Đặc điểm về điều kiện kinh tế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện quảng ninh tỉnh quảng bình (Trang 58 - 62)

CHƯƠNG 1. CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ BẢO TRỢ XÃ HỘI

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN BẢO TRỢ XÃ HỘI

2.1.3. Đặc điểm về điều kiện kinh tế

Trong giai đoạn từ năm 2012 - 2016, nhìn chung giá trị sản xuất của huyện Quảng Ninh có xu hướng tăng dần qua các năm, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của huyện cả giai đoạn 2012 - 2016 là tương đối cao đạt 9,6%, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng kinh tế không đồng đều và có biến động qua các năm. Điều đó được thể hiện tại Bảng 2.4 dưới đây:

Bảng 2.4. Tình hình phát triển kinh tế trên địa bàn huyện Quảng Ninh giai đoạn 2012 - 2016

Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 2014 2015 2016

1. Giá trị sản xuất Tỷ đồng 2.160 2.341,9 2.865,6 2.974,3 3.117,9 Nông, lâm, thủy sản Tỷ đồng 654,1 648,8 634,8 733,6 729,8 Công nghiệp và xây

dựng Tỷ đồng 710,9 830,6 1.133 1.192,2 1.278,5 Dịch vụ Tỷ đồng 795,1 862,6 970,6 1.048,6 1.109,6 2.Tốc độ tăng trưởng % - 8,4 22,4 3,8 4,8

Nông, lâm, thủy sản % - -0,8 -2,2 15,6 -0,5 Công nghiệp và xây

dựng % - 16,8 36,4 5,2 7,2

Dịch vụ % - 8,5 12,5 8,0 5,8

(Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Quảng Ninh)

Qua bảng số liệu trên ta thấy, tổng giá trị sản xuất các ngành tăng từ 2.160 tỷ đồng năm 2012 lên 3.117,9 tỷ đồng năm 2016. Trong đó: Ngành Nông, Lâm và Thủy sản tăng từ 654,1 tỷ đồng năm 2012 lên 729,8 tỷ đồng năm 2016, Công nghiệp và xây dựng tăng từ 710,9 tỷ đồng năm 2012 lên 1.278,5 tỷ đồng năm 2016, Dịch vụ tăng từ 795,1 tỷ đồng năm 2012 lên 1.109,6 tỷ đồng năm 2016.

Tốc độ tăng trưởng trên địa bàn huyện từ năm 2012 - 2016 có sự biến động, năm 2013 có tốc độ tăng trưởng là 8,4% đến năm 2014 tốc độ tăng trưởng ở mức tương đối cao đạt 22,4 % , tuy nhiên đến năm 2013 tốc độ tăng trưởng có sự sụt giảm mạnh chỉ đạt 3,8% và đến năm 2016 tốc độ tăng trưởng tăng nhẹ đạt 4,8%. Tăng trưởng kinh tế theo ngành có sự biến đổi khá mạnh, đối với ngành nông, lâm, thủy sản năm 2013 tốc độ tăng trưởng giảm 0,8% đến năm 2015 tăng lên 15,6% nhưng đến năm 2016 tốc độ tăng trưởng giảm xuống 0,5%; với ngành công nghiệp - xây dựng tốc độ tăng trưởng khá cao, năm 2013 là 16,8% đến năm 2016 tuy tốc độ tăng trưởng có giảm nhưng vẫn duy trì ở mức khá cao là 7,2%; đối với ngành dịch vụ tốc độ tăng trưởng 2013 là 8,5 % đến năm 2016 là 5,8%.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

Cơ cấu kinh tế của huyện đang chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông lâm, thủy sản. Điều đó được thể hiện qua Bảng 2.5 dưới đây:

Bảng 2.5. Cơ cấu giá trị sản xuất phân theo khu vực kinh tế trên địa bàn huyện Quảng Ninh giai đoạn 2012 - 2016.

Đơn vị: % Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016 Cơ cấu giá trị sản xuất theo ngành 100 100 100 100 100 Nông, lâm, thủy sản 30,28 27,70 26,59 24,66 23,41 Công nghiệp và xây dựng 32.91 35,47 39,54 40,08 41,00

Dịch vụ 36,81 36,83 33,87 35,26 35,59

(Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Quảng Ninh)

Cơ cấu giá trị sản xuất của các ngành giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2016 có sự thay đổi nhƣ sau: Ngành nông, lâm, thủy sản từ 30,28% giảm xuống còn 23,41%, ngành công nghiệp - xây dựng từ 32,91% tăng lên 41%, ngành dịch vụ từ 38,81% giảm nhẹ xuống còn 35,59%. Trong thời gian qua, huyện đã huy động đƣợc các nguồn lực để đầu tƣ phát triển kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Công nghiệp phát triển mạnh mẽ, tạo động lực thúc đẩy trở thành ngành kinh tế trọng điểm của huyện. Du lịch đƣợc đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá các tiền năng du lịch để thu hút đầu tƣ và khách đến tham quan, huy động nguồn đầu tƣ, xây dựng các di tích, danh thắng trên địa bàn. Chính vì vậy, mà giá trị công nghiệp - xây dựng và dịch vụ ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tổng giá trị sản xuất của huyện. Ngành nông nghiệp tập trung nhiều lao động nhƣng tỷ trọng giá trị sản xuất lại thấp nhất và đang phát triển theo hướng bề vững gắn với xây dựng nông thôn mới, cùng với quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa diện tích đất sử dụng cho nông nghiệp trên địa bàn ngày càng giảm. Nhƣ vậy, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện đã đi đúng hướng, phù hợp với yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

- Tổng thu - chi ngân sách địa phương của huyện tăng qua các năm tăng, trong đó, chi cho đảm bảo xã hội cũng tăng. Điều đó đƣợc thể hiện qua Bảng 2.6 sau:

Bảng 2.6. Thực trạng nguồn thu - chi ngân sách trên địa bàn huyện Quảng Ninh giai đoạn 2012 - 2016

ĐVT: Triệu đồng TT Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

1 Tổng thu NSĐP 454.822 479.879 524.674 476.381 530.314 2 Tổng chi NSĐP 357.907 381.485 390.705 424.459 452.444 3 Tổng chi

thường xuyên 282.869 294.711 316.643 335.091 363.007 Trong đó chi

Đảm bảo xã hội 1.707 33.672 40.876 38.557 61.437 (Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Quảng Ninh) Tổng thu ngân sách địa phương năm 2012 là 454.822 triệu đồng đến năm 2016 tăng 530.314 triệu đồng, tương ứng tăng 1,17 lần so với năm 2012. Điều đó cho thấy, nền kinh tế của huyện tăng trưởng khá, cơ cấu ngành và thành phần kinh tế chuyển dịch đúng hướng và tích cực. Đây là thành quả của việc ban hành, vận dụng các cơ chế chính sách phù hợp của huyện trong việc thu hút mọi nguồn lực, kêu gọi đầu tƣ, tao điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển. Tổng chi ngân sách địa phương năm 2012 đạt 357.907 triệu đồng đến năm 2016 tăng lên 452.444 triệu đồng. Các khoản chi chủ yếu tập trung giành phần vốn lớn cho đầu tƣ phát triển cơ sở vật chất và ƣu tiên đầu tƣ phát triển con người. Nguồn chi cho đảm bảo xã hội của huyện cũng tăng qua các năm, từ 1.707 triệu đồng năm 2012 đến năm 2016 tăng lên 61.437 triệu đồng, tăng gấp 36 lần so với năm 2012. Qua đó cho thấy, các cấp chính quyền đã có những cơ chế, chính sách nhằm quan tâm, đảm bảo cho đời sống vật chất, tinh thần của người dân trên địa bàn huyện.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện quảng ninh tỉnh quảng bình (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)