Công tác tổ chức hoạt động tài trợ thương mại thông qua L/C tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hải Vân

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động tài trợ thương mại thông qua l c tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hải vân (Trang 56 - 67)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI THÔNG QUA L/C CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI THÔNG

2.2.2. Công tác tổ chức hoạt động tài trợ thương mại thông qua L/C tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hải Vân

a. Cơ chế thực hiện

Nghiệp vụ tài trợ thương mại và nghiệp vụ bảo lãnh quốc tế được xử lý tập trung tại Trụ sở chính theo cơ chế sau:

- Chi nhánh: Tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ;

gửi/nhận hồ sơ, chứng từ giữa Chi nhánh và Trụ sở chính; phối hợp với Trụ sở chính xử lý giao dịch; in, luân chuyển, lưu trữ chứng từ và hoàn tất giao dịch.

- Tại Trụ sở chính: Tiếp nhận hồ sơ từ Chi nhánh/Khách hàng; Thực hiện tác nghiệp và phối hợp với Chi nhánh xử lý các vấn đề phát sinh liên quan tới giao dịch.

- Đối với các Chi nhánh có Phòng Giao dịch: Mọi giao dịch tài trợ thương mại và bảo lãnh quốc tế phát sinh tại Phòng giao dịch phải chuyển tới Trụ sở Chi nhánh để thực hiện.

b. Cơ sở vật chất, nhân lực

Cán bộ được giao nhiệm vụ thực hiện nghiệp vụ tài trợ thương mại phải có trình độ nghiệp vụ chuyên môn, có trình độ ngoại ngữ đáp ứng đƣợc yêu cầu của công việc. Các cán bộ phải đƣợc đào tạo, tập huấn để vận hành thành thạo các máy móc, thiết bị và chương trình phần mềm sử dụng trong quá trình thực hiện nghiệp vụ. Cụ thể:

* Kiến thức về thương mại quốc tế:

- Hiểu biết cơ bản về hợp đồng ngoại thương, các bên liên quan trong hợp đồng, phương thức vận tải, bảo hiểm, các điều khoản thương mại quốc tế (Incoterms) và các chứng từ giao hàng trong thương mại quốc tế.

- Nắm được các phương thức thanh toán trong thương mại quốc tế (chuyển tiền quốc tế, nhờ thu, tín dụng chứng từ...), chu trình thực hiện các phương thức thanh toán quốc tế và các bên liên quan trong chu trình giao dịch.

- Nắm đƣợc kiến thức cơ bản về các thông lệ quốc tế liên quan đến phương thức thanh toán trong thương mại quốc tế đang thực hiện (ví dụ các quy tắc của ICC nhƣ UCP, ISBP, URC... để áp dụng và thực hiện trong công việc hàng ngày.

- Có thể nhận diện và tƣ vấn cho khách hàng về nội dung và rủi ro trong từng phương thức thanh toán quốc tế.

* Kiến thức về chính sách, quy trình, quy định nghiệp vụ:

- Nắm rõ danh mục những quy định nội bộ liên quan cần tuân thủ trong mảng chuyên môn nghiệp vụ đƣợc phân công.

- Hiểu, xác định và áp dụng đúng nội dung quy định vào từng tình huống xử lý công việc cụ thể: các quy trình tác nghiệp và các điều kiện liên quan tới chứng từ, tài liệu/hợp đồng của từng bước thực hiện.

- Cập nhật thường xuyên và xác định được các nội dung khác biệt các chính sách, quy trình, quy định mới của ngân hàng về nghiệp vụ chuyên môn đang đảm nhiệm.

* Kiến thức về sản phẩm dịch vụ:

- Nắm đƣợc các sản phẩm – dịch vụ TTTM của BIDV và các tính năng cơ bản bao gồm tính năng, mục đích sử dụng của các sản phẩm, chính sách phí, giá, lợi ích, rủi ro có thể xảy ra của từng sản phẩm – dịch vụ đó;

- Nắm đƣợc các điều kiện để thực hiện giao dịch/sản phẩm; Nhận biết đƣợc các hồ sơ/chứng từ phù hợp đối với từng loại sản phẩm trong công việc hàng ngày;

- Giới thiệu đƣợc với khách hàng về các dòng sản phẩm – dịch vụ TTTM của ngân hàng, về lợi ích, thủ tục, quy trình đăng ký sử dụng sản phẩm – dịch vụ.

- Trình bày rõ ràng về sự khác biệt (đặc biệt là những lợi ích) giữa sản phẩm – dịch vụ của BIDV so với đối thủ cạnh tranh chính. Tƣ vấn, giải thích về các thủ tục, quy trình, thông tin cần khai báo với khách hàng.

* Kiến thức về các nghiệp vụ khác của ngân hàng có liên quan (nhƣ tín dụng, kế toán, tuân thủ - phòng chống rửa tiền); kiến thức về công nghệ, phần mềm ứng dụng liên quan.

Cán bộ thực hiện tác nghiệp TTTM đƣợc công nhận đáp ứng tiêu chuẩn nghiệp vụ TTTM khi đã tham gia các khóa đào tạo nghiệp vụ TTTM theo thông báo của Viện Đào tạo và nghiên cứu BIDV hàng năm và đạt kết quả kiểm tra về trình độ nghiệp vụ TTTM do Trụ sở chính tổ chức.

Chi nhánh tổ chức bộ phận nghiệp vụ thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Bộ phận TTTM. Tùy theo quy mô hoạt động và yêu cầu quản lý của Trụ sở chính tại từng thời kỳ, Bộ phận TTTM có thể là một/nhiều phòng độc lập hoặc là một/nhiều tổ trực thuộc phòng nghiệp vụ tại Chi nhánh hoặc là cán bộ QLKH. Tại BIDV Hải Vân, vì quy mô chi nhánh còn nhỏ nên cán bộ quản lý khách hàng doanh nghiệp trực tiếp thực hiện nghiệp vụ TTTM theo từng khách hàng quản lý, không có bộ phận TTTM riêng.

Máy móc, thiết bị và chương trình phần mềm phục vụ hoạt động nghiệp vụ phải đƣợc trang bị đầy đủ, đúng chủng loại theo quy định.

c. Quy trình hoạt động tài trợ thương mại thông qua L/C tại Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hải Vân

(Theo Phụ lục I)

d. Chính sách khách hàng sử dụng sản phẩm L/C tại Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hải Vân

* Mục tiêu

Việc đƣa ra và áp dụng chính sách đối với các khách hàng sử dụng sản phẩm L/C nhằm các mục tiêu:

- Đảm bảo tính thống nhất về cách ứng xử, tính minh bạch, công khai và công bằng đối với khách hàng khi cung cấp sản phẩm dịch vụ.

- Đảm bảo kiểm soát rủi ro khi đánh giá khách hàng.

- Duy trì và phát triển cơ cấu nền khách hàng bền vững.

* Nội dung chính sách khách hàng

Các chính sách áp dụng đối với khách hàng có quan hệ tín dụng tại BIDV đƣợc căn cứ chính trên kết quả xếp hạng tại hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV. Cụ thể các chính sách nhƣ sau:

- Chính sách tiếp thị khách hàng

Xếp hạng tín dụng Chính sách khách hàng I. Khách hàng đã và đang có quan hệ tín dụng tại BIDV

A trở lên Chính sách mở rộng, phát triển” nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng

BB đến BBB “Chính sách duy trì” nhằm đáp ứng nhu cầu phù hợp của khách hàng

II. Khách hàng mới quan hệ tín dụng tại BIDV

A trở lên Nhóm khách hàng mục tiêu, thường xuyên quan tâm, tiếp thị khách hàng nhằm thu hút

BBB Chính sách tiếp thị có chọn lọc đối với khách hàng Bên cạnh đó, khi xem xét để phát hành L/C nhập khẩu đối với khách hàng, khách hàng s phải chứng minh nguồn thanh toán đƣợc dung để đảm bảo cho L/C khi đến hạn. Các hình thức đảm bảo nguồn có thể là: kí quỹ nguyên tệ, kí quỹ đồng tiền khác đồng tiền L/C, vay vốn nguyên tệ, vay vốn

đồng tiền khác đồng tiền L/C hoặc kết hợp các hình thức trên. Chính sách đảm bảo nguồn theo bảng dưới đây:

Mức xếp hạng

Kí quỹ nguyên tệ

Kí quỹ đồng tiền khác

Vay vốn nguyên tệ

Vay vốn đồng tiền khác A trở lên 100% giá

trị L/C

105% giá trị L/C (quy đổi theo tỷ giá tại thời điểm mở L/C)

100% giá trị L/C

105% giá trị L/C (quy đổi theo tỷ giá tại thời điểm mở L/C)

BBB, A- 100% giá trị L/C

110% giá trị L/C (quy đổi theo tỷ giá tại thời điểm mở L/C)

100% giá trị L/C

110% giá trị L/C (quy đổi theo tỷ giá tại thời điểm mở L/C)

BB trở xuống

100% giá trị L/C

110% giá trị L/C (quy đổi theo tỷ giá tại thời điểm mở L/C)

Không áp dụng

Không áp dụng

- Chính sách bảo đảm tiền vay

Xếp hạng tín dụng Chính sách khách hàng Có bảo đảm bằng tài sản, bảo đảm bằng bảo lãnh

AAA, AA+ Tỷ lệ tài sản bảo đảm tối thiểu 20%

AA, AA- Tỷ lệ tài sản bảo đảm tối thiểu 30%

A+, A Tỷ lệ tài sản bảo đảm tối thiểu 40%

A-, BBB Tỷ lệ tài sản bảo đảm tối thiểu 50%

BB+ Tỷ lệ tài sản bảo đảm tối thiểu 70%

Từ BB trở xuống Tỷ lệ tài sản bảo đảm tối thiểu 100%

Không có bảo đảm đối với khách hàng

Khách hàng có mức xếp hạng từ AA trở lên; Hệ số nợ ≤ 2,5; Khách hàng sử dụng vốn vay có hiệu quả, không có nợ gốc vay tại BIDV và các TCTD khác bị chuyển quá hạn trong thời gian 01 năm gần nhất.

- Chính sách về giá, phí:

(Theo Phụ lục II)

Theo biểu phí TTTM hiện hành của BIDV, các loại phí đƣợc phân thành 2 nhóm, phí cố định và phí linh hoạt. Đối với các phí cố định, khách hàng phải trả phí đúng và đủ theo biểu phí, tuy nhiên, đối với các phí linh hoạt, Chi nhánh có thể đề xuất thay đổi để phù hợp với mỗi khách hàng, nhằm đảm bảo tính cạnh tranh với các TCTD khác. Trên thực tế, trong trường hợp cần thiết, Chi nhánh vẫn có thể đề xuất miễn giảm những loại phí cố định cho khách hàng, Chi nhánh s là bên chi trả thay cho khách hàng những phí này (ghi nhận chi phí của chi nhánh).

e. Kiểm soát rủi ro trong hoạt động tài trợ thương mại thông qua L/C tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hải Vân

Sàng lọc khách hàng đầu vào trước khi cung cấp sản phẩm L/C là bước quan trọng để kiểm soát rủi ro trong hoạt động này. Khách hàng phải đảm bảo những điều kiện cần, cụ thể:

- Khách hàng có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự đƣợc xác lập theo quy định của pháp luật.

- Khách hàng có đủ điều kiện, hồ sơ hợp lệ, hợp pháp theo quy định của từng nghiệp vụ. Trừ trường hợp có quy định cụ thể về việc xuất trình bản gốc, hồ sơ khách hàng cung cấp có thể là bản sao. Đối với hồ sơ yêu cầu là bản sao, khách hàng có thể cung cấp bản gốc, bản sao công chứng, chứng thực hoặc bản sao có xác nhận sao y bản chính của khách hàng.

- Giao dịch của khách hàng không thuộc giao dịch liên quan tới hoạt động rửa tiền hoặc các hoạt động khác mà pháp luật cấm hoặc không cho phép thực hiện.

- Khách hàng có khả năng tài chính hoặc đƣợc BIDV cấp tín dụng để đảm bảo nguồn thanh toán cho các giao dịch đề nghị thực hiện.

- Người đại diện của khách hàng giao dịch với BIDV: Người đại diện giao dịch với BIDV phải xuất trình các giấy tờ, hồ sơ chứng minh đủ thẩm quyền đại diện cho khách hàng để giao dịch với BIDV nhƣ quyết định/giấy ủy quyền, giấy giới thiệu, chứng minh nhân dân, hộ chiếu,...

Chi nhánh có quyền từ chối khách hàng khi:

- Khách hàng không đáp ứng các điều kiện theo quy định của BIDV;

và/hoặc

- BIDV phát hiện những nghi vấn, không rõ ràng về khách hàng, đối tác của khách hàng trong giao dịch; về giao dịch; uy tín và khả năng thanh toán của ngân hàng đối tác không đảm bảo; giao dịch tiềm ẩn khả năng rủi ro lớn;

và/hoặc

- Có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc không được phép/dừng thực hiện giao dịch.

Bên cạnh những điều kiện cần cơ bản, Chi nhánh áp dụng chặt ch chính sách tiếp thị và chính sách khách hàng trong hoạt động TTTM thông qua L/C. Bất kì một sai sót nào c ng có thể gây ảnh hưởng đến uy tín của thương hiệu BIDV trên trường quốc tế.

Một số biện pháp cụ thể đƣợc thực hiện tại Chi nhánh:

- Các khâu của quy trình cung cấp L/C từ phát hành đến tất toán đều phải đƣợc thực hiện theo đúng thủ tục, quy định, chính sách khách hàng của BIDV.

- Đối với các L/C đƣợc đảm bảo nguồn bằng vốn vay, đảm bảo chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa cho ngân hàng trong trường hợp khách hàng không có nguồn thanh toán. Các chứng từ vận tải phải có kí hậu của BIDV thì nhà nhập khẩu mới có thể nhận hàng.

- Thường xuyên cập nhật danh sách các quốc gia cấm vận, các đối tƣợng liên quan đến hoạt động rửa tiền 1 tháng/1 lần hoặc khi có thông báo

đột xuất, chi nhánh thường xuyên kiểm tra thông báo của OFAC,… Khi có bất kì thông tin bất thường của khách hàng, các bộ phận được quán triệt cập nhật thông báo lên hệ thống của BDS của BIDV dưới dạng Thông điệp khẩn.

- Chi nhánh thường xuyên cập nhật danh sách cảnh báo, danh sách đen theo quy định phòng chống rửa tiền đến từng phòng ban.

- Yêu cầu khách hàng phát hành L/C bằng nguồn vốn vay của BIDV mua bảo hiểm đối với lô hàng nhập khẩu giá chƣa gồm phí bảo hiểm. Theo quy định, đối với các giao dịch này, người nhập khẩu phải chịu trách nhiệm mua bảo hiểm cho lô hàng nhập khẩu từ nơi giao hàng đến nơi nhận hàng.

Nếu tổn thất xảy ra đối với hàng hóa trong quá trình vận chuyển, người nhập khẩu phải chịu mọi thiệt hại. Khi BIDV thực hiện mở L/C cho lô hàng trên, nếu chứng từ phù hợp, BIDV s bắt buộc phải thực hiện đúng cam kết, thanh toán cho người thụ hưởng cho dù hàng hóa đã bị tổn thất trong quá trình vận chuyển. Do vậy, việc mua bảo hiểm cho hàng hóa nhập khẩu là rất cần thiết để người nhập khẩu được bồi thường nếu có tổn thất xảy ra đối với hàng hóa trong quá trình vận chuyển, bù đắp các thiệt hại phát sinh, đảm bảo khả năng trả nợ đối với các khoản vay của BIDV, hạn chế rủi ro, tổn thất cho BIDV trong các giao dịch phát hành L/C thanh toán bằng nguồn vốn vay BIDV.

- Đa dạng hóa nền khách hàng là một biện pháp giảm thiểu rủi ro. Tuy nhiên, biện pháp này cần sự dài hơi trong việc tìm kiếm, sàng lọc và phát triển khách hàng.

Tỷ trọng sản phẩm L/C theo ngành nghề của các doanh nghiệp tại BIDV Hải Vân qua các năm đƣợc thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.3. Doanh số thanh toán L/C theo ngành nghề của doanh nghiệp tại BIDV Hải Vân giai đoạn 2017 – 2019

(ĐVT: Triệu USD)

Năm Ngành nghề

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Doanh

số Tỷ trọng Doanh

số Tỷ trọng Doanh

số Tỷ trọng Thép 24,96 83,01% 23,64 73,35% 11,63 52,11%

Nhựa - 0,00% 5,79 17,95% 4,16 18,63%

Điện 1,53 5,08% 0,28 0,87% 4,04 18,09%

Giấy 0,97 3,22% 1,33 4,12% 1,85 8,28%

SX cần câu 2,40 7,98% 0,55 1,70% 0,65 2,89%

Cao su - 0,00% 0,52 1,61% - 0,00%

Gỗ - 0,00% 0,13 0,40% - 0,00%

Kính 0,21 0,71% - 0,00% - 0,00%

Tổng cộng 30,07 100,00% 32,22 100,00% 22,31 100,00%

(Nguồn: Phòng Kế hoạch Tài chính – BIDV Hải Vân) Qua bảng 2.3, doanh số thanh toán L/C đối với các doanh nghiệp thuộc các ngành nghề khác nhau nhƣ thép, giấy, điện, cao su,… Trong đó, ngành thép chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu ngành nghề. Năm 2019, tỷ trọng ngành thép phát hành L/C chiếm 52.11% tổng giá trị các L/C. Các công ty thuộc ngành thép phát hành L/C tại BIDV Hải Vân bao gồm Công ty CP Thép Dana – Ý, Công ty CP Đầu tƣ Thành Lợi. Đây là hai doanh nghiệp có doanh số L/C lớn nhất của Chi nhánh, doanh số và phí L/C đƣợc xem là “phụ thuộc” vào hai doanh nghiệp này. Do đó, năm 2018, khi hai doanh nghiệp này gặp sự cố trong kinh doanh thì nguồn thu từ hoạt động TTTM c ng nhƣ các hoạt động khác của Chi nhánh bị ảnh hưởng rất lớn. Để bù đắp lại sự sụt giảm này, Chi nhánh đã tìm kiếm và phát triển L/C đối với các ngành nghề hiện hữu nhƣ

điện, giấy và phát triển một số ngành mới nhƣ cao su, gỗ, kính. Nếu loại trừ ngành thép, thì doanh số phát hành L/C của Chi nhánh có sự tăng trưởng qua các năm trong giai đoạn 2017 – 2019, cụ thể, năm 2018, doanh số L/C tăng 3.48 triệu USD so với năm 2017; năm 2019, doanh số L/C tăng 2.10 triệu USD so với năm 2018.

f. Nguồn lực, công nghệ để thực hiện hoạt động tài trợ thương mại thông qua L/C tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hải Vân

BIDV Hải Vân đã thực hiện trang bị máy móc, phần mềm phục vụ hoạt động TTTM thông qua L/C. Cụ thể:

* Các chương trình quản lý:

BIDV sử dụng các chương trình sau để quản lý các giao dịch TTTM:

- TF/TF-SIBS: Chương trình quản lý giao dịch tài trợ thương mại và bảo lãnh;

- TF Plus (TF+ : Chương trình gửi/nhận hồ sơ giữa Chi nhánh và TTTN TTTM;

- TF Swin: Chương trình quản lý điện Swift đến;

- TF Filer: Chương trình quản lý danh mục hồ sơ lưu trữ;

- TF Online: Chương trình kiểm tra, lưu trữ hồ sơ trực tuyến;

- SA: Chương trình Swift Alliance;

- AML: Chương trình lọc điện Swift.

Mọi giao dịch phát sinh đều phải được đăng nhập và quản lý tại chương trình TF trừ các trường hợp phát sinh đặc biệt mà chương trình chưa hỗ trợ đã đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt riêng.

Chứng từ đƣợc tạo ra/ chuyển về chi nhánh trong quá trình thực hiện giao dịch trên chương trình TF được chi nhánh in và ký trước khi thực hiện

luân chuyển và lưu trữ. Quản lý danh mục hồ sơ lưu trữ được thực hiện bằng chương trình TF Filer.

Đối với các hồ sơ đã hoàn tất tại TFC được lưu trữ, tiêu hủy trên chương trình TF online. Trung tâm hỗ trợ Công nghệ thông tin của BIDV vận hành, quản trị về mặt kỹ thuật chương trình TF online để đảm bảo hồ sơ lữu trữ trên chương trình được toàn vẹn, an toàn, phục vụ công tác tra cứu thông tin. Do đó, khi các đơn vị có nhu cầu truy cập và vấn tin trực tuyến, phục vụ xử lý công việc phát sinh đối với các hồ sơ có trạng thái “Đóng” dưới 1 năm và hồ sơ đang hoạt động có thể dễ dàng, hoặc có thể gửi yêu cầu sử dụng hồ sơ có trạng thái “Đóng” từ 1 năm trở lên đến Trung tâm hỗ trợ Công nghệ thông tin để khôi phục dữ liệu và cung cấp hồ sơ theo yêu cầu.

* Hình thức phát hành L/C:

L/C đƣợc phát hành, sửa đổi bằng điện Swift có tính xác thực. Việc phát hành sửa đổi bằng thư chỉ áp dụng giới hạn đối với một số trường hợp:

người thụ hưởng nhận trực tiếp L/C từ BIDV hoặc BIDV chưa có quan hệ, trao đổi mã khóa Swift với ngân hàng thông báo hoặc các trường hợp khác mà việc thông báo bằng điện Swift không thực hiện đƣợc hoặc thực hiện không hiệu quả.

* Nguồn nhân lực:

Tổng số cán bộ chi nhánh có 99 người trong đó trình độ đại học và trên đại học là 91 người chiếm 91.9% tổng số nhân viên. Đối với bộ phận TTTM, chuyển tiền quốc tế cán bộ có trình độ đại học là 100 , trình độ ngoại ngữ bằng C/ TOEIC 450 (hoặc tương đương và trình độ tin học bằng B trở lên.

BIDV Hải Vân thường xuyên cử cán bộ TTTM tham gia tổ chức đào tạo qua các lớp học trực tuyến, hội thảo trực tiếp đƣợc BIDV tổ chức. Kết quả thi của cán bộ được chuyển về chi nhánh nhằm tăng cường giám sát trình độ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động tài trợ thương mại thông qua l c tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hải vân (Trang 56 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)