CHƯƠNG 3. KHUYẾN NGHỊ HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI THÔNG QUA L/C TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HẢI VÂN
3.2. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI THÔNG QUA L/C TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HẢI VÂN
3.2.5 Tăng cường công tác kiểm soát rủi ro
Nghiên cứu đầy đủ đối tác của khách hàng, ngân hàng liên quan - Cần xem xét kỹ mối quan hệ thương mại giữa hai bên nhập khẩu, xuất khẩu.
- Tránh trường hợp nhà xuất khẩu nước ngoài giả mạo chứng từ hay giao hàng không đúng thỏa thuận trong hợp đồng ngoại thương nhưng vẫn thiết lập chứng từ phù hợp đúng L/C cần thiết kiểm tra lai lịch hoạt động, uy tín của họ trong lĩnh vực thương mại.
- Ƣu tiên lựa chọn giao dịch với ngân hàng đại lý theo danh sách của BIDV trong từng thời kỳ.
- Hạn chế hoặc không tiến hành giao dịch đối với các ngân hàng ở những quốc gia có sự rào chắn khắt khe về thương mại quốc tế, ngoại hối hay bị cấm vận,... Thường xuyên cập nhật các chính sách cấm vận, các danh sách đen về thương mại quốc tế theo nguồn thông tin nội bộ được Trụ sở chính cập nhật định kì, nhằm tối thiểu hóa rủi ro do thiếu cập nhật thông tin.
* Một số lưu ý trong công tác thẩm định khi phát hành L/C
Hiện tại, Chi nhánh luôn coi trọng công tác thẩm định trước khi phát hành L/C. Trong quá trình thẩm định, cán bộ TTTM cần đặt ra các câu hỏi
nhằm mục đích trả lời liệu rằng ngân hàng có thu đƣợc một phần hay toàn bộ số tiền đã thanh toán từ việc bán hàng nếu nhà nhập khẩu bị phá sản, các câu hỏi có thể là:
- Người nhập khẩu s là người chắc chắn sở hữu hàng hóa?
- Hàng hóa đảm bảo chất lƣợng và có thể bán đƣợc?
- Hàng hóa có dễ hƣ hỏng và giá cả có biến động không?
- Hàng hóa có bị hƣ hại trong quá trình vận chuyển không? Nếu bị hƣ hại thì có bảo hiểm không? Và ngân hàng có đòi đƣợc tiền bảo hiểm không?
- Có sự thông đồng lừa đảo giữa nhà nhập khẩu và xuất khẩu, hậu quả là hàng hóa s không bao giờ đƣợc chuyển đi?
* Kiểm tra bộ chứng từ trong thanh toán L/C nhập khẩu
Kiểm tra khi nhận bộ chứng từ cần thực hiện cẩn thận nhằm tránh trường hợp chứng từ giả mạo, đồng thời đảm bảo cho việc nhận hàng của người mở L/C. Khi chứng từ bị bất hợp lệ, nhanh chóng thông báo cho người yêu cầu mở L/C về tình trạng sai biệt của bộ chứng từ để đưa ra quyết định kịp thời là chuyển giao chứng từ cho người yêu cầu mở thư tín dụng khi họ xuất trình văn bản chấp thuận chứng từ hay chuyển trả lại chứng từ cho ngân hàng nước ngoài khi người mở L/C từ chối nhận bộ chứng từ.
Việc kiểm tra cần đƣợc thực hiện một cách nghiêm túc. Tuyệt đối không vì bảo vệ quyền lợi của nhà nhập khẩu mà đi ngƣợc lại với thông lệ quốc tế.
* Một số lưu ý trong công tác thanh toán L/C xuất khẩu - Khi thông báo L/C
Kiểm tra tính xác thực của L/C, thận trọng các điều kiện và điều khoản thanh toán của các L/C nhằm tránh giả mạo, nhất là những L/C đƣợc mở từ thị trường mới, lạ.
- Khi kiểm tra bộ chứng từ
Đối với chứng từ theo L/C cần kiểm tra chứng từ một cách cẩn thận nhất phù hợp với hướng dẫn của UCP 600 và tài liệu ISBP 745 c ng như căn cứ vào các quy định cụ thể của L/C.
- Khi xử lý bộ chứng từ bất hợp lý trong L/C
Nếu các sai sót có thể sửa chữa được, kịp thời thông báo và lưu ý với khách hàng về việc sửa chứng từ trong thời hạn xuất trình chứng từ đƣợc quy định trong L/C nhằm tránh tình trạng chứng từ bị từ chối thanh toán do xuất trình trễ hạn.
Nếu bộ chứng từ có quá nhiều sai biệt và không thể hiệu chỉnh cần lưu ý khách hàng chuyển sang thanh toán theo hình thức nhờ thu.
- Khi chứng từ phù hợp với L/C bị từ chối
Xem xét kỹ lý do từ chối và có sự phản biện kịp thời nếu lý do từ chối không hợp lệ bằng cách kiểm tra lại thời gian thông báo từ chối chứng từ và đối chiếu các sai sót với các quy tắc, thông lệ quốc tế, L/C.
* Đa dạng hóa danh mục ngành nghề cần đƣợc tài trợ
Tại chi nhánh, việc phụ thuộc vào ngành thép và một vài doanh nghiệp lớn của chi nhánh s rất rủi ro nếu nhƣ ngành có sự biến động lớn ảnh hưởng đến rủi ro của chi nhánh. Và trên thực tế, chi nhánh đã và đang đối mặt với vấn đề này từ năm 2018 đến nay. Chính vì vậy, việc đa dạng hóa ngành nghề cần đƣợc tài trợ giúp phân tán rủi ro đối với hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ.
Trong nền kinh tế thị trường có xu hướng hội nhập quốc tế, các lĩnh vực kinh doanh đều có tăng trưởng và suy thoái. Đa dạng hóa lĩnh vực đầu tƣ giúp chi nhánh phân tán rủi ro, nguồn tiền của ngân hàng đƣợc đầu tƣ vào nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Chi nhánh cần có chiến lƣợc kinh doanh lâu dài và ổn định:
- Bám sát định hướng của trụ sở chính, những lĩnh vực khuyến khích đầu tƣ của chi nhánh, từ đó, xây dựng nên kế hoạch để tiếp cận với các doanh nghiệp trong lĩnh vực đó. Bên cạnh lĩnh vực mà trụ sở chính định hướng, chi nhánh cần tham khảo đến các ngành nghề có triển vọng dựa vào các nguồn thông tin như: các phương tiện thông tin đại chúng, từ ý kiến của khách hàng, từ các buổi họp báo doanh nghiệp, ngân hàng,…
- Từ kế hoạch tiếp cận, chi nhánh phân tích những thuận lợi và khó khăn khi tiếp cận doanh nghiệp
- Thường xuyên theo dõi tình hình biến động kinh tế vĩ mô, vi mô của các ngành nghề có trong danh mục đầu tƣ của chi nhánh để từ đó đƣa ra các khuyến nghị đối với các doanh nghiệp nhằm hỗ trợ kịp thời.