CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG
1.3.1. Nhóm các nhân tố bên trong ngân hàng
Cho vay là hoạt động chủ yếu của NHTM. Mỗi ngân hàng đều có một định hướng phát triển khác nhau chính vì vậy hoạt động này cần phải được thực hiện theo một chính sách tín dụng. Chính sách tín dụng là hệ thống các chủ trương, định hướng quy định tạo sự thống nhất chung cho cán bộ tín dụng và các nhân viên ngân hàng trong hoạt động tín dụng. Chính sách tín dụng bao gồm các yếu tố: hạn mức tín dụng, kỳ hạn của các khoản tín dụng, lãi suất cho vay, tài sản đảm bảo, các loại hình cho vay, hướng giải quyết phần tín dụng vượt quá hạn mức cho vay, cách thức thanh toán nợ. Trong môi trường cạnh tranh giữa các ngân hàng đầy biến động và gay gắt nhƣ hiện nay thì có một chính sách tín dụng đúng đắn, hợp lý và linh hoạt là rất cần thiết. Những yếu tố trong chính sách tín dụng đều tác động rất mạnh mẽ đến việc tăng trưởng tín dụng. Để phát triển dịch vụ CVTD ngân hàng cần phát triển quy mô các danh mục dịch vụ, điều kiện cho vay dễ dàng, thủ tục cho vay đơn giản, nhanh chóng, chính xác, các chính sách cho vay hấp dẫn… đặc biệt yếu tố lãi suất phù hợp cho từng khách hàng, từng thời hạn cho vay sẽ làm tăng tính hiệu quả của các khoản vay, thu hút đƣợc lượng khách hàng đến với ngân hàng, giúp tăng trưởng lợi nhuận cho ngân hàng.
b. Năng lực tài chính của ngân hàng
Năng lực tài chính của ngân hàng lớn khi có lƣợng vốn chủ sở hữu lớn, tỷ lệ phần trăm lợi nhuận lớn, tỷ lệ nợ quá hạn thấp, khả năng huy động vốn lớn trong thời gian ngắn, số lƣợng tài sản thanh khoản lớn. Khi năng lực tài chính của ngân hàng lớn sẽ đảm bảo cho ngân hàng có khả năng phát triển lâu dài trong tương lai, tạo hình ảnh , thương hiệu và niềm tin cho khách hàng, kích thích khách hàng đến với ngân hàng. Năng lực tài chính lớn tạo cho ngân hàng có sức mạnh cạnh tranh nhằm phát triển các dịch vụ ngân hàng nói chung và CVTD nói riêng. Nhƣng ngƣợc lại, nếu ngân hàng không có đƣợc số vốn cần thiết để tài trợ cho các hoạt động đƣợc ƣu tiên hơn thì hoạt động CVTD sẽ ít có cơ hội để mở rộng.
c. Quy trình cho vay tiêu dùng
Quy trình CVTD tại các ngân hàng thường được tiến hành dựa trên các bước cơ bản gồm: Tiếp nhận hồ sơ khách hàng; Thẩm định và phê duyệt cho vay; Giải ngân vốn vay và cuối cùng là kiểm tra giám sát xử lý nợ vay. Tâm lý của khách hàng là không muốn giao dịch tại một ngân hàng có quy trình và thủ tục cho vay rườm rà, phức tạp. mất thời gian trong các thủ tục hành chính. Vì vậy. hiện nay các ngân hàng đều tìm cách rút ngắn quy trình và thủ tục vay nhằm thu hút khách hàng. Nhƣ vậy khi tiến hành hoạt động cho vay nói chung và CVTD nói riêng, các ngân hàng cần có một hệ thống các quy trình và thủ tục cho vay thống nhất, hợp lý, đảm bảo tính logic, nhanh gọn nhƣng chính xác nhằm đảm bảo hoạt động cho vay đạt hiệu quả cao, từ đó xây dựng đƣợc uy tín đối với khách hàng. Trong các bước trong quy trình CVTD các ngân hàng đều phải chú trọng đến quy trình thẩm định. Đây là bước quyết định đến chất lượng tún dụng của ngân hàng. Công việc này đòi hỏi tính chính xác chặt chẻ nhƣng cũng phải rất linh hoạt, nhạy cảm để tránh phần nào những quyết định sai lầm.
d. Nguồn nhân lực của ngân hàng
Một lực lượng không thể không nói đến ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả cho vay đó chính là bộ phận tín dụng. Bộ phận tín dụng là người giao dịch trực tiếp với khách hàng. Chất lƣợng cán bộ tín dụng thể hiện ở trình độ chuyên môn nghiệp vụ, khả năng giao tiếp, kiến thức tổng hợp, trách nhiệm với công việc và cả vấn đề đạo đức của cán bộ tín dụng. Vì vậy, khả năng giao tiếp tốt, khả năng xử lý tình huống nhanh nhạy của cán bộ tín dụng chính là hình ảnh của ngân hàng mang lại niềm tin và sự hài lòng đối với khách hàng, giúp họ có cái nhìn sâu sắc hơn về hình ảnh của ngân hàng. Cho vay tiêu dùng là một hình thức cho vay có mức độ rủi ro tiềm ẩn rất lớn. Vì vậy, trình độ chuyên môn nghiệp vụ có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc thẩm định các khoản vay vì nó đảm bảo quá trình thực thi nghiệp vụ nhanh chóng, chính xác và linh hoạt trong
mọi tình huống khi cho vay. Ngoài ra, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng cũng rất quan trọng. Nếu không có đạo đức, làm việc thiếu trách nhiệm thì nguy cơ xảy ra rủi ro cho ngân hàng sẽ rất cao.
e. Hệ thống thông tin và công nghệ, cơ sở vật chất thiết bị của ngân hàng
Ngày nay, một ngân hàng không thể tồn tại và phát triển nếu hệ thống thông tin và công nghệ lạc hậu. Công nghệ ngân hàng ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của các ngân hàng nói chung và mở rộng hoạt động CVTD nói riêng.
Công nghệ hiện đại là cơ sở để các ngân hàng mở rộng các dịch vụ đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng. Nếu ngân hàng đƣợc trang bị các công nghệ hiện đại sẽ giúp cho việc thực hiện các nghiệp vụ đƣợc nhanh chóng, chính xác và hiệu quả, các thủ tục hành chính đƣợc rút ngắn, đơn giản, bảo mật đƣợc thông tin, phục vụ khách hàng tốt hơn. Chính vì thế, hệ thống thông tin và công nghệ rất cần thiết trong hoạt động của ngân hàng. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất thiết bị của ngân hàng cũng đóng một vai trò rất quan trọng. Hình ảnh ngân hàng với cơ sở vật chất khang trang, thiết bị hiện đại vừa có tác dụng xây dựng hình ảnh ngân hàng, vừa tạo đƣợc niềm tin và ấn tƣợng tốt trong khách hàng đến với mình.
Tóm lại, tùy theo sự phát triển, điều kiện kinh tế xã hội, các nhân tố khách quan hay chủ quan có ảnh hưởng khách nhau đến hoạt động CVTD của NHTM.
Vì vậy, cần nắm vững các nhân tố ảnh hưởng và vận dụng một các sáng tạo, linh hoạt các nhân tố này trong hoàn cảnh cụ thể để tạo điều kiện phát triển hoạt động ngân hàng.