Tăng nguồn tài trợ để phục vụ cho công tác bảo trợ xã hội

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện quảng ninh tỉnh quảng bình (Trang 46 - 49)

CHƯƠNG 1. CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ BẢO TRỢ XÃ HỘI

1.2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HOÀN THIỆN CÔNG TÁC BẢO TRỢ XÃ HỘI

1.2.5. Tăng nguồn tài trợ để phục vụ cho công tác bảo trợ xã hội

Những chương trình đó gồm có nhiều đối tượng tham gia như Nhà nước, cộng đồng, tổ chức phi chính phủ… nhằm mục tiêu chuyển các nguồn lực tới những nhóm người yếu thế.

- Nguồn tài trợ để phục vụ cho công tác bảo trợ xã hội bao gồm:

+ Nguồn tài trợ từ ngân sách Nhà nước: Đây là nguồn tài trợ chủ yếu trong công tác bảo trợ xã hội. Với trách nhiệm tổ chức, quản lý xã hội và điều hòa phân phối lại nguồn quỹ của quốc gia, hàng năm Nhà nước sẽ phải trích từ Ngân sách để thực hiện bảo trợ xã hội, bao gồm cả cứu trợ thường xuyên và cứu trợ đột xuất. Nhà nước với vai trò chủ đạo bảo trợ cho đối tượng yếu thế thông qua các cơ sở của nhà nước ở Trung ương, địa phương và được cân đối trong ngân sách Nhà nước phân cấp cho các đơn vị, ngành, địa phương theo quy định của Luật ngân sách.

+ Nguồn tài trợ từ các tổ chức, đoàn thể, hiệp hội, các doanh nghiệp, cá nhân, gia đình và cộng đồng: Đây là nguồn lực đã đóng góp phần không nhỏ trọng việc trợ giúp những đối tƣợng yếu thế đặc biệt là trợ giúp đột xuất cho các đối tƣợng gặp thiên tai, dịch bệnh. Nguồn lực này nhiều khi không chịu sự chi phối, điều chỉnh của Nhà nước. Các tổ chức, đoàn thể, hiệp hội, doanh nghiệp, cá nhân… tham gia vào hoat động BTXH góp phần thúc đẩy và mở rộng tính xã hội và đa dạng hóa các hoạt động BTXH. Nguồn chi phí nuôi dƣỡng, quản lý do các tổ chức đứng ra thành lập, tự huy động hoặc tài trợ.

Tuy sự đóng góp của mỗi cá nhân, tổ chức không lớn nhƣng theo quy luật số đông, nếu huy động đƣợc nhiều cá nhân, tổ chức đóng góp thì số tiền huy động đƣợc là rất lớn. Vì vậy, việc tổ chức, tuyên truyền, vận động cộng đồng,

xã hội chung tay, góp sức cũng thực hiện BTXH cho các đối tƣợng yếu thế là hết sức quan trọng.

+ Nguồn tài trợ từ các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ: Khi kinh tế thế giới phát triển, nhiều tổ chức quốc tế của Liên hợp quốc và tổ chức phi chính phủ ra đời thì nguồn lực của các tổ chức này đóng góp cho hoạt động bảo trợ xã hội với nhóm đối tƣợng yếu thế cũng đƣợc quan tâm. Ngoài việc thực hiện cho công tác cứu trợ đột xuất do thiên tai, dịch bệnh thì nguồn lực này tập trung vào các chương trình, dự án nhằm nghiên cứu chính sách hỗ trợ và đối tƣợng BTXH một cách hiệu quả, phù hợp với điều kiện của Việt Nam và thông lệ quốc tế. Và đây cũng là một nguồn lực tài chính quan trọng cho công tác bảo trợ xã hội, đặc biệt là đối với các nước nghèo.

- Cần phải tăng nguồn tài trợ cho công tác BTXH là vì:

+ Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường thì hệ quả tất yếu xảy ra là khoảng cách về thu nhập, về mức sống ngày càng có sự phân hóa lớn.

Bên cạnh đó mặt trái của nền kinh tế thị trường như phân hóa giàu nghèo, chú trọng phát triển kinh tế, chạy theo lối sống thực dụng, suy thoái đạo đức…phá vỡ quan hệ gia đình truyền thống làm cho nhiều người cao tuổi không được quan tâm, chăm sóc; nhiều tệ nạn xã hội xuất hiện làm gia tăng số lƣợng đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt; nhiều tai nạn thương tích trong lao động, đời sống khiến nhiều người tàn tật…tất cả đã làm gia tăng số người có nhu cầu bảo trợ xã hội mà sự huy động nguồn lực trợ giúp theo truyền thống tương thân tương ái không thể đáp ứng đủ. Vì vậy, đòi hỏi cần phải tăng nguồn tài trợ cho công tác BTXH từ nhiều nguồn khác nhau.

+ Sự phát triển của xã hội với những nhận thức, những quan điểm về an sinh xã hội, bảo trợ xã hội cũng có sự thay đổi, từ chỗ các hoạt động tài trợ với quy mô nhỏ, lẻ, số lƣợng ít nay phát triển với quy mô lớn hơn, diện bao phủ rộng hơn, vì vậy cũng đòi hỏi nguồn tài trợ ngày càng nhiều hơn.

+ Ở nước ta hiện nay xu hướng già hóa dân số đang diễn ra, số lượng người cao tuổi và người cao tuổi có hoàn cảnh đặc biệt ở nước ta đang gia tăng. Chính vì thế, cần đòi hỏi nhà nước phải có những phương thức, chính sách thích hợp để huy động ngày càng nhiều nguồn lực, nguồn tài trợ giúp người cao tuổi và giúp người cao tuổi không có thu nhập, cô đơn để họ ổn định đƣợc cuộc sống.

+ Chiến tranh, ô nhiễm môi trường, chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh cho đến nay vẫn còn để lại hậu quả nặng nề cho nước ta, tai nạn giao thông và tai nạn lao động, làm tăng đối tượng người khuyết tật. Vì vậy, cần thiết phải tăng thêm nguồn tài trợ để giúp đối tƣợng này giảm bớt khó khăn trong cuộc sống, giúp họ hòa nhập với cộng đồng. Nước ta là nước nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, thường xuyên xảy ra thiên tai, bão, lũ lụt. Với tần suất liên tục và thiệt hại nặng nề hằng năm do thiên tai gây ra, vì vậy đòi hỏi Nhà nước phải đứng ra cứu trợ kịp thời để khắc phục rủi ro đột xuất, giảm bớt hậu quả, ổn định đời sống kinh tế của người dân. Cho nên cần có nguồn tài chính lớn để có thể kịp thời hỗ trợ cho các đối tƣợng.

+ Khủng hoảng kinh tế, lạm phát gia tăng, giá cả leo thang, đời sống của người lao động gặp khó khăn, đặc biệt là đời sống của những đối tượng yếu thế lại càng khó khăn. Vì vậy, việc trợ cấp cho các đối tƣợng này theo hình thức bằng tiền, bằng hiện vật hay trợ cấp thông qua trợ giá một số mặt hàng thiết yếu, dù hình thức nào cũng cần phải tăng thêm về quy mô trợ cấp cũng nhƣ sự tăng thêm về số lần trợ cấp để giúp họ ổn định đƣợc mức sống tối thiểu. Điều đó đòi hỏi phải tăng thêm về nguồn lực tài chính tài trợ cho các hoạt động bảo trợ xã hội.

- Nội dung về tăng nguồn tài trợ cho bảo trợ xã hội:

+ Nguồn tài trợ để phục vụ cho công tác BTXH cần huy động từ nhiều nguồn lực khác nhau. Trong đó, nhà nước vẫn đóng vai trò chủ đạo trong việc

huy động nguồn tài trợ để phục vụ cho công tác bảo trợ xã hội.Tuy nhiên, tỷ lệ đóng góp kinh phí cho hoạt động này của Nhà nước sẽ giảm dần. Đồng thời, tăng dần tỷ lệ đóng góp từ các cá nhân, gia đình, các tổ chức đoàn thể xã hội, các doanh nghiệp trong cộng đồng và các tổ chức quốc tế cho nguồn lực tài trợ cho công tác bảo trợ xã hội.

+ Cần đẩy mạnh phát triển kinh tế, tăng cường tạo điều kiện về cơ chế chính sách cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư và phát triển trên địa bàn. Mặt khác, nâng cao tinh thần tương thân, tương ái trong cộng đồng xã hội, tạo sự hưởng ứng tích cực trong nhân dân là điều kiện quan trọng để tăng nguồn đảm bảo phục vụ cho đối tƣợng bảo trợ xã hội trong thời gian đến.

- Tiêu chí đánh giá nguồn tài trợ cho bảo trợ xã hội:

+ Tổng số các nguồn tài trợ cho công tác bảo trợ xã hội + Tốc độ tăng nguồn kinh phí tài trợ

+ Tỷ lệ từng nguồn tài trợ trên tổng số nguồn tài trợ.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện quảng ninh tỉnh quảng bình (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)