CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NHTM 12 1. Khái niệm, đặc điểm của cho vay tiêu dùng
1.1.2. Phân loại cho vay tiêu dùng
Hiện nay, CVTD ngày càng đƣợc khách hàng chú trọng và với ngân hàng thì đây là một trong những mục tiêu phát triển hàng đầu của các NHTM, trên cơ sở những đặc điểm riêng của CVTD và sự phối hợp những hình thức tín dụng ngân hàng nói chung ngày càng nhiều loại hình sản phẩm CVTD ra đời với nhiều tên gọi khác nhau.Có thể phân loại CVTD theo một số tiêu thức nhƣ sau:
a. Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn
- CVTD cƣ trú: Là khoản cho vay đƣợc cấp nhằm tài trợ cho nhu cầu mua, xây dựng, cải tạo nhà cho khách hàng. Đặc điểm của những món vay này là quy mô thường lớn, thời gian dài.
- CVTD phi cƣ trú: Đây là những khoản cho vay phục vụ nhu cầu cải thiện đời sống như mua sắm phương tiện, đồ dùng, du lịch, học hành, y tế hoặc giải trí...Đặc điểm của những khoản cho vay này là thường có quy mô nhỏ, thời gian tài trợ ngắn.
b. Căn cứ vào phương thức hoàn trả
- CVTD trả góp: Là hình thức cho vay mà người đi vay trả nợ gốc hoặc nợ gốc và lãi cho ngân hàng với một số tiền bằng nhau nhất định trên mỗi phân kỳ trả nợ.
Phương thức này thường được áp dụng cho các khoản vay có giá trị lớn hoặc thu nhập định kỳ của người vay không đủ khả năng thanh toán hết số nợ
vay trong một lần. Đây là hình thức chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng CVTD của ngân hàng.
- CVTD phi trả góp
* CVTD trả một lần: Số tiền đi vay của khách hàng sẽ đƣợc thanh toán một lần khi hợp đồng tín dụng đến hạn. Khoản tín dụng này thường có quy mô nhỏ và thời hạn vay ngắn, giúp ngân hàng tiết kiệm thời gian thu nợ.
* CVTD tuần hoàn: Đó là việc mà NHTM cấp cho khách hàng một hạn mức tín dụng đƣợc duy trì trong một khoảng thời gian nhất định, khách hàng có quyền vay và trả nhiều lần mà không vƣợt quá hạn mức tín dụng của mình.
Khách hàng có thể sử dụng thẻ tín dụng, phát hành séc hoặc đƣợc phép thấu chi trên tài khoản vãng lai của mình.
Loại vay tuần hoàn dễ áp dụng, thuận tiện cho khách hàng trong việc chủ động sử dụng nguồn tiền linh hoạt.
c. Căn cứ vào nguồn gốc các khoản nợ
- CVTD trực tiếp: Ngân hàng tiếp xúc trực tiếp với khách hàng của mình.
Hình thức này rất linh hoạt vì có sự đàm phán trực tiếp giữa ngân hàng và khách hàng, quyết định có cho vay hay không hoàn toàn do ngân hàng quyết định. So với CVTD gián tiếp, loại hình này có một số ƣu điểm nhƣ:
+ Các khoản cho vay thường có chất lượng cao hơn so với việc cho vay thông qua doanh nghiệp bán lẻ do ngân hàng có thể tận dụng được sở trường của cán bộ tín dụng đƣợc đào tạo một cách có bài bản, có trình độ nghiệp vụ, có nhiều kinh nghiệm…nên các quyết định trực tiếp từ ngân hàng sẽ có chất lƣợng hơn, từ đó giảm thiểu rủi ro cho các khoản vay. Các cán bộ ngân hàng khi cho vay thường chú ý tới chất lượng khoản vay, còn các doanh nghiệp bán lẻ khi cho vay thường chú ý tới doanh số bán hàng, trình độ phân tích thẩm định tín dụng còn thấp.
+ CVTD trực tiếp linh hoạt hơn CVTD gián tiếp vì ngân hàng và khách
hàng có thể chủ động hơn trong quan hệ tín dụng mà không phải thông qua trung gian. Ngân hàng có thể thể dễ dàng xử lý tốt các tình huống phát sinh, thực hiện thêm nhiều nghiệp vụ khác có liên quan, và khách hàng có thể đƣợc hưởng một dịch vụ tốt hơn thông qua một hệ thống dịch vụ hoàn hảo, làm thỏa mãn quyền lợi của khách hàng và ngân hàng.
Các phương thức CVTD trực tiếp:
* Tín dụng trả theo định kỳ: là phương thức trong đó khách hàng vay và trả trực tiếp cho ngân hàng với mức trả và thời hạn trả mỗi lần đƣợc quy định khi cho vay.
* Thấu chi: là nghiệp vụ cho phép một cá nhân rút tiền từ tài khoản vãng lai của người đó vượt số dư có, tới một hạn mức đã được thỏa thuận.
* Thẻ tín dụng: là nghiệp vụ tín dụng trong đó ngân hàng phát hành thẻ cho những người có tài khoản tại ngân hàng đủ điều kiện cấp thẻ và ấn định mức giới hạn tín dụng tối đa mà người có thẻ được phép sử dụng
- CVTD gián tiếp: Ngân hàng mua những khoản nợ phát sinh do những công ty bán lẻ đã bán chịu cho người tiêu dùng. Giữa ngân hàng và công ty bán lẻ ký một hợp đồng mua bán nợ, trong đó ngân hàng đƣa ra các điều kiện về đối tƣợng khách hàng đƣợc bán chịu, số tiền bán chịu tối đa và loại sản phẩm đƣợc bán chịu.
CVTD gián tiếp có ưu điểm là tạo điều kiện để ngân hàng thương mại dễ dàng mở rộng và tăng doanh số CVTD. Các NHTM sẽ tiết kiệm và giảm đƣợc các chi phí khi cho vay. Đây là cơ sở để mở rộng quan hệ với khách hàng và tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động khác của ngân hàng.
Tuy nhiên, CVTD cũng bộc lộ một số hạn chế nhƣ là ngân hàng không tiếp xúc trực tiếp với khách hàng trước khi cho vay như thế ngân hàng không thể nắm bắt đƣợc các thông tin của khách hàng và sẽ khó kiểm soát đƣợc khách hàng…
d. Căn cứ vào hình thức bảo đảm tiền vay - Cho vay có đảm bảo bằng tài sản (Thế chấp):
+ Cho vay cầm cố, thế chấp tài sản: Là hình thức cho vay trong đó ngân hàng cho khách hàng vay nhằm mục đích tiêu dùng nhƣng ngân hàng sẽ giữ tài sản hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản của khách hàng để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng trước khi ngân hàng giải ngân tiền vay.
+ Cho vay có đảm bảo tài sản hình thành từ tiền vay: Thường áp dụng cho khách hàng có nhu cầu tiêu dùng để mua tài sản có giá trị lơn. Dựa vào giá trị tài sản và nguồng trả nợ của khách hàng mà ngân hàng áp dụng mức cho vay hợp lý. Tài sản sẽ đƣợc cầm cố hoặc thế chấp lại ngân hàng sau khi giải ngân khoản vay để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ cho khách hàng.
- Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản (Tín chấp):
Hình thức này không cần tài sản đảm bảo, dựa hoàn toàn vào uy tín của cá nhân và công ty đang công tác để phục vụ cho các mục đích cá nhân. Hình thức này chỉ áp dụng với một số khách hàng nhất định, người có thu nhập thường xuyên và ổn định.