Tình hình hoạt động tài trợ thương mại thông qua L/C tại Ngân hàng TMCP đầu tƣ và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hải Vân giai đoạn

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động tài trợ thương mại thông qua l c tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hải vân (Trang 67 - 74)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI THÔNG QUA L/C CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI THÔNG

2.2.3. Tình hình hoạt động tài trợ thương mại thông qua L/C tại Ngân hàng TMCP đầu tƣ và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hải Vân giai đoạn

Dựa vào bối cảnh kinh doanh, mục tiêu hoạt động, công tác tổ chức, các biện pháp đã thực hiện, và phân tích các nhân tố ảnh hưởng dưới đây, hoạt động TTTM thông qua L/C tại BIDV Hải Vân có kết quả cụ thể sau:

a. Doanh số thanh toán L/C

Bảng 2.4. Doanh số TTQT theo các phương thức thanh toán tại BIDV Hải Vân giai đoạn 2017 - 2019

(ĐVT: Triệu USD)

Chỉ tiêu

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Doanh

số

Tỷ Doanh số

Tỷ Doanh số

Tỷ

trọng trọng trọng

Doanh số

TTQT 36.16 100.00% 40.95 100.00% 42.63 100.00%

Doanh số TTQT bằng phương thức L/C

30.07 83.16% 32.22 78.70% 22.31 52.35%

Doanh số TTQT bằng phương thức chuyển tiền

6.09 16.84% 8.72 21.30% 20.31 47.65%

(Nguồn: Phòng Kế hoạch Tài chính – BIDV Hải Vân)

Nhận xét:

Doanh số thanh toán quốc tế tại BIDV Hải Vân qua các năm đều tăng.

Năm 2018, doanh số TTQT đạt 40.95 triệu USD, tăng 13.26% so với năm 2017. Năm 2019, doanh số TTQT đạt 42.63 triệu USD tăng 4.10% so với năm 2018. Tuy nhiên tốc độ tăng có xu hướng giảm. Nguyên nhân là do tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn Đà Nẵng chƣa có sự tăng trưởng mạnh, thậm chí là có xu hướng giảm.

Dựa vào bảng 2.4, có thể thấy phương thức thanh toán L/C và chuyển tiền quốc tế là hai phương thức thanh toán quốc tế được các doanh nghiệp sử dụng tại BIDV Hải Vân. Trong đó, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu, phương thức này chiếm tỷ trọng bình quân trên 70%. Nhƣ đã phân tích ở trên, nếu loại trừ ngành thép thì doanh số thanh toán L/C có xu hướng tăng. Điều này hoàn toàn phù hợp bởi L/C là phương thức thanh toán chiếm tỷ trọng chủ yếu trong TTTM quốc tế.

Dịch vụ thanh toán tín dụng chứng từ chiếm phần lớn trong tổng doanh số TTQT bởi những ưu điểm của phương thức thanh toán này.

* Số món L/C:

Bảng 2.5. Số món L/C tại BIDV Hải Vân giai đoạn 2017 – 2019 Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Số món phát hành L/C 70 80 75

Số món thanh toán L/C

nhập khẩu 80 84 70

Số món gửi chứng từ

xuất khẩu 11 8 3

(Nguồn: Phòng Kế hoạch Tài chính – BIDV Hải Vân)

Bảng 2.6. Doanh số phát hành L/C, thanh toán L/C xuất khẩu, thanh toán L/C nhập khẩu tại BIDV Hải Vân giai đoạn 2017 – 2019

(ĐVT: Triệu USD) Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 L/C Xuất khẩu

Thông báo 9.08 3.64 0.70

Thanh toán 5.18 3.75 0.42

L/C nhập khẩu

Phát hành 32.85 33.37 22.82

Thanh toán 30.07 32.22 22.31

(Nguồn: Phòng Kế hoạch Tài chính – BIDV Hải Vân)

Với sự sụt giảm về L/C của Công ty CP Thép Dana – Ý và Công ty CP Đầu tƣ Thành Lợi, nhìn chung, số món và doanh số phát hành L/C của BIDV Hải Vân giảm các năm trong giai đoạn 2017 – 2019, đồng thời doanh số bình quân của mỗi món c ng có sự sụt giảm, cụ thể: năm 2019, doanh số xuất khẩu bình quân 0.14 triệu USD/món, doanh số nhập khẩu bình quân 0.32 triệu USD/món; năm 2018, doanh số xuất khẩu bình quân 0.46 triệu USD/món, doanh số nhập khẩu bình quân 0.38 triệu USD/món; năm 2017, doanh số xuất khẩu bình quân 0.47 triệu USD/món, doanh số nhập khẩu bình quân 0.38 triệu USD/món.

b. Tiêu chuẩn mục tiêu chất lượng của hoạt động tài trợ thương mại thông qua L/C tại BIDV Hải Vân

Thời gian hoàn thành dịch vụ là tiêu chí quan trọng trong đánh giá chất lƣợng của dịch vụ đó, do đó, BIDV đã đặt ra mục tiêu chất lƣợng thống nhất toàn hệ thống nhằm đảm bảo độ tin cậy dịch vụ đối với khách hàng. BIDV đặt ra thời gian xử lý tối đa đối với từng nghiệp vụ.

Đơn vị tính “Ngày” đƣợc tính theo thời gian làm việc của BIDV trong giờ giao dịch. Các hồ sơ, chứng từ nhận đƣợc sau giờ giao dịch của BIDV đƣợc tính vào ngày tiếp theo.

Thời gian xử lý tại Chi nhánh: là thời gian xử lý (tối đa của Bộ phận TTTM theo các yêu cầu của từng nghiệp vụ. Thời gian xử lý đƣợc tính từ khi Bộ phận TTTM nhận đƣợc hồ sơ đầy đủ từ khách hàng và các bộ phận liên quan đến khi hoàn tất hồ sơ gửi TFC theo quy định của từng nghiệp vụ.

Thời gian xử lý tại TFC là thời gian xử lý (tối đa của TFC đƣợc tính từ khi TFC nhận đƣợc hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, đáp ứng đúng, đủ yêu cầu của từng nghiệp vụ. (Chi tiết theo Phụ lục III)

Mục tiêu chất lƣợng quy định về thời gian xử lý L/C kể từ khi Ngân hàng nhận đủ hồ sơ theo yêu cầu, thực hiện thẩm định, trình duyệt và thực hiện các thủ tục pháp lý về TSĐB và các thủ tục khác.

Trên cơ sở mục tiêu đã đề ra, Chi nhánh tiến hành kiểm tra chọn mẫu tần suất thực hiện: 6 tháng/lần và tối thiểu 6 hồ sơ KHDN kiểm tra nhằm xử lý các trường hợp vi phạm. Kết quả thực hiện mục tiêu chất lượng tại chi nhánh trong giai đoạn 2017 - 2019 đều đảm bảo thực hiện đúng cam kết về thời gian cung cấp dịch vụ đối với khách hàng.

c. Đánh giá rủi ro hoạt động TTTM thông qua L/C tại Chi nhánh Rủi ro trong phương thức L/C đối với ngân hàng xuất phát từ nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu, biến động tỷ giá, pháp lý, chính bản thân ngân hàng.

Rủi ro đƣợc đánh giá dựa vào các chỉ tiêu đối với từng loại L/C cụ thể:

* Đối với L/C nhập khẩu

Trong những năm qua từ 2017 – 2019, rủi ro xuất phát từ phía nhà nhập khẩu – khách hàng yêu cầu phát hành L/C về việc mất khả năng thanh toán là không có trường hợp nào xảy ra, có được điều này là do công tác thẩm định hồ sơ đề nghị phát hành L/C đƣợc thực hiện tốt, cán bộ quản lý khách hàng

doanh nghiệp luôn đảm bảo công tác thẩm định đúng quy định, đảm bảo L/C có nguồn thanh toán 100% ký quỹ, hoặc đảm bảo nguồn thanh toán tiền vay – đảm bảo khách hàng đáp ứng điều kiện theo quy định trình tự thủ tục thẩm định cấp tín dụng doanh nghiệp.

Đối với rủi ro xuất phát từ phía nhà xuất khẩu, công tác kiểm tra bộ chứng từ trước khi thanh toán được thực hiện tại chi nhánh một cách nghiêm túc, đảm bảo chứng từ đầy đủ về số lƣợng, và tính pháp lý của chứng từ.

Từ khâu thẩm định L/C đến khâu kiểm tra bộ chứng từ đƣợc thực hiện đúng quy định, điều này góp phần giảm thiểu khả năng xảy ra rủi ro đối với chi nhánh trong công tác thanh toán tín dụng chứng từ, cụ thể ta có thể xem xét qua các bảng số liệu dưới đây:

Bảng 2.7. Doanh số L/C nhập khẩu chưa thanh toán tại BIDV Hải Vân giai đoạn 2017 - 2019

Năm

L/C nhập khẩu đã thanh toán

L/C nhập khẩu chƣa thanh toán

Tỷ trọng doanh số L/C

chƣa thanh toán (%) Số món

(món)

Doanh số (triệu USD)

Số món (món)

Doanh số (triệu USD)

2017 80 30,07 5 2,78 8.46%

2018 84 32,22 2 1,15 3.44%

2019 70 22,31 2 0,51 2.23%

(Nguồn: Phòng Kế hoạch Tài chính – BIDV Hải Vân)

Chỉ tiêu L/C chƣa thanh toán cho thấy doanh số L/C nhập khẩu chƣa thanh toán so với tổng doanh số L/C bình quân là 4.71 và có xu hướng giảm. Trung bình số món L/C nhập khẩu chƣa thanh toán là 3 món/ năm, giá trị trung bình một món là 0.32 triệu USD. Nguyên nhân là do bộ chứng từ cung cấp từ phía đối tác xuất khẩu không cung cấp đầy đủ theo quy định trong

bộ chứng từ đòi tiền của L/C phát hành, không có trường hợp hủy hợp đồng dẫn đến hủy L/C.

Bảng 2.8. Cơ cấu đảm bảo nguồn thanh toán L/C tại BIDV Hải Vân giai đoạn 2017 – 2019

(ĐVT: Triệu USD)

Nguồn đảm bảo

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Giá trị

Tỷ trọng

Giá

trị Tỷ trọng Giá trị

Tỷ trọng Kí quỹ 100% 2,40 7,98% 0,55 1,71% 0,64 2,87%

Vốn vay 27,67 92,02% 31,68 98,29% 21,67 97,13%

Tổng cộng 30,07 100,00% 32,23 100,00% 22,31 100,00%

Nguồn đảm bảo thanh toán L/C của các doanh nghiệp tại chi nhánh chủ yếu từ nguồn vốn vay. Đảm bảo từ tài khoản ký quỹ 100% chỉ có Công ty TNHH Daiwa Việt Nam, một doanh nghiệp FDI hoạt động trong lĩnh vực sản xuất cần câu cá. Vì thỏa thuận với đối tác xuất khẩu, Công ty TNHH Daiwa giảm doanh số L/C và chuyển một phần thanh toán sang hình thức chuyển tiền điện. Các L/C của các khách hàng khác đảm bảo từ nguồn vốn vay có xu hướng tăng tỷ trọng trong giai đoạn 2017 - 2019. Hầu hết các khách hàng này đã đƣợc cấp sẵn hạn mức tín dụng tại BIDV Hải Vân, nguồn đảm bảo cho L/C nhập khẩu đƣợc trừ vào hạn mức tín dụng đƣợc cấp. Vào ngày đến hạn, các doanh nghiệp thường vay vốn để thanh toán L/C. Các khách hàng được cấp hạn mức tín dụng s đƣợc ngân hàng theo dõi xuyên suốt cả năm tài chính, đảm bảo khả năng trả nợ, vật tƣ đảm bảo nợ vay, đáp ứng đúng và đủ chính sách tín dụng của BIDV, do đó, hạn chế rủi ro trong thanh toán L/C.

d. Mạng lưới ngân hàng trong và ngoài nước có mối quan hệ bang giao với BIDV

Bảng 2.9. Số lượng các ngân hàng có mối quan hệ bang giao với BIDV Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Số lƣợng NHĐL,

tổ chức thanh toán có quan hệ với BIDV

989 1.006 1.055

Quan bảng 2.9, có thể thấy mạng lưới các ngân hàng có quan hệ với BIDV đƣợc mở rộng dần qua các năm. BIDV có những đánh giá, rà soát định kì để không chỉ tăng về số lượng mà còn chất lượng của mạng lưới thanh toán. Đến hết năm 2019, số lƣợng ngân hàng trên toàn thế giới có mối quan hệ với BIDV là 1.055 tổ chức, phân bổ ở hầu khắp các quốc gia và vùng lãnh thổ. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi để BIDV có thể đáp ứng đƣợc nhu cầu của các khách hàng xuất nhập khẩu hiện hữu và thu hút khách hàng tiềm năng trong tương lai.

e. Thu nhập từ hoạt động tài trợ thương mại thông qua L/C tại BIDV Hải Vân

Bảng 2.10. Thu nhập từ hoạt động TTTM thông qua L/C của BIDV Hải Vân giai đoạn 2017 – 2019

(ĐVT: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Tổng thu dịch vụ 47,2 50,4 53,5

Thu dịch vụ L/C 8,1 9,6 6,8

Tỷ trọng thu dịch vụ L/C/ Tổng thu dịch vụ

17,16% 19,05% 12,71%

(Nguồn: Phòng Kế hoạch Tài chính – BIDV Hải Vân)

Sự biến động của thu dịch vụ L/C c ng tương tự như sự biến động doanh số L/C qua các năm trong giai đoạn 2017 – 2019. Tỷ trọng thu dịch vụ L/C trong tổng thu dịch vụ của Chi nhánh sụt giảm còn 12,71 . Chi nhánh đã đẩy mạnh nguồn thu từ các hoạt động khác, chủ yếu là các hoạt động bán lẻ (thẻ, ngân hàng điện tử,… , mang tính bền vững hơn, và ít bị phụ thuộc vào phí TTTM thông qua L/C. Mặc dù giảm nhƣng nhìn chung, thu dịch vụ L/C vẫn đóng góp một phần đáng kể trong tổng cơ cấu thu dịch vụ của Chi nhánh.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động tài trợ thương mại thông qua l c tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hải vân (Trang 67 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)