Mở rộng đối tƣợng bảo trợ xã hội

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện quảng ninh tỉnh quảng bình (Trang 32 - 39)

CHƯƠNG 1. CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ BẢO TRỢ XÃ HỘI

1.2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HOÀN THIỆN CÔNG TÁC BẢO TRỢ XÃ HỘI

1.2.1. Mở rộng đối tƣợng bảo trợ xã hội

- Đối tượng bảo trợ xã hội bao gồm những người hoặc nhóm người vì một số lý do, một số nguyên nhân khách quan và chủ quan nào đó làm họ rơi vào hoàn cảnh yếu thế, thiệt thòi hơn so với những người khác trong xã hội, họ không đủ khả năng hoặc không tự lo đƣợc cuộc sống của bản thân và gia đình cần có sự trợ giúp, cứu tế từ Nhà nước và cộng đồng để đảm bảo bằng điều kiện sống bình thường.

Vì vậy, khi xem xét, đánh giá và xác định đối tƣợng bảo trợ xã hội, cần phải nhìn ở cả phương diện kinh tế và phương diện xã hội. Về phương diện kinh tế, đối tượng được bảo trợ là những người không may gặp khó khăn, rủi ro bất hạnh trong cuộc sống khiến cho mức sống của họ thấp hơn rất nhiều so với mức sống tối thiểu chung của cộng đồng, thậm chí khiến cho cuộc sống của họ rơi vào tình trạng bị đe dọa. Về phương diện xã hội, đối tượng được bảo trợ xã hội là những người gặp bất hạnh trong cuộc sống cần có sự nâng đỡ, trợ giúp cả về vật chất và tinh thần, không phân biệt vị thế và thành phần

xã hội, để đảm bảo cuộc sống bình thường, không bị gạt ra ngoài lề của xã hội.

- Mở rộng đối tƣợng bảo trợ xã hội là sự gia tăng về số lƣợng đối tƣợng được thụ hưởng theo thời gian, ngoài những đối tượng theo quy định trước đây, nhà nước cần bổ sung thêm đối tượng mà trước đây ngân sách chưa đảm bảo để các đối tượng đó thụ hưởng.

Đối tƣợng đƣợc BTXH rất đa dạng và độ bao phủ rất rộng. Đối tƣợng bảo trợ xã hội gồm hai nhóm là đối tượng BTXH thuộc diện trợ cấp thường xuyên và đối tƣợng BTXH thuộc diện trợ cấp xã hội đột xuất, trong đó:

+ Đối tượng bảo trợ xã hội thuộc diện trợ cấp thường xuyên: là những người vì những nguyên nhân khác nhau không thể tự đảm bảo được cuộc sống bản thân, nếu không được trợ cấp thường xuyên có thể nguy cơ đến tính mạng.

Theo Nghị định số 67/2007/NĐ-CP và Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 13/4/2010 thì đối tượng nhận bảo trợ xã hội thường xuyên gồm 9 nhóm đối tƣợng sau:

(1) Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dƣỡng;

trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại là mẹ hoặc cha mất tích theo quy định tại Điều 78 của Bộ luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dƣỡng theo quy định của pháp luật; trẻ em có cha và mẹ, hoặc cha hoặc mẹ đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam, không còn người nuôi dưỡng; trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ gia đình nghèo.Người chưa thành niên từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi nhưng đang đi học văn hóa, học nghề, có hoàn cảnh nhƣ trẻ em nêu trên.

(2) Người cao tuổi cô đơn, thuộc hộ gia đình nghèo; người cao tuổi còn vợ hoặc chồng nhưng già yếu, không có con, cháu, người thân thích để nương tựa, thuộc hộ gia đình nghèo (theo chuẩn nghèo đƣợc Chính phủ quy định cho

từng thời kỳ).

(3) Người từ 80 tuổi trở lên không có lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội. ( Nghị định số 06/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người cao tuổi ).

(4) Người tàn tật nặng không có khả năng lao động hoặc không có khả năng tự phục vụ.

(5) Người mắc bệnh tâm thần thuộc các loại tâm thần phân liệt, rối loạn tâm thần đã đƣợc cơ quan y tế chuyên khoa tâm thần chữa trị nhiều lần nhƣng chƣa thuyên giảm.

(6) Người nhiễm HIV/AIDS không còn khả năng lao động, thuộc hộ gia đình nghèo.

(7) Gia đình, cá nhân nhận nuôi dƣỡng trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi.

(8) Hộ gia đình có từ 02 người trở lên tàn tật nặng, không có khả năng tự phục vụ.

(9) Người đơn thân thuộc diện hộ nghèo, đang nuôi con nhỏ dưới 16 tuổi; trường hợp con đang đi học văn hoá, học nghề được áp dụng đến dưới 18 tuổi.

Theo Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 đối tƣợng đƣợc hưởng bảo trợ xã hội thường xuyên gồm 8 nhóm đối tượng sau:

(1) Trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng thuộc một trong các trường hợp quy định sau đây:

a) Bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi;

b) Mồ côi cả cha và mẹ;

c) Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại mất tích theo quy định của pháp luật;

d) Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dƣỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội;

đ) Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

e) Cả cha và mẹ mất tích theo quy định của pháp luật;

g) Cả cha và mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội;

h) Cả cha và mẹ đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dƣỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

i) Cha hoặc mẹ mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội;

k) Cha hoặc mẹ mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

1) Cha hoặc mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

(2) Người từ 16 tuổi đến 22 tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này mà đang học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất.

(3) Trẻ em bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo; người bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo không còn khả năng lao động mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công hàng tháng, trợ cấp hàng tháng khác.

(4) Người thuộc hộ nghèo không có chồng hoặc không có vợ; có chồng hoặc vợ đã chết; có chồng hoặc vợ mất tích theo quy định của pháp luật và đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc đang nuôi con từ 16 tuổi đến 22 tuổi nhưng người con đó đang học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất (sau đây gọi chung là người đơn thân nghèo đang nuôi con).

(5) Người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng;

b) Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định tại Điểm a Khoản này mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng;

c) Người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dƣỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội nhưng có người nhận chăm sóc tại cộng đồng.

(6) Trẻ em khuyết tật, người khuyết tật thuộc diện hưởng trợ cấp xã hội theo quy định của pháp luật về người khuyết tật.

+ Đối tượng bảo trợ xã hội thuộc diện trợ cấp đột xuất: là những người có khả năng hoặc không có khả năng lao động, có thu nhập hoặc không có thu nhập, vì những lý do khác nhau mà gặp phải hoạn nạn, khó khăn tạm thời.

Nếu nhƣ họ nhận đƣợc sự giúp đỡ kịp thời họ có thể nhanh chóng vƣợt qua đƣợc sự hụt hẫng, ổn định cuộc sống, nhanh chóng hòa nhập cộng đồng.

Theo Nghị định số 67/2007/NĐ-CP và Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 13/4/2010: Đối tượng thuộc diện trợ cấp đột xuất là những người hoặc hộ gia đình gặp khó khăn do hậu quả thiên tai hoặc những lý do bất khả kháng

khác gây ra, bao gồm:

(1) Hộ gia đình có người chết, mất tích;

(2) Hộ gia đình có người bị thương nặng;

(3) Hộ gia đình có nhà bị đổ, sập, trôi, cháy, hỏng nặng;

(4) Hộ gia đình bị mất phương tiện sản xuất, lâm vào cảnh thiếu đói;

(5) Hộ gia đình phải di dời khẩn cấp do nguy cơ sạt lỡ đất, lũ quyét;

(6) Người bị đói do thiếu lương thực;

(7) Người gặp rủi ro ngoài vùng cư trú dẫn đến bị thương nặng, gia đình không biết để chăm sóc;

(8) Người lang thang xin ăn trong thời gian tập trung chờ đưa về nơi cư trú.

Nếu trợ cấp xã hội thường xuyên diễn ra trong một thời gian dài, hay người nhận trợ cấp nhận được sự trợ cấp xã hội đều đặn, liên tục thì người nhận trợ cấp xã hội đột xuất chỉ được hưởng một lần khi các biến cố xuất hiện bất ngở xảy ra trong cuộc sống của họ. Do đó, để trợ cấp đột xuất đảm bảo tính hiệu quả cao nhất đòi hỏi phải thực hiện trợ giúp đúng thời điểm, kịp thời, đúng đối tượng. Bên cạnh đó, do đối tượng được hưởng trợ giúp đột xuất thường rộng và có hoàn cảnh rủi ro khác nhau nên cần cân nhắc đến thứ tự ưu tiên trợ giúp cho các đối tượng được hưởng. Đối tượng nào gặp khó khăn nhất sẽ được ưu tiên trước nhất. Mỗi loại đối tượng cần có các giải pháp khác nhau; thậm chí với cùng loại đối tƣợng nhƣng có hoàn cảnh thực tế khác nhau thì cách trợ giúp cụ thể cũng khác nhau. Sự trợ giúp đột xuất của Nhà nước và xã hội đƣợc thực hiện bằng tiền hoặc hiện vật hay bằng cả hai cách sẽ tùy thuộc vào tình hình cụ thể của đối tượng được hưởng trợ giúp liên quan đến hoàn cảnh rủi ro, tình trạng khó khăn và nhu cầu cần trợ giúp.

- Cần phải mở rộng đối tƣợng BTXH là do các điều kiện về lịch sử, địa lý, tự nhiên, kinh tế, xã hội nên có rất nhiều đối tƣợng gặp khó khăn, bất hạnh, rủi ro… cần đƣợc bảo trợ. Chính sách bảo trợ xã hội cùng với chính sách xã

hội khác sẽ góp phần làm cho sự phát triển của đất nước ta toàn diện hơn hướng đến sự phát triển vì con người trên cơ sở ba tiêu chuẩn là thu nhập, giáo dục và tuổi thọ. Trên cơ sở đó, mức sống xã hội ngày càng tăng lên làm cho nhu cầu thụ hưởng của các đối tượng tăng. Đồng thời, sự phát triển kinh tế xã hội, ngân sách dùng trong hoạt động cho bảo trợ xã hội ngày một đảm bảo nên khả năng chi trả cho hoạt động bảo trợ xã hội đƣợc thuận lợi.

- Nội dung về mở rộng đối tƣợng bảo trợ xã hội

+ Sửa đổi, bổ sung những điểm bất hợp lý về các quy định, quy trình xác định đối tƣợng đƣợc nhận bảo trợ xã hội để mở rộng và xác định đúng đối tượng được thụ hưởng nhằm hạn chế việc bỏ sót đối tượng.

Trong điều kiện của kinh tế - xã hội hiện nay và trên cơ sở pháp luật về bảo trợ xã hội đƣợc Chính phủ quy định, huyện nên nghiên cứu để mở rộng đối tượng thụ hưởng các chính sách trợ giúp xã hội. Chẳng hạn như đối với đối tượng hưởng trợ cấp xã hội thường xuyên có thể áp dụng cho cả những hộ gia đình có thu nhập dưới mức chuẩn nghèo do Chính phủ công bố từng thời kỳ hay những hộ gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa. Đối với đối tượng hưởng trợ cấp đột xuất có thể mở rộng cho cả những cá nhân gặp khó khăn đột xuất mà không phải do nguyên nhân khách quan nhƣ: Nạn nhân của bạo lực gia đình, nạn nhân của việc buôn bán phụ nữ, trẻ em…nhằm tạo điều kiện giúp đỡ những hộ gia đình khó khăn nuôi dưỡng người cao tuổi, các nạn nhân có thêm nguồn thu nhập cải thiện cuộc sống hoặc khắc phục khó khăn trước mắt để vươn lên trong cuộc sống.

+ Công tác quản lý, nắm bắt đối tượng phải được tiến hành thường xuyên, có hệ thống; công tác báo cáo ở cấp cơ sở về các đối tƣợng bảo trợ đột xuất phải chính xác, kịp thời nhằm trợ giúp đối tƣợng một cách nhanh chóng, kịp thời.

- Tiêu chí đánh giá về mở rộng đối tƣợng bảo trợ xã hội:

+ Tổng số đối tượng được hưởng bảo trợ xã hội qua các năm.

+ Tỷ lệ đối tượng được thụ hưởng so với tổng dân số.

+ Số lượng đối tượng được hưởng BTXH theo từng nhóm qua các năm.

+ Tỷ lệ từng nhóm đối tƣợng trên tổng số đối tƣợng bảo trợ xã hội.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện quảng ninh tỉnh quảng bình (Trang 32 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)