Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị bán hàng tại công ty cổ phần dược TW 3 (Trang 50 - 67)

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƢỢC TRUNG ƢƠNG 3

2.3 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƢỢC TRUNG ƢƠNG 3

2.3.1 Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty

Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2014 đến 2018

Đơn vị tính: Triệu đồng

CHỈ TIÊU

số

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Hiệu quả 2018 so với 2017 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 376,555 223,940 321,026 248,418 261,899 13,481 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02 18,741 8,018 154 3,331 5,896 2,565 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung

cấp dịch vụ (10= 01-02) 10 357,814 215,923 320,872 245,088 256,004

10,916 4. Giá vốn hàng bán 11 316,336 180,146 274,161 205,083 226,701 21,618 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp

dịch vụ (20=10-11) 20 41,478 35,777 46,711 40,005 29,303

-10,702

6.Doanh thu hoạt động tài chính 21 1,416 1,142 350 396 196 -200

7. Chi phí tài chính 22 2,433 4,986 3,800 2,116 3,784 1,668

Trong đó :Chi phí lãi vay 678 1,211 1,419 1,457 1,470 13

8. Phần lãi/lỗ trong công ty liên doanh, liên

kết

9. Chi phí bán hàng 24 26,146 20,923 26,834 18,208 9,299 -8,909

10. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 11,986 8,928 14,015 18,543 16,260 -2,283 11. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh

doanh(30=20+(21-22)-(25+26) 30 2,329 2,081 2,413 1,534 156

-1,378

12. Thu nhập khác 31 185 143 207 4,678 242 -4,436

13. Chi phí khác 32 398 32 40 - 91 91 14. Lợi nhuận khác (40=31-32) 40 -214 112 167 4,678 151 -4,527 15. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

(50=30+40) 50 2,115 2,193 2,579 6,212 307

-5,905

16. Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 526 483 523 1,483 104 -1,379

17. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 52 0

18. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh

nghiệp (60=50-51) 60 1,589 1,711 2,057 4,728 203

-4,525 Lợi nhuận sau thuế của cổ đông của Công ty

mẹ 1,711 2,057 4,728 203

-4,525 19. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (*) (VNÐ) 980 1,182 2,721 73 -2,648

20. Lãi suy giảm trên cổ phiếu (*)

Phân tích doanh thu thuần: Đây là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất (năm 2018 chiếm hơn 98%) trong tổng doanh thu của công ty. Doanh thu thuần năm 2018 đạt 256.004 triệu đồng tăng 4,5% so với năm 2017. Khoản mục này không ổn định qua các năm nhƣ đã phân tích phía trên và thể hiện trên biểu đồ tại hình 2.1. Đây rõ ràng là một tín hiệu thể hiện cho tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại là không ổn định.

0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000 400000

NĂM 2014

NĂM 2015

NĂM 2016

NĂM 2017

NĂM 2018

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ

Biểu đồ: 2.2 Doanh thu và lợi nhuận (Nguồn: Phòng kế toán công ty)

Doanh thu hoạt động tài chính: Khoản mục này chiếm tỷ lệ khá thấp và không có ảnh hưởng lớn đến sự biến động của tổng doanh thu. Doanh thu hoạt động tài chính có xu hướng giảm qua các năm. Năm 2018 đạt 196 triệu đồng, năm 2017 đạt 396 triệu đồng giảm 200 triệu đồng tương ứng với 49,5%. Điều này cho thấy khả năng đầu tƣ vào lĩnh vực hoạt động tài chính của công ty là không cao và có phần chƣa hiệu quả, do đó công ty cần có chủ trương và biện pháp thích hợp, tích cực hơn nữa để đầu tư vào lĩnh vực này nhằm tăng thêm doanh thu cho doanh nghiệp.

Doanh thu khác: Đây là khoản thu từ việc công ty cho thuê lại một phần mặt bằng kinh doanh và nhà kho mà công ty đang sử dụng, một phần là do khoản chiết khấu thanh toán mà doanh nghiệp được hưởng do thanh toán tiền hàng sớm hơn thời hạn yêu cầu và một số khoản thu khác. Khoản mục này chiếm tỷ trọng tương đối thấp và tăng đều qua các năm. Riêng năm 2017 có doanh thu khác cao là 4.678 triệu là từ việc công ty chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất.

Tình hình chi phí: Chi phí sản xuất kinh doanh có vai trò vô cùng quan trọng và đƣợc xem là yếu tố đầu vào của quá trình hoạt động kinh doanh và đồng nghĩa nó có ảnh hưởng vô cùng lớn đến kết quả hoạt động sản xuất – kinh doanh mà công ty đạt đƣợc. Do đó, chúng ta cần phải xem xét những yếu tố tác động đến chi phí để có biện pháp hợp lý và hiệu quả để tiết kiệm triệt để chi phí để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh nhƣng vẫn đảm bảo chất lƣợng của sản phẩm dịch vụ đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng.

Tình hình biến động của khoản mục chi phí của công ty trong 3 năm từ 2014 – 2018 sẽ đƣợc thể hiện ở bảng 2.2. Qua bảng trên ta thấy tổng chi phí của công ty biến động qua các năm, để hiểu rõ nguyên nhân của sự biến động này ta cần phải xem xét cụ thể và chi tiết của từng yếu tố trong khoản mục chi phí.

Bảng 2.2 Cơ cấu chi phí giai đoạn 2014 đến 2018

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá vốn hàng

bán 316,336 88.54% 180,146 83.78% 274,161 85.98% 205,083 84.07% 226,701 88.51%

Chi phí tài chính 2,433 0.68% 4,986 2.32% 3,800 1.19% 2,116 0.87% 3,784 1.48%

Chi phí bán hàng 26,146 7.32% 20,923 9.73% 26,834 8.42% 18,208 7.46% 9,299 3.63%

Chi phí quản lý

doanh nghiệp 11,986 3.35% 8,928 4.15% 14,015 4.40% 18,543 7.60% 16,260 6.35%

Chi phí khác 398 0.11% 32 0.01% 40 0.01% 0 0.00% 91 0.04%

Tổng 357,299 100% 215,015 100% 318,850 100% 243,950 100% 256,135 100%

Giá vốn hàng bán: Chủ yếu gồm các chi phí đầu tƣ để mua hàng hóa đầu vào nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất. Năm 2014, giá vốn hàng bán ở mức 316.336 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 88,54% trên tổng khoản mục chi phí.

Đến năm 2015, giá vốn hàng bán giảm còn 180.146 triệu tuy nhiên xét về tỷ trọng trên tổng chi phí thì giá vốn hàng bán giảm đƣợc 4,75%. Năm 2017, giá vốn hàng bán đạt 205.083 triệu đồng chiểm 84,07% trên tổng chi phí. Đến năm 2018 thì giá vốn hàng bán đạt 226.701 triệu đồng chiếm 88,51% trên tổng chi phí. Nhƣng xét về tỷ trọng trên cơ cấu tổng chi phí thì giá vốn hàng bán năm 2018 tăng 4,44 % so với năm 2017. Nguyên nhân chủ yếu làm giá vốn hàng bán biến động về mặt giá trị qua các năm là do giá nguyên vật liệu đầu vào của ngành dƣợc biến động rất lớn tạo nên sự không ổn định trong cơ cấu chi phí sản xuất của công ty. So sanh kết quả hoạt động kinh doanh năm 2017 và 2018 nhận thấy rõ, trong khi doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2018 tăng 4,5% so với 2017 tương đương với 10.916 triệu đồng. Trong khi giá vốn hàng bán năm 2018 tăng 21.618 triệu đồng tương đương tăng 10,5% so với năm 2017 điều này cho thấy giá nguyên vật liệu đầu vào năm 2018 tăng nhiều so với năm 2017.

Chi phí tài chính: Đây là khoản chi phí liên quan đến những khoản vay của công ty. Ta thấy chi phí tài chính năm 2018 là 3.784 triệu đồng tăng 1.666 triệu đồng so với năm 2017, xét về tỷ trọng trên tổng chi phí thì tăng 0,61%.

Chi phí bán hàng: Đây là những khoản chi phí bỏ ra để đảm bảo cho quá trình tiêu thụ hàng hoá dịch vụ của doanh nghiệp đƣợc thực hiện. Đó là những khoản chi phí về tiền lương, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên bán hàng, chi phí đóng gói vận chuyển bảo quản, khấu hao tài sản cố định … Từ năm 2015 đến 2018 ta thấy tỷ trọng chi phí bán hàng trên tổng chi phí của công ty giảm dần qua các năm, đặc biết năm 2017 chi phí bán hàng là 18.208 triệu đồng đến năm 2018 là 9.299 triệu đồng tương đương giảm 8.909 triệu

đồng. Xét về tỷ trọng trên tổng chi phí thì đến năm 2018 chi phí bán hàng chiếm 3,63% giảm 3,83 % so với năm 2017. Qua phân tích chi phí bán hàng của công ty ngày còn giảm thể hiện lượng hàng bán của công ty ra thị trường ngày còn giảm, điều này chứng tỏ lực lƣợng bán hàng của công ty đang có vấn đề.

Chi phí quản lý doanh nghiệp: Gồm các chi phí quản lý doanh nghiệp, quản lý hành chính và các chi phí chung khác có liên quan đến toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp như tiền lương, các khoản phụ cấp phải trả cho ban giám đốc và nhân viên quản lý ở các phòng ban, lãi vay vốn kinh doanh, dự phòng phải thu khó đòi, chi phí tiếp tân….Đây là khoản mục chi phí có ảnh hưởng lớn đến chất lượng của việc điều hành và quản lý hoạt động sản xuất – kinh doanh của công ty. Chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty tăng dần qua các năm xét về tỷ trọng trên tổng chi phí năm 2018 là 16.260 triệu đồng.

điều này chứng tỏ công ty đang chú trọng vào công tác chế độ đãi ngộ để nâng cao năng lực quản trị hoạt động của công ty.

* Năng lực tài chính tại công ty cổ phần Dƣợc Trung Ƣơng 3

Năng lực tài chính trong công ty đƣợc đánh giá dựa vào các tỷ số tài chính để đo lường khả năng sinh lời cũng như những rủi ro đang tồn tại trong công ty. Qua đó sẽ đƣa ra đƣợc những nhận xét chính xác về tình hình tài chính hiện tại của công ty. Do đó, chúng ta sẽ đi phân tích những yếu tố sau.

Nhóm chỉ số thanh khoản: Thể hiện năng lực duy trì khả năng thanh toán của doanh nghiệp là yếu tố rất quan trọng để đƣa ra các quyết định tài chính. Nếu khả năng thanh toán không đáp ứng thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong thanh toán công nợ và có thể lâm vào tình trạng phá sản mặc dù có thể doanh nghiệp vẫn kinh doanh có lãi. Khi đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ, có thể sử dụng các chỉ tiêu nhƣ hệ số thanh toán tiền mặt, hệ số thanh toán ngắn hạn, hệ số thanh toán nhanh và hệ số thanh toán lãi vay.

Bảng 2.3 Tình hình thanh toán của công ty

Chỉ tiêu ĐVT Năm

2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018 Tỷ số thanh toán bằng tiền mặt Lần 0.06 0.07 0.13 0.05 Tỷ số thanh toán nhanh Lần 0.73 0.82 0.75 0.72 Tỷ số thanh toán ngắn hạn Lần 1.04 1.03 1.09 1.1 Khả năng thanh toán lãi vay Lần 2.81 2.82 5.26 1.21

(Nguồn: Phân tích từ báo cáo tài chính từ năm 2015 - 2018)

0 1 2 3 4 5 6 7 8

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Khả năng thanh toán lãi vay

Tỷ số thanh toán ngắn hạn

Tỷ số thanh toán nhanh

Tỷ số thanh toán bằng tiền mặt

Biểu đồ 2.3: Khả năng thanh toán (Nguồn: do tác giả tổng hợp)

Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng thanh toán của Công ty cổ phần Dược Trung Ương 3 trong giai đoạn 2015 – 2018 có xu hướng giảm. Ngoại trừ hệ số thanh toán ngắn hạn ổn định và có tăng nhẹ qua các năm, năm 2017 là 1,09 lần lên 1,1 lần, ba chỉ tiêu còn lại là hệ số thanh toán nhanh, hệ số thanh toán tiền mặt và khả năng thanh toán lãi vay đều giảm. Đặc biệt khả năng thanh toán lãi vay của công ty giảm mạnh năm 2017 là 5,26 lần giảm xuống còn 1,21 lần ở năm 2018. Chỉ tiêu này giúp doanh nghiệp vừa kiểm soát đƣợc khả năng thanh toán, đồng thời cũng sử dụng đƣợc hiệu quả đòn bẩy tài chính, cũng có nghĩa là doanh nghiệp đi vay mƣợn nhiều hơn số vốn hiện có, nên doanh nghiệp có thể gặp rủi ro trong việc trả nợ, đặc biệt là

doanh nghiệp càng gặp nhiều khó khăn hơn khi lãi suất ngân hàng ngày một tăng cao.

Nhóm chỉ tiêu hiệu quả hoạt động: Nhóm chỉ tiêu hoạt động đƣợc sử dụng để đánh giá hiệu quả của hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp thông qua việc đánh giá trình độ sử dụng các nguồn nhân lực và vật lực để đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động là một vấn đề hết sức phức tạp để có thể đánh giá một cách chính xác. Việc phân tích phải đƣợc tiến hành trên cơ sở tính toán từng chỉ tiêu sau đó tổng hợp lại, từ đó đƣa ra các biện pháp nâng cao hiệu suất hoạt động hay hiệu suất sử dụng tài sản nhằm khai thác công suất các tài sản đã đầu tƣ. Để đánh giá hiệu suất hoạt động của Công ty cổ phần Dƣợc Trung Ƣơng 3 có thể sử dụng các chỉ tiêu nhƣ vòng quay tài sản, vòng quay VCĐ, vòng quay VLĐ và kỳ luân chuyển VLĐ, vòng quay hàng tồn kho và số ngày một vòng quay hàng tồn kho...Các chỉ tiêu này của công ty đƣợc tính toán nhƣ trong bảng 2.4 và đƣợc thể hiện trong biểu đồ 2.3.

Bảng 2.4 Nhóm chỉ số Hiệu quả hoạt động

Chỉ tiêu Năm

2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018 Vòng quay phải thu khách hàng Vòng 1.88 3.05 2.38 3.3 Thời gian thu tiền khách hàng bình quân 194 119 153 110 Vòng quay hàng tồn kho Vòng 2.79 3.99 3.83 5.02

Thời gian tồn kho bình quân 131 92 95 73

Vòng quay phải trả nhà cung cấp Vòng 1.51 2.44 1.73 2.45 Thời gian trả tiền khách hàng bình quân 242 150 211 149 Vòng quay tài sản cố định (Hiệu suất

sử dụng tài sản cố định) Vòng 20.1 32.88 28.92 30.77 Vòng quay tổng tài sản (Hiệu suất sử

dụng toàn bộ tài sản) Vòng 0.87 1.12 1.06 1.71 (Nguồn: Phân tích từ báo cáo tài chính từ năm 2015 - 2018)

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Vòng quay tổng tài sản

Vòng quay tài sản cố định

Vòng quay phải trả nhà cung cấp

Vòng quay hàng tồn kho

Vòng quay phải thu khách hàng

Biểu đồ: 2.4 Hiệu quả hoạt động (Nguồn: do tác giả tổng hợp)

Vòng quay các khoản phải thu: Đây là chỉ tiêu phản ánh tốc độ biến đổi các khoản phải thu thành tiền mặt. Hệ số này là một thước đo quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, đƣợc tính bằng cách lấy doanh thu trong kỳ chia cho số dƣ bình quân các khoản phải thu trong kỳ. Các khoản phải thu của doanh nghiệp chủ yếu là các khoản phải thu ngắn hạn bao gồm phải thu của khách hàng, trả trước cho người bán, các khoản phải thu khác.

Các khoản nợ phải thu nhiều hay ít là do chính sách tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp là nới lỏng hay thắt chặt. Kết quả nghiên cứu cho thấy vòng quay khoản phải thu của Công ty cổ phần Dược Trung Ương 3 có xu hướng tăng qua 4 năm (năm 2015 là 1,88 vòng, năm 2016 là 3,06 vòng, năm 2017 là 2,38 vòng, năm 2018 là 3,3 vòng). Ngƣợc lại, kỳ thu tiền bình quân qua các năm lại có xu hướng giảm (năm 2015 là 194 ngày, năm 2016 là 119 ngày, năm 2017 là 153 ngày, năm 2018 là 110 ngày).

Vòng quay hàng tồn kho: Chỉ tiêu này cho chúng ta thấy rõ đƣợc khả năng quản trị hàng tồn kho. Vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ. Hệ số vòng quay hàng tồn kho đƣợc xác định bằng giá vốn hàng bán chia cho bình quân hàng tồn kho.

Kết quả nghiên cứu cho thấy vòng quay hàng tồn kho của Công ty cổ phần Dược Trung Ương 3 có xu hướng tăng (năm 2015 là 2,79 lần, năm 2016 là 3,99 lần, năm 2017 là 3,83 lần, năm 2018 là 5,02 lần) và thời gian thực hiện 1 vòng quay hàng tồn kho giảm xuống (năm 2015 là 131 ngày, năm 2016 là 92 ngày, năm 2017 là 95 ngày và năm 2018 là 73 ngày). Nhƣ vậy, qua các năm tốc độ luân chuyển hàng tồn kho có xu hướng tăng. Đây là biểu hiện cho thấy Công ty cổ phần Dƣợc Trung Ƣơng 3 quản lý hàng tồn kho ngày một hiệu quả hơn, sản phẩm tiêu thụ nhanh hơn.

Vòng quay các khoản phải trả: Chỉ số vòng quay các khoản phải trả phản ánh khả năng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp đối với nhà cung cấp.

Kết quả nghiên cứu cho thấy vòng quay các khoản phải trả của Công ty cổ phần Dược Trung Ương 3 có xu hướng tăng (năm 2015 là 1,51 vòng, năm 2016 là 2,44 vòng, năm 2017 là 1,73 vòng, năm 2018 là 2,45 vòng). Chỉ số Vòng quay các khoản phải trả năm 2018 lớn hơn năm 2017 chứng tỏ doanh nghiệp chiếm dụng vốn và thanh toán nhanh hơn năm trước. Nếu chỉ số Vòng quay các khoản phải trả quá nhỏ (các khoản phải trả lớn), sẽ tiềm ẩn rủi ro về khả năng thanh khoản. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý việc chiếm dụng khoản vốn này có thể sẽ giúp doanh nghiệp giảm đƣợc chi phí về vốn, đồng thời thể hiện uy tín về quan hệ thanh toán đối với nhà cung cấp và chất lƣợng sản phẩm đối với khách hàng.

Vòng quay tài sản cố định: Hệ số vòng quay tài sản cố định là một trong những tỷ số tài chính đƣợc sử dụng để đánh giá khái quát hiệu quả sử dụng tài sản và ở đây là tài sản cố định của doanh nghiệp. Vòng quay TSCĐ

hay hiệu suất sử dụng vốn TSCĐ phản ánh tình hình sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp trong kỳ, đồng thời cũng cho thấy đƣợc đặc điểm ngành nghề kinh doanh và đầu tƣ. Chỉ tiêu này cho biết mỗi đồng vốn đầu tƣ vào TSCĐ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần.

Kết quả nghiên cứu cho thấy vòng quay TSCĐ của Công ty cổ phần Dược Trung Ương 3 luôn có xu hướng tăng so với năm 2015. Vòng quay TSCĐ năm 2015 của công ty ở mức 20,1 vòng, có nghĩa là với 1 đồng tài sản cố định đƣợc đầu tƣ sẽ tạo ra 20,1 đồng doanh thu. Đến năm 2016, chỉ số này đã tăng lên mức 32,88 vòng, tăng 12,78 vòng so với năm 2015. Đến năm 2017, chỉ số này đạt 28,92 vòng và năm 2018 là 30,77 vòng. Điều này có thể giải thích phần lớn do trong giai đoạn này, công ty quyết định không mở rộng phạm vi và quy mô kinh doanh nên không đầu tƣ vào máy móc, kho bãi, dẫn đến tốc độ giảm của tài sản cố định lớn hơn nhiều so với tốc độ giảm của doanh thu. Qua phân tích ở trên, ta có thể thấy dù chỉ tiêu vòng quay TSCĐ trong 4 năm qua có xu hướng tăng lên, chứng tỏ việc sử dụng TSCĐ của công ty đã có hiệu quả, tuy nhiên đó chƣa hẳn đã là một dấu hiệu khả quan. Công ty cổ phần Dược Trung Ương 3 cần phải tích cực tăng cường doanh thu của mình hơn nữa thông qua việc sử dụng triệt để và hiệu quả năng suất hoạt động của các tài sản cố định hiện có để tránh tình trạng lãng phí.

Vòng quay tổng tài sản: Chỉ số vòng quay tổng tài sản cho chúng ta biết được 1 đồng tài sản sẽ tạo được bao nhiêu đồng doanh thu. Tương tự với chỉ số “vòng quay tài sản cố định” đã đƣợc đề cập ở trên và chỉ khác là lúc này chúng ta sẽ tính toán bằng tổng giá trị của tài sản doanh nghiệp.

Kết quả nghiên cứu cho thấy vòng quay tài sản của Công ty cổ phần Dược Trung Ương 3 có xu hướng tăng. Năm 2015, số vòng quay tổng tài sản là 0,87 vòng. Tức là 1 đồng tài sản sẽ tạo ra cho doanh nghiệp 0,87 đồng doanh thu trong năm. Năm 2016 số vòng quay tổng tài sản đã tăng lên mức

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị bán hàng tại công ty cổ phần dược TW 3 (Trang 50 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)