Mục tiêu hoạt động cho vay tiêu dùng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng NN và PTNT việt nam chi nhánh quảng bình (Trang 29 - 32)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2. HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2.1. Mục tiêu hoạt động cho vay tiêu dùng

Tùy thuộc vào chiến lƣợc kinh doanh của ngân hàng trong từng thời kỳ mà mỗi ngân hàng xây dựng cho mình mục tiêu hoạt động riêng. Mọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng đều hướng đến mục tiêu cuối cùng là gia tăng khả năng sinh lời. Ngân hàng tăng dƣ nợ cho vay cũng nhằm đạt đến mục tiêu cuối cùng là gia tăng tăng tỷ suất sinh lời cho ngân hàng thông qua việc kiểm soát tốt chi phí trong hoạt động cho vay, qua đó tăng lợi nhuận trên dƣ nợ cho vay. Tuy nhiên, để đạt các mục tiêu về nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường, ngân hàng vẫn có thể chấp nhận một mức sinh lợi thấp hơn để ƣu tiên cho mục tiêu tăng

trưởng dư nợ cho vay. Vì vậy, tùy thuộc vào chiến lược kinh doanh của ngân hàng trong từng thời kỳ nhất định, mà ngân hàng có sự đánh đổi các mục tiêu để đạt đƣợc hiệu quả kinh doanh tốt nhất.

Đối với các NHTM hoạt động CVTD nhằm hướng tới các mục tiêu cụ thể như: Tăng trưởng quy mô, phát triển thị phần, nâng cao chất lượng dịch vụ, gia tăng thu nhập, kiểm soát rủi ro.

- Tăng trưởng quy mô: Đây là mục tiêu chủ yếu và tất yếu của mỗi ngân hàng trong quá trình phát triển, nhằm tối đa hóa lợi nhuận thông qua việc thu hút và đáp ứng tối đa các nhu cầu tiêu dùng của khác hàng. Ngân hàng muốn tăng quy mô CVTD thì phải thực hiện các việc sau:

+ Tăng số lƣợng khách hàng vay tiêu dùng: Việc tăng quy mô CVTD có nghĩa là sự thỏa mãn tối đa nhu cầu hợp lý của khách hàng về khối lƣợng cũng cấp, sự đa dạng về các hình thức CVTD cũng nhƣ các dịch vụ kèm theo.

Khách hàng là nhân tố quyết định sự thành công trong hoạt động của ngân hàng. Mục tiêu của CVTD là gia tăng số lƣợng khách hàng. Tăng số lƣợng khách hàng là một nội dung cơ bản phản ánh sự phát triển quy mô CVTD.

Khách hàng của ngân hàng là lƣợng khách hàng mà ngân hàng đang hiện có và những khách hàng đang có nhu cầu vay tiêu dùng mà ngân hàng đang hướng đến. Do đó các ngân hàng vừa thực hiện duy trì lượng khách hàng củ đã và đang giao dịch với ngân hàng vừa đồng thời tìm kiếm phát triển thêm khách hàng mới khi khai thác phân khúc thị trường mới.

+ Tăng dƣ nợ CVTD: Để tăng dƣ nợ CVTD ngân hàng cần đẩy mạnh hoạt động CVTD đối với mọi đối tƣợng khách hàng cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu vay vốn tiêu dùng và thỏa mãn đƣợc những yêu cầu cho vay của ngân hàng. Dư nợ CVTD tăng cho thấy sự tăng trưởng không ngừng về quy mô CVTD và khả năng CVTD của ngân hàng.

+ Mở rộng, phát triển thị phần CVTD: Phát triển thị phần CVTD thể

hiện được khả năng chiếm lĩnh thị trường CVTD trên địa bàn của ngân hàng đang ở mức độ cao hay thấp, từ đó ngân hàng sẽ có những chiến lƣợc phát triển để có được một vị thế tốt nhất trên thị trường CVTD. Muốn như thế ngân hàng cần phải mở rộng phạm vi hoạt động để chứng tỏ uy tín ngân hàng đang tăng lên khi đó lƣợng khách hàng cũng sẽ tăng lên.

+ Đa dạng hóa sản phẩm CVTD: Căn cứ vào mục đích nhu cầu, khả năng thu nhập của đối tƣợng khách hàng vay tiêu dùng ngân hàng cần chú trọng đến việc đƣa ra các sản phẩm và chính sách CVTD đa dạng, phong phú, khác biệt và phù hợp với tình hình nền kinh tế, xu hướng tiêu dùng. Đồng thời, ngân hàng cần xây dựng một cơ cấu dƣ nợ CVTD theo thời gian, theo từng sản phẩm hợp lý. Để thấy rằng đa dạng hóa dịch vụ CVTD là một chiến lựợc marketing hoàn hảo cho ngân hàng nhằm phân tán và giảm rủi ro, mang lại lợi nhuận kinh tế cao cho ngân hàng.

- Nâng cao chất lƣợng dịch vụ CVTD: Chất lƣợng dịch vụ tiêu dùng là một yếu tố không thể xem nhẹ. Muc tiêu này thể hiện hình ảnh, thương hiệu, đặc biệt thể hiện uy tín, chất lượng của ngân hàng, là thước đo sự hài lòng, sự gắn kết của khách hàng đối với ngân hàng, tạo lợi thế về lâu dài cho hoạt động CVTD của ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng cần quan tâm đến việc đánh giá sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng sản phẩm CVTD. Điều này giúp ngân hàng nâng cao sự hài lòng của khách hàng và duy trì đƣợc lòng trung thành của khách hàng.

- Tăng trưởng thu nhập CVTD : Hoạt động CVTD có hiệu quả hay không thường được đánh giá thông qua chỉ tiêu khả năng sinh lời hay hiệu quả kinh doanh CVTD. Nghĩa là, cứ 1 đồng dƣ nợ CVTD thì mang lại cho ngân hàng bao nhiều đồng lợi nhuận. Song chỉ tiêu này rất khó xác định, nên đánh giá về hiệu quả tài chính của việc phát triển CVTD chỉ có thể đánh giá dựa trên mức thu nhập ròng từ CVTD của ngân hàng.

- Kiểm soát rủi ro CVTD: Các hoạt động kinh doanh của NHTM đều tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro, gia tăng quy mô sẽ đi kèm với gia tăng rủi ro.

Đó là vấn đề không thể né tránh, việc kiểm soát rủi ro trong giới hạn cho phép sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động CVTD của NHTM, bảo đảm cho ngân hàng hoạt động an toàn, hiệu quả. Kiểm soát rủi ro CVTD đƣợc đánh giá chủ yếu thông qua tỷ lệ nợ xấu CVTD của ngân hàng. Do đó, ngân hàng cần phải tăng cường việc kiểm soát CVTD trước, trong và sau khi cho vay một cách chặt chẽ hơn, cần có những biện pháp xử lý rủi ro hợp lý để hạn chế rủi ro xảy ra.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng NN và PTNT việt nam chi nhánh quảng bình (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)