biệt. Thông thường các điều khoản
này là cho phép người xuất khẩu ứng trước một số tiền nhất định trước khi giao hàng để mua hàng hoá, nguyên liệu phục vụ sản xuất hàng hoá theo L/C đã mở. Số tiền đó s đƣợc trừ vào số tiền thanh toán khi xuất trình bộ chứng từ với ngân hàng. Tiền ứng trước được lấy từ tài khoản của người mở, nghĩa là tín dụng thương mại, mà không phải là tín dụng của NHTB hay NHPH L/C.
NHPH L/C cam kết ứng một số tiền nhất định của L/C khi nhận đƣợc các chứng từ:
+ Hối phiếu của số tiền ứng trước.
+ Hoá đơn.
+ Giấy nhận nợ hoặc cam kết giao hàng.
+ Giấy bảo lãnh của ngân hàng người hưởng
1.2.2. Mục tiêu hoạt động tài trợ thương mại thông qua L/C của Ngân hàng Thương mại
Hoạt động tài trợ thương mại thông qua L/C là một hoạt động quan trọng của ngân hàng, do vậy việc xác định rõ mục tiêu của hoạt động là điều hết sức cần thiết, cụ thể các mục tiêu được trình bày dưới đây:
- Đáp ứng nhu cầu của khách hàng, mở rộng quy mô kinh doanh Khi có giao dịch thương mại với nước ngoài các doanh nghiệp cần tìm ra một phương thức thanh toán đảm bảo an toàn, thuận lợi cho giao dịch.
Phương thức thư tín dụng chứng từ đã được ra đời từ hơn 160 năm trước đóng vai trò quan trọng trong giao dịch quốc tế. Thƣ tín dụng chứng từ là một phần quan trọng trong quá trình xuất nhập khẩu, đóng vai trò đảm bảo cho các giao dịch quốc tế, cụ thể là người mua và người bán từ các quốc gia khác nhau, và đảm bảo những hành động nhƣ phá vỡ hợp đồng và những tình trạng xấu có thể xảy ra đối với hợp đồng thương mại. Phương thức thư tín dụng chứng từ có thêm bên thứ ba – ngân hàng, ngoài hai bên xuất phát ban đầu là nhà xuất khẩu và nhập khẩu. Ngân hàng đóng vai trò là bên trung gian, tăng sự đảm
bảo cho cả hai bên xuất và nhập khẩu. Bằng cách đảm bảo với nhà xuất khẩu ngân hàng s chi trả vô điều kiện nếu nhà xuất khẩu đƣa ra đầy đủ và chính xác các chứng từ đƣợc yêu cầu trong thƣ tín dụng. Bên cạnh đó, ngân hàng đảm bảo bên phía nhà nhập khẩu về việc thanh toán đối với bên xuất khẩu s không đƣợc thực hiện đến hiện đến khi phía xuất khẩu giao đầy đủ các chứng từ theo quy định. Chính sự đảm bảo này làm cho phương thức thư tín dụng chứng từ được sử dụng là phương thức thanh toán trong các giao dịch quốc tế ngày càng phổ biến.
- Tăng trưởng thị phần
Bài giảng “Quản trị ngân hàng 2” Chương 2, 2009 của PGS. TS Lâm Chí D ng và Th.S Võ Hoàng Diễm Trinh có giải thích về tăng trưởng trong ngân hàng: “Tăng trưởng là một trong những mục tiêu của quản trị ngân hàng.
Mức độ tăng trưởng thể hiện năng lực cơ bản về mở rộng quy mô hoạt động, phát triển và nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường”.
Như vậy, tăng trưởng thị phần thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại bằng phương thức L/C được đánh giá dựa trên so sánh với thị trường, phạm vi không gian cung cấp của ngân hàng có đến đƣợc từng địa bàn hay không.
- Nâng cao chất lƣợng dịch vụ
Chất lƣợng của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ từ lâu đã là mối quan tâm của nhiều người. Trong khi hàng hoá hiện hữu được các nhà quản trị marketing kiểm soát và quản trị theo chiến lƣợc marketing chung thì chất lƣợng của dịch vụ là khó xác định và chƣa có chiến lƣợc quản lý có hiệu quả.
Vấn đề nhận thức, kiểm tra và kiểm soát chất lƣợng trong dịch vụ là vấn đề lớn đặt ra đối với các nhà nghiên cứu. Chất lƣợng thực tế và những yếu tố chi phối nó hiện nay chƣa lƣợng hoá đƣợc. Tầm quan trọng của chất lƣợng dịch vụ đối với ngân hàng và khách hàng có sự khác nhau rất lớn. Chất lƣợng dịch vụ chi phối mạnh tới việc tăng thị phần của ngân hàng đối với thị trường, tăng
khả năng thu hồi vốn đầu tƣ, tăng năng suất lao động, hạ thấp chi phí sản xuất và cuối cùng là tăng lợi nhuận. Đó là những lợi ích có chiến lƣợc lâu dài đối với một ngân hàng.
- Kiểm soát rủi ro
Kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng luôn đi kèm với rủi ro, nếu chỉ tập trung gia tăng lợi nhuận không quan tâm đến rủi ro s gây ra hậu quả khó lường nếu rủi ro xảy ra. Thực tế, rủi ro đối với các dịch vụ truyền thống của NHTM nhƣ rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất đƣợc các ngân hàng chú trọng; tuy nhiên, đối với các dịch vụ hiện đại nhƣ dịch vụ thanh toán quốc tế, rủi ro này còn mới mẻ với các ngân hàng.
Trong hoạt động TTTM thông qua L/C, ngân hàng s đối diện với nhiều loại rủi ro nhƣ: rủi ro tín dụng, rủi ro ngoại hối, rủi ro pháp lý,... Các rủi ro này khi xảy ra có thể gây ra mức độ tổn thất lớn thậm chí có thể gây ra phá sản đối với chủ thể là ngân hàng. Do đó việc kiểm soát rủi ro đối với hoạt động này là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng.
- Gia tăng thu nhập
Đối với một doanh nghiệp nói chung, NHTM nói riêng, tất cả các hoạt động đều mong muốn cuối cùng là đạt mục tiêu lợi nhuận, gia tăng tài sản.
Tuy nhiên, tùy từng chiến lƣợc kinh doanh của từng thời kỳ nhất định, nhằm nâng cao sức cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần, ngân hàng vẫn có thể chấp nhận mức sinh lời thấp hơn để ưu tiên cho mục tiêu cạnh tranh/ tăng trưởng, mục tiêu an toàn ổn định, kiểm soát rủi ro. Khách hàng sử dụng L/C góp phần làm gia tăng nguồn thu của ngân hàng thông qua phí của sản phẩm (phí phát hành, phí sửa đổi, phí thông báo, phí thanh toán,… .
1.2.3. Nội dung hoạt động tài trợ thương mại thông qua L/C của Ngân hàng Thương mại
a. Những nội dung chủ yếu của thư tín dụng chứng từ (L/C)
- Số hiệu, địa điểm, ngày mở L/C - Loại L/C
- Tên và địa chỉ các bên liên quan: người yêu cầu mở L/C, người thụ hưởng, các ngân hàng…
- Số tiền, loại tiền, dung sai (nếu có)
- Thời hạn hiệu lực, thời hạn trả tiền, và thời hạn giao hàng
- Điều khoản giao hàng: điều kiện cơ sở giao hàng, nơi giao hàng,…
- Nội dung về hàng hóa: tên, số lƣợng, trọng lƣợng, bao bì…
- Những chứng từ người hưởng lợi phải xuất trình: hối phiếu, hóa đơn thương mại, vận đơn, chứng từ bảo hiểm, chứng nhận xuất xứ,…
- Cam kết của ngân hàng mở thƣ tín dụng - Những nội dung khác
b. Quy trình thực hiện
Hình 1.1. Quy trình thực hiện giao dịch L/C
1. Nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu ký kết hợp đồng ngoại thương
2. Căn cứ vào hợp đồng, nhà nhập khẩu làm thủ tục đề nghị mở L/C gửi Nhà nhập
khẩu
Nhà xuất khẩu Ngân hàng
phát hành
Ngân hàng thông báo
Ngân hàng chỉ định
1
13 12 2
14
11 10
5 4
7
9
9*
6 8 3
đến NHPH
3. NHPH tiếp nhận đề nghị, xem xét và phát hành L/C 4. NHPH gửi L/C đến NHTB
5. NHTB kiểm tra và thông báo cho nhà xuất khẩu 6. Nhà xuất khẩu kiểm tra nội dung L/C
7. Nhà xuất khẩu giao hàng
8. Nhà xuất khẩu lập chứng từ và xuất trình cho ngân hàng chỉ định 9. Ngân hàng chỉ định kiểm tra bộ chứng từ và thanh toán
10. Ngân hàng chỉ định chuyển bộ chứng từ cho NHPH để đòi lại tiền 11. NHPH kiểm tra và thanh toán lại
12. NHPH thông báo cho nhà nhập khẩu
13. Nhà nhập khẩu trả tiền và nhận bộ chứng từ 14. Nhà nhập khẩu nhận hàng
c. Phương thức đảm bảo để phát hành L/C
- Hiện nay các ngân hàng quy định tỷ lệ đảm bảo (100 ; dưới 100 hoặc không cần đảm bảo đối với doanh nghiệp nhập khẩu khi phát hành L/C căn cứ vào:
+ Uy tín thanh toán của doanh nghiệp.
+ Mối quan hệ của doanh nghiệp đối với ngân hàng.
+ Số dƣ ngoại tệ trên tài khoản của doanh nghiệp.
+ Công nợ của doanh nghiệp nhập khẩu.
+ Tính khả thi trong phương án kinh doanh hàng nhập khẩu của đơn vị nhập khẩu.
- Các phương thức đảm bảo để phát hành L/C: kí quỹ (nguyên tệ, ngoại tệ hoặc sử dụng các tài sản bảo đảm hợp pháp, hợp lệ khác.
d. Rủi ro chủ yếu trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ - Rủi ro kỹ thuật: là những rủi ro do những sai sót mang tính kỹ thuật
trong quy trình thanh toán TDCT.
- Rủi ro đối với nhà Xuất khẩu:
Khi tham gia phương thức thanh toán L/C, nhà xuất khẩu hay gặp những rủi ro sau:
+ Khi nhận đƣợc L/C từ NHTB, nếu nhà xuất khẩu kiểm tra các điều kiện chứng từ không kĩ, chấp nhận cả những yêu cầu bất lợi mà nhà xuất khẩu không thể đáp ứng đƣợc trong khâu lập chứng từ sau này. Khi các yêu cầu đó không đƣợc thoả mãn, NHPH từ chối bộ chứng từ và không thanh toán. Lúc đó, nhà nhập khẩu s có lợi thế để thương lượng lại về giá cả nằm ngoài các điều khoản của L/C và nhà xuất khẩu s gặp bất lợi.
+ Trong thanh toán L/C, NHPH đứng ra cam kết thanh toán cho ngnhà xuất khẩu khi họ xuất trình đƣợc bộ chứng từ phù hợp với nội dung của L/C.
NHPH chỉ làm việc với các chứng từ quy định trong L/C. Phương thức thanh toán L/C đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối giữa bộ chứng từ thanh toán với nội dung quy định trong L/C. Chỉ cần một sơ suất nhỏ trong việc lập chứng từ thì nhà xuất khẩu c ng có thể bị NHPH và nhà nhập khẩu bắt lỗi, từ chối thanh toán. Do đó, việc lập bộ chứng từ thanh toán là một khâu quan trọng và rất dễ gặp rủi ro đối với nhà xuất khẩu.
+ Nếu nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ không phù hợp với L/C thì mọi khoản thanh toán hay chấp nhận có thể đều bị từ chối, và nhà xuất khẩu phải tự xử lý hàng hoá như dỡ hàng, lưu kho cho đến khi vấn đề được giải quyết hoặc phải tìm người mua mới, bán đấu giá hay chở hàng về quay về nước. Đồng thời, nhà xuất khẩu phải chịu những chi phí như lưu tàu quá hạn, phí lưu kho,… trong khi đó không biết rõ lập trường của nhà nhập khẩu là s đồng ý hay từ chối nhận hàng vì lý do bộ chứng từ có sai sót.
+ Nếu NHPH mất khả năng thanh toán, thì cho dù bộ chứng từ xuất trình là hoàn hảo thì c ng không đƣợc thanh toán.