CHƯƠNG 1. CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ BẢO TRỢ XÃ HỘI
1.1. KHÁI QUÁT VỀ BẢO TRỢ XÃ HỘI
1.1.1. Một số khái niệm
Bảo trợ xã hội đƣợc hiểu theo các quan điểm, theo các cách tiếp cận, tính chất, chức năng, hình thức và mô hình khác nhau. Cho đến nay vẫn chƣa có định nghĩa chính thức về bảo trợ xã hội, phần lớn các tài liệu nghiên cứu chƣa lý giải một cách toàn diện về khái niệm bảo trợ xã hội, nhƣng cũng đã giải thích thuật ngữ, từ ngữ gần với bảo trợ xã hội nhƣ trợ giúp xã hội, cứu trợ xã hội, phúc lợi xã hội, công tác xã hội, an sinh xã hội, cứu tế xã hội. Có rất nhiều định nghĩa về bảo trợ xã hội của các tổ chức quốc tế đã đƣợc PGS.TS Đặng Nguyên Anh tổng hợp, cụ thể nhƣ:[1]
Theo tổ chức Lao động Quốc tế (ILO): “Bảo trợ xã hội là việc cung cấp phúc lợi cho các hộ gia đình và cá nhân thông qua cơ chế nhà nước hoặc tập thể, cộng đồng nhằm ngăn chặn sự suy giảm mức sống hoặc cải thiện mức sống thấp”. Định nghĩa này nhấn mạnh chiều cạnh bảo hiểm và mở rộng cơ hội việc làm và tạo việc làm cho những đối tƣợng có nhu cầu và trong khu vực kinh tế phi chính thức.
Theo ngân hàng Thế giới (WB): “Bảo trợ xã hội là những biện pháp công cộng nhằm giúp các cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng đương đầu và kiềm chế được nguy cơ tác động đến thu nhập nhằm giảm tính dễ tổn thương và những bấp bênh thu nhập”. Định nghĩa này nhấn mạnh sự kiềm chế nguy cơ, bảo trợ xã hội vừa là mạng lưới an toàn, vừa là cơ sở để phát triển vốn con người.
Theo ngân hàng Phát triển châu Á (ADB): “Bảo trợ xã hội là một hệ thống chính sách công nhằm giảm nhẹ tác động bất lợi của những rủi ro đối
với hộ gia đình và cá nhân”. Định nghĩa này nhấn mạnh vào tính dễ tổn thương nếu người dân không có bảo trợ xã hội, và tác hại của việc thiếu bảo trợ xã hội đối với người khác.
Theo viện nghiên cứu Phát triển Hải ngoại (ODI): “Bảo trợ xã hội là những hành động công ích nhằm giảm thiểu tính tổn thương, nguy cơ gây sốc và sự bần cùng hóa, là những điều không thể chấp nhận đƣợc về mặt xã hội”.
Định nghĩa này nhấn mạnh tính dễ tổn thương và bần cùng hóa, do vậy bảo trợ xã hội hướng vào người nghèo hoặc người khó khăn nhất thuộc tầng lớp không ai mong muốn trong xã hội.
Nhƣng cho dù theo định nghĩa nào thì các tổ chức quốc tế đều nhấn mạnh bản chất của bảo trợ xã hội là thông qua các can thiệp, các chính sách cần thiết của nhà nước và các hoạt động tình nguyện của cá nhân, cộng đồng đối với các đối tƣợng yếu thế, thiệt thòi trong xã hội, đều thống nhất trong cách tiếp cận coi bảo trợ xã hội nhƣ một biện pháp kiềm chế nguy cơ tổn thương, duy trì được thu nhập, sinh kế, tránh rơi vào tình trạng khó khăn, đói nghèo, tự ti, không hòa nhập đƣợc với cuộc sống cộng đồng. Mục đích của bảo trợ xã hội nhằm đảm bảo thu nhập và các điều kiện sống tối thiểu đối với các trường hợp bất hạnh, rủi ro, nghèo đói, không đủ khả năng tự lo liệu cho cuộc sống tối thiểu của bản thân và gia đình.
Theo Bộ Lao Động – Thương binh và xã hội (1999), Bảo trợ xã hội là thực hiện các chính sách, chế độ, các hoạt động của chính quyền các cấp và hoạt động của cộng đồng xã hội dưới các hình thức và biện pháp khác nhau nhằm giúp đỡ các đối tượng thiệt thòi, yếu thế hoặc gặp bất hạnh trong cuộc sống có điều kiện tồn tại và có cơ hội hòa nhập với cuộc sống chung của cộng đồng, góp phần bảo đảm ổn định và công bằng xã hội.[3]
Dựa theo quan điểm trên, tác giả chọn khái niệm này làm định hướng chính cho nghiên cứu luận văn của mình về công tác bảo trợ xã hội.
- Cơ sở của bảo trợ xã hội + Công bằng xã hội
Công bằng xã hội là một khái niệm mang tính chuẩn tắc, nghĩa là tùy thuộc vào nhiều qua điểm khác nhau của con người. Định nghĩa công bằng xã hội chính vì thế mà chỉ mang tính chất tương đối.
Hiểu một cách khái quát, “Công bằng xã hội nói tới một xã hội có thể cho phép mọi cá nhân và nhóm xã hội được đối xử công bằng và hưởng thụ công bằng những lợi ích xã hội” theo từ điển bách khoa Việt Nam.[36]
Công bằng xã hội cũng có thể được hiểu là một giá trị cơ bản định hướng cho việc giải quyết mối quan hệ giữa người với người trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội theo nguyên tắc: cống hiến về vật chất và tinh thần ngang nhau cho sự phát triển xã hội thì được hưởng thụ ngang nhau những giá trị vật chất và tinh thần do xã hội tạo ra, phù hợp với khả năng hiện thực của xã hội. Đó là một giá trị cơ bản trong các quan hệ xã hội nhƣ: quan hệ giữa mức độ lao động và mức độ thu nhập; quan hệ giữa quyền sở hữu tƣ liệu sản xuất và quyền định đoạt sự sản xuất và phân phối; quan hệ giữa mức độ phạm tội và mức độ bị trừng phạt; quan hệ giữa các thành viên của xã hội với hoàn cảnh kinh tế, mức độ phát triển trí lực khác nhau và cơ hội tham gia vào quá trình giáo dục, khám, chữa bệnh, hưởng thụ các sản phẩm văn hóa, nghệ thuật, thể dục – thể thao…[39].
Cho dù theo quan điểm nào đi nữa thì nội dung cơ bản nhất của công bằng xã hội là xử lý hợp nhất quan hệ quyền lợi và nghĩa vụ trong điều kiện, hoàn cảnh nhất định. Để phán ánh nội dung cơ bản này, các nhà kinh tế học hiện nay thường sử dụng hai khái niệm về công bằng, đó là công bằng theo chiều dọc và công bằng xã hội theo chiều ngang.[35]
Công bằng theo chiều dọc là sự đối xử khác nhau đối với những người có những khác biệt bẩm sinh hoặc có tình trạng kinh tế ban đầu khác nhau
nhằm khắc phục những khác biệt sẵn có. Theo cách hiểu này, chính sách của chính phủ được phép đối xử có phân biệt với những người có tình trạng kinh tế khác nhau, với điều kiện sau khi chịu tác động của chính sách thì những khác biệt đó phải đƣợc giảm bớt. Việc chính phủ có những chính sách ƣu tiên cho các đối tượng là nạn nhân chiến tranh, những người yếu thế nên gặp khó khăn trong việc hòa nhập với cộng đồng… là biểu hiện của việc thực hiện nguyên tắc công bằng dọc. Nó cũng nói lên trình độ văn minh của một xã hội vì con người và lo cho con người.
Công bằng theo chiều ngang là đối xử như nhau đối với những người có tình trạng kinh tế nhƣ nhau. Theo quan điểm này, nếu hai cá nhân có tình trạng kinh tế nhƣ nhau (đƣợc xét theo một tiêu thức nào đó nhƣ thu nhập, hoàn cảnh gia đình, dân tộc, tôn giáo…) thì chính sách của chính phủ không đƣợc phân biệt đối xử.
+ Phúc lợi xã hội
Phúc lợi xã hội, hiểu theo nghĩa rộng, là các định chế, các chính sách và các hoạt động nhằm bảo đảm đáp ứng những nhu cầu cần thiết của người dân, với mục tiêu là làm sao cho mọi người dân có được một cuộc sống đàng hoàng, tử tế, xứng đáng với phẩm giá con người. Hệ thống này bao gồm các lĩnh vực nhƣ: giáo dục, y tế, nhà ở, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, các chính sách trợ giúp xã hội (hỗ trợ những tầng lớp nghèo và khó khăn…) và các chính sách cứu trợ xã hội (cứu trợ thiên tai, dịch bệnh…).[29]
Khi nói đến PLXH người ta thường đồng nghĩa với những gì do xã hội mà trực tiếp là do Nhà nước đưa lại. Điều đó, cũng đồng nghĩa là ngoài phần thu nhập được nhận trực tiếp, người lao động được hưởng thụ thêm một số lợi ích nào đó do Nhà nước thực hiện.
Theo từ điển Bách khoa Việt Nam, PLXH là một bộ phận thu nhập quốc dân đƣợc sử dụng nhằm thỏa mãn những nhu cầu vật chất và tinh thần của các
thành viên trong xã hội, chủ yếu đƣợc phân phối ngoài thu nhập theo lao động, phân phối lại.[36]
Trong từ điển Tiếng Việt xuất bản năm 1992 của Trung tâm từ điển ngôn ngữ đưa ra định nghĩa, “Phúc lợi là lợi ích công cộng mà người dân được hưởng không phải trả tiền hoặc chi trả một phần”. Trong thực tế phúc lợi với ý nghĩa trên người ta đã sử dụng và mở rộng: Phúc lợi tập thể, phúc lợi công ty, phúc lợi cơ quan…
Dưới góc độ kinh tế học phúc lợi, PLXH là những biện pháp của Nhà nước và xã hội nhằm khắc phục những “thất bại”, khiếm khuyết của thị trường. Bản chất của PLXH là làm giảm thiểu sự bất công bằng trong xã hội, đảm bảo cho các thành viên trong xã hội đều có thể thụ hưởng những cái
“chung” của xã hội. Một mặt phải làm cho cái “bánh” của xã hội to ra; mặt khác phải “chia” cái bánh đó “hợp lý”.
+ Phân phối lại phúc lợi xã hội
Để đảm bảo công bằng xã hội, Chính phủ phải tiến hành phân phối lại thu nhập. Song, phân phối lại thu nhập bằng cách nào để kích thích sử dụng có hiệu quả các nguồn lực? Vấn đề này đòi hỏi Chính phủ phải đƣa ra cách phân phối phù hợp [35]. Thực chất của phân phối lại thu nhập là lấy bớt của người giàu hơn cho người nghèo hơn. Quá trình phân phối lại thường được thực hiện qua thuế, trợ cấp và chi tiêu công cộng của Chính phủ.
Phân phối lại là quá trình tiếp tục phân phối những phần thu nhập cơ bản đã hình thành qua phân phối lần đầu ra phạm vi rộng hơn (toàn xã hội) đáp ứng nhu cầu tích lũy và tiêu dùng của các chủ thể trong xã hội, cũng nhƣ yêu cầu quản lý kinh tế - xã hội của Nhà nước. Là điều hòa lại mức thu nhập giữa các tầng lớp dân cƣ nhằm thực hiện sự công bằng xã hội, giảm bớt sự chênh lệch giữa người có thu nhập cao và những đối tượng có mức thu nhập dưới mức tối thiểu.
Có hai cách phân phối phổ biến là phân phối theo chức năng và phân phối theo mức độ thu nhập. Các nhà kinh tế đã đƣa ra các lý thuyết khác nhau để lý giải cho việc Nhà nước phải đứng ra phân phối lại thu nhập đó là:
- Thuyết vị lợi (thuyết phúc lợi xã hội), dựa trên các giả định sau:
+ Các cá nhân có hàm thỏa dụng biên đồng nhất và chỉ phụ thuộc vào mức thu nhập của họ.
+ Các hàm thỏa dụng biên này tuân theo quy luật mức thỏa dụng biên theo thu nhập giảm dần
+ Tổng mức thu nhập sẵn có là cố định và không thay đổi khi tiến hành phân phối lại.
Nội dung thuyết vị lợi cho rằng: Phúc lợi xã hội chỉ phụ thuộc vào độ thỏa dụng của các cá nhân. PLXH là tổng đại số độ thỏa dụng của tất cả các thành viên trong xã hội và mục tiêu hóa của xã hội là tối đa hóa tổng số đó.
Nói cách khác, nếu có n cá nhân trong xã hội mà mức thỏa dụng của người thứ i là Ui thì PLXH W là tổng mức thỏa dụng các cá nhân. Nó còn đƣợc gọi là hàm PLXH tổng.
W= U1 + U2 + …+ Un =
Giả sử mọi thứ khác không thay đổi thì tăng bất kỳ Ui nào (i = 1,n) cũng dẫn đến làm tăng W. Một sự thay đổi làm ai đó tốt lên mà không làm cho người khác bị tồi đi thì đều làm tăng phúc lợi xã hội. Nhà nước phải có chính sách can thiệp vào phân phối lại thu nhập chừng nào chính sách ấy còn làm tăng W.
- Thuyết cực đại thấp nhất (Thuyết Rawls), dựa vào quan điểm của nhà triết học Mỹ John Rawls cho rằng: Phúc lợi xã hội chỉ phụ thuộc vào lợi ích của người nghèo nhất. Vì vây, muốn có PLXH đạt tối đa thì phải cực đại hóa độ thỏa dụng của người nghèo nhất. Hàm phúc lợi xã hội có dạng:
W = minimum {U1 ,U2 ,…,Un}
Như vậy xã hội sẽ tốt đẹp hơn, nếu cải thiện được hoàn cảnh của người có mức sống thấp, dù là không thu được gì để cải thiện cho người khác, ở đây không có sự nhân nhƣợng. Nói cách khác, không có sự gia tăng phúc lợi của cá nhân khá giả nào có thể bù đắp lại cho xã hội về giảm phúc lợi của cá nhân nghèo khổ. Mục tiêu xã hội này thường được gọi là tiêu chuẩn cực đại thấp nhất, vì mục tiêu ở đây là cực đại hóa mức thỏa dụng của người có mức thỏa dụng thấp nhất.