CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG
1.3.2. Nhóm các nhân tố bên ngoài ngân hàng
Môi trường kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động CVTD. Bất kỳ sự biến động nào của nền kinh tế cũng làm cho hoạt động CVTD có nhiều biến động. Khi nền kinh tế tăng trưởng ổn định người tiêu dùng cảm thấy an tâm về
tương lai cũng như nhìn thấy được khả năng chi trả cho những tiêu dùng hiện tại của mình, người tiêu dùng sẽ sử dụng nhiều hơn các sản phẩm vay tiêu dùng như vậy sẽ làm cho hoạt động vay tiêu dùng được tăng trưởng và mở rộng. Ngược lại, khi nền kinh tế trong thời kỳ suy thoái hoặc lạm phát tăng cao thì người tiêu dùng sẽ cảm thấy dè dặt trong việc vay tiền để thỏa mãn những nhu cầu chi tiêu của mình, họ chỉ muốn duy trì cuộc sống ở mức bình thường. Như thế, khả năng cho vay của ngân hàng bị hạn chế, hiệu quả từ hoạt động cho vay bị giảm xuống.
b. Môi trường pháp lý
Bất kỳ hoạt động nào của NHTM cũng đều tuân theo các quy định của pháp luật. CVTD cũng là hoạt động nằm trong khuôn khổ pháp lý đó. Môi trường pháp lý bao gồm những văn bản pháp lý chặt chẽ, đồng bộ sẽ tạo cơ hội phát triển cho hoạt động CVTD. Nhƣng nếu một xã hội tồn tại một hệ thống các văn bản pháp lý chằng chịt, không rõ ràng, đầy đủ thì sẽ cản trở không chỉ cho hoạt động CVTD mà còn cản trở cho tất cả các hoạt động khác của NHTM. Vì vậy, một môi trường pháp lý thông thoáng, hợp lý, rõ ràng sẽ góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động CVTD phát triển.
c. Môi trường văn hóa xã hội
Môi trường văn hoá - xã hội cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn đến hoạt động CVTD. Môi trường văn hóa xã hội bao gồm các nhân tố như trình độ dân trí, thói quen chi tiêu, nhu cầu của người dân… Các nhân tố này đều ảnh hưởng đến hoạt động CVTD của ngân hàng. Nếu ở một xã hội thói quen chi tiêu của người dân chỉ dừng ở mức độ là các mặt hàng thiết yếu thì tại đó ngân hàng không thể phát triển hình thức tín dụng tiêu dùng đƣợc. Hay tại một xã hội mà người dân có thói quen tiết kiệm, tỷ lệ tiết kiệm trên tổng thu nhập cao thì NH cũng không có cơ hội phát triển hoạt động CVTD. Trình độ dân trí cao là một cơ hội để phát triển các dịch vụ ngân hàng trong đó có CVTD.
d. Chủ trương chính sách của nhà nước
Các chủ trương chính sách của nhà nước có ảnh hưởng rất quan trọng đến hoạt động CVTD, nhất là các chính sách và các chương trình phát triển kinh tế. Nếu định hướng phát triển và chính sách kinh tế của Nhà nước kích thích sự phát triển kinh tế trong nước, GDP tăng, thu nhập người dân sẽ được cải thiện, nhu cầu của người dân về hàng tiêu dùng sẽ tăng, các NHTM sẽ có cơ hội mở rộng hoạt động CVTD của mình. Những chính sách này góp phần vào việc thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp xã hội, làm tăng lƣợng khách hàng với hình thức tín dụng tiêu dùng của ngân hàng. Những chính sách hợp lý và định hướng kinh tế đúng đắn của Nhà nước còn có thể kích thích nhu cầu tiêu dùng trong dân cƣ, tạo điều kiện cho các ngân hàng mở rộng hoạt động CVTD.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 giúp chúng ta hiểu được phần nào những lý luận cơ bản về hoạt động CVTD nhƣ: khái niệm, đặc điểm, vai trò, phân loại CVTD. Ngoài ra, chương 1 còn đưa ra các nội dung và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động CVTD, các nhân tố ảnh hưởng đến CVTD của NHTM.
Có thể nói chương 1 là cơ sở cho việc phân tích đánh giá thực trạng hoạt động CVTD tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Quảng Bình.
CHƯƠNG 2