Đặc điểm về điều kiện xã hội

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện quảng ninh tỉnh quảng bình (Trang 54 - 58)

CHƯƠNG 1. CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ BẢO TRỢ XÃ HỘI

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN BẢO TRỢ XÃ HỘI

2.1.2. Đặc điểm về điều kiện xã hội

Dân số trung bình của toàn huyện giai đoạn từ năm 2012 - 2016 tăng liên tục, năm 2016 tăng gấp 1,02 lần so với năm 2012, điều đó đƣợc thể hiện qua

Bảng 2.1 dưới đây:

Bảng 2.1. Tình hình dân số của huyện Quảng Ninh giai đoạn 2012 - 2016

Năm 2012

Năm 2013

Năm

2014 Năm 2015 Năm 2016

DSTB (người)

DSTB (người)

DSTB (người)

DSTB (người)

MĐDS (ng/km2)

DSTB (người)

MĐDS (ng/km2) TT Quán Hàu 4.376 4.454 4.515 4.556 1.376 4.600 1.391

Xã Vạn Ninh 7.225 7.243 7.405 7.438 256 7.471 257 Xã An Ninh 8.884 8.992 9.053 9.100 468 8.882 457 Xã Tân Ninh 5.202 5.282 5.254 5.261 459 5.256 459 Xã Xuân Ninh 7.333 7.416 7.433 7.462 902 7.272 880 Xã Hiền Ninh 7.228 7.322 7.271 7.291 486 7.089 473 Xã Gia Ninh 6.681 6.778 6.774 6.795 238 6.823 239 Xã Võ Ninh 7.930 8.076 8.097 8.147 375 8.481 391 Xã Duy Ninh 6.212 6.257 6.269 6.286 807 6.301 809 Xã Hàm Ninh 5.511 5.556 5.587 5.609 279 5.636 280 Xã Lương Ninh 3.875 3.922 3.931 3.934 729 4.124 764 Xã Vĩnh Ninh 6.310 6.421 6.421 4.460 130 6.521 131

Xã Trường

Xuân 2.182 2.294 2.312 2.327 15 2.424 15 Xã Trường Sơn 4.107 4.137 4.209 4.254 5 4.337 6

Xã Hải Ninh 4.813 4.915 4.931 4.988 130 5.172 135 Toàn huyện 87.869 89.062 89.462 89.908 75 90.389 76 (Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Quảng Ninh)

Qua bảng số liệu cho thấy, năm 2012 dân số trung bình toàn huyện là 87.869 người nhưng đến năm 2016 dân số tăng lên là 90.389 người. Điều đó cho thấy nguồn lực cho sự phát triển kinh tế của địa phương dồi dào. Tuy

nhiên, bên cạnh đó các vấn đề về phát triển kinh tế - xã hội vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế đặc biệt là các vấn đề về an sinh xã hội, y tế, giáo dục, giải quyết việc làm, tăng thu nhập… cần đƣợc các cấp chính quyền quan tâm, tạo điều kiện hơn nữa.

Dân cƣ trên địa bàn huyện phân bố không đều, mật độ dân số toàn huyện năm 2016 là 76 người/km2, nơi có mật độ dân số cao nhất là thị trấn Quán Hàu với mật độ dân số là 1.391 người/km2, trong khi đó nơi có mật độ dân số thấp nhất là xã Trường Sơn, đây là một xã miền núi với mật độ dân số 6 người/km2.

- Lao động

+ Quy mô nguồn lao động: Dân số trong độ tuổi lao động của địa phương có xu hướng tăng trong những năm gần đây, điều này được thể hiện tại Bảng 2.2 dưới đây:

Bảng 2.2. Tình hình lao động của huyện Quảng Ninh giai đoạn 2013 -2016

Chỉ tiêu ĐVT 2013 2014 2015 2016

Dân số trung bình Người 89.062 89.462 89.908 90.389 Dân số trong độ tuổi lao động Người 55.833 56.103 56.447 56.776 Tỷ lệ lao động so với DSTB % 62,69 62,71 62,78 62,81 (Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Quảng Ninh)

Qua bảng trên cho thấy, dân số trong độ tuổi lao động chiếm trên 60% so với tổng dân số toàn huyện. Nguồn lao động khá dồi dào, nếu nhƣ năm 2012, số người trong độ tuổi lao động là 55.833 người chiếm 62,69% thì đến năm 2016 con số này tăng lên 56.776 người chiếm 62,81%. Tuy nhiên, chất luợng nguồn lao động của huyện vẫn còn chƣa cao, số lƣợng lao động có tay nghề, lao động qua đào tạo chƣa cao, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của công việc. Vì vây, khó tuyển chọn lao động trong địa bàn huyện. Cho nên trong những năm qua, các cấp chính quyền trên địa bàn huyện đã có nhiều chương trình hỗ trợ

đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu phát triển của huyện. Đặc biệt là lao động tại các xã miền núi đã đƣợc hỗ trợ rất nhiều trong việc tham gia các lớp học đào tạo nghề để dần dần cải thiện chất lƣợng lao động của huyện.

- Cơ cấu lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành kinh tế.

Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế tăng qua các năm, cơ cấu lao động theo ngành kinh tế cũng có sự chuyển dịch theo hướng giảm lao động trong ngành nông, lâm, thủy sản, tăng lao động trong cách ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Tuy nhiên, lao động vẫn tập trung nhiều ở ngành nông, lâm, thủy sản, còn ngành công nghiệp - xây dựng thì lao động vẫn tập trung ít nhất, điều này được thể hiện qua Bảng 2.3 dưới đây:

Bảng 2.3. Cơ cấu lao động trên địa bàn huyện Quảng Ninh giai đoạn 2013 - 2016

Chỉ tiêu ĐVT 2013 2014 2015 2016

1. Lao động đang làm việc trong

các ngành kinh tế Người 46.074 46.627 47.139 47.478 a. Nông, lâm và thủy sản Người 30.441 30.506 30.355 29.849 b. Công nghiệp và xây dựng Người 5.561 5.728 5.805 6.273

c. Dịch vụ Người 10.072 10.393 10.979 11.356

2. Cơ cấu lao động % 100 100 100 100

a. Nông, lâm và thủy sản % 66,07 65,43 64,39 62.87 b. Công nghiệp và xây dựng % 12,07 12,28 12,31 13,21

c. Dịch vụ % 21,86 22,29 23,29 23,92

(Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Quảng Ninh) Qua bảng trên cho thấy, năm 2013 số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế của huyện là 46.074 người, đến năm 2016 là 47.478 người, tăng 3,04%, chiếm 52,5% dân số của toàn huyện. Trong giai đoạn 2013 - 2016, cơ cấu lao động trong các ngành có xu hướng dịch chuyển từ ngành nông, lâm và thủy sản sang ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Trong đó, ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ liên tục tăng qua các năm, nếu nhƣ năm 2013 lao

động trong ngành công nghiệp xây dựng là 5.561 người thì đến năm 2016 tăng lên 6.273, chiếm 13,21%; lao động trong ngành dịch vụ năm 2012 là 10.072 người đên năm 2016 tăng lên 11,356 người, chiếm 23,92%.

Nguyên nhân dẫn đến sự chuyển dịch trên là do với việc định hướng phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã làm cho quỹ đất nông nghiệp bị thu hẹp lại nhường chỗ cho quy hoạch xây dựng đô thị, khu công nghiệp ngày càng tăng. Cùng với việc đó là việc cơ giới hóa trong nông nghiệp đã khiến cho nhu cầu lao động tham gia trong lĩnh vực nông nghiệp ngày càng giảm.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện quảng ninh tỉnh quảng bình (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)