CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2. HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng
Có rất nhiều tiêu chí phản ánh hiệu quả hinh doanh của một ngân hàng.
Trong đó, để đánh giá kết quả hoạt động CVTD ta có thể sử dụng các tiêu chí sau:
a. Về quy mô cho vay tiêu dùng
Mỗi năm ngân hàng thường xây dựng cho mình kế hoạch để tạo định hướng phát triển trong năm. Quy mô CVTD được đánh giá qua các chỉ tiêu: Dư nợ CVTD, số lƣợng khách hàng vay tiêu dùng và dƣ nợ bình quân CVTD trên một khách hàng vay. Để xác định đƣợc kết quả về quy mô CVTD trong năm, ngân hàng thường so sánh các chỉ tiêu về quy mô CVTD này so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
* D n cho vay tiêu dùng:
Dƣ nợ CVTD đây là tiêu chí phản ánh lƣợng vốn cho vay tiêu dùng của ngân hàng đã đƣợc giải ngân tại một thời điểm cụ thể. Chỉ tiêu dƣ nợ đƣợc tính bằng số tuyệt đối. Dƣ nợ CVTD cao chứng tỏ ngân hàng cho vay đƣợc nhiều, ngân hàng có uy tín tốt, có khả năng thu hút đƣợc khách hàng. Ngƣợc lại, khi dƣ nợ cho vay thấp chứng tỏ ngân hàng không có khả năng mở rộng và phát triển cho vay, khả năng tiếp thị của ngân hàng kém.
Chỉ tiêu này cho phép đánh giá về quy mô CVTD của ngân hàng sau từng thời kỳ. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ quy mô CVTD của ngân hàng càng lớn.
Dƣ nợ CVTD là chỉ tiêu cốt lõi để đánh giá quy mô CVTD.
* Số l ng hách hàng vay tiêu dùng:
Số lƣợng khách hàng là tổng số khách hàng đến giao dịch vay vốn tiêu dùng tại ngân hàng trong một thời kỳ nhất định. Đây là tiêu chí đánh giá việc phát triển CVTD đạt đƣợc kết quả nhƣ thế nào. Có thể nói rằng số lƣợng các khoản vay tăng chứng tỏ ngân hàng đang gia tăng số lƣợng khách 31 hàng trong hoạt động CVTD qua các năm, qua đó cũng càng thể hiện đƣợc việc ngân hàng đang đẩy mạnh, gia tăng thị phần trong mảng CVTD.
* D n ình quân cho vay tiêu dùng trên t hách hàng vay:
Tiêu chí này cho biết bình quân dƣ nợ trên một khách hàng trong năm t là bao nhiêu. Dƣ nợ bình quân trên một khách hàng đƣợc xác định bằng tổng dƣ nợ ở một thời điểm so với số khách hàng có ở thời điểm đó. Tỷ lệ này càng cao
chứng tỏ CVTD chiếm một vị trí quan trọng trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Chỉ tiêu này vừa phản ảnh sự tăng trưởng trong nhu cầu vay tiêu dùng của các khách hàng vừa phản ảnh những nỗ lực của ngân hàng trong việc tiếp cận khách hàng để đáp ứng những nhu cầu đó.
b. Về thị phần cho vay tiêu dùng của ngân hàng trên thị trường mục tiêu Thị phần đƣợc tính bằng tỷ trọng dƣ nợ CVTD của ngân hàng/tổng dƣ nợ CVTD của tất cả các ngân hàng trên thị trường mục tiêu. Chỉ tiêu này thể hiện kết quả cạnh tranh của ngân hàng trong lĩnh vực CVTD của ngân hàng trên thị trường mục tiêu.
c. Cơ cấu cho vay tiêu dùng
Chỉ tiêu này đƣợc đánh giá qua các tiêu thức sau:
Cơ cấu dƣ nợ theo theo đối tƣợng khách hàng Cơ cấu dƣ nợ theo kỳ hạn
Cơ cấu dƣ nợ theo hình thức bảo đảm…
d. Về chất lượng dịch vụ cho vay tiêu dùng
Dịch vụ CVTD có thể đƣợc đánh giá qua 2 cách sau:
Ngân hàng tự đánh giá hoạt động cho vay của mình thông qua việc quan sát thực tế cho vay tại đơn vị, những kết quả đạt đƣợc trong hoạt động cho vay thông qua số liệu kinh doanh hàng năm, mà từ đó ngân hàng tự đánh giá để xác định đƣợc chất lƣợng dịch vụ mình đang ở mức nào, có đáp ứng tốt nhu cầu của xã hội hay không.
Thông qua khảo sát đánh giá của khách hàng: Ngân hàng sẽ tiến hành phát phiếu điều tra trực tiếp tới khách hàng đã vay vốn. Trên cơ sở các phiếu điều tra đƣợc, ngân hàng sẽ tổng hợp các đánh giá của KH để đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng về dịch vụ CVTD mà ngân hàng đang cung cấp. Qua đó, giúp ngân hàng có những giải pháp để cải thiện chất lƣợng dịch vụ nhƣ: Hồ sơ thủ tục, thời gian xử lý hồ sơ, lãi suất đang áp dụng, chất lƣợng tƣ vấn hỗ trợ, thái độ
phục vụ của cán bộ, không gian giao dịch…
e. Về rủi ro trong cho vay tiêu dùng
- Tỷ lệ nợ xấu: Đây là chỉ tiêu phản ánh rõ nhất về hiệu quả hoạt động cho vay của NHTM. Nếu tỷ lệ nợ xấu thấp thì chứng tỏ ngân hàng đó hoạt động có hiệu quả, độ an toàn cao và ngƣợc lại. Chỉ tiêu này đƣợc tính bằng nợ xấu trên tổng dƣ nợ.
Nợ xấu phát sinh ngoài ý muốn chủ quan của người cho vay lẫn người đi vay. Chính vì vậy, việc phấn đấu để nợ xấu của ngân hàng bằng không là điều khó có thể xảy ra. Chúng ta phải chấp nhận sự tồn tại của nó trong CVTD, có điều là chấp nhận ở mức độ nào và duy trì ở tỷ lệ nợ xấu bao nhiêu là hợp lý.
Theo thông lệ quốc tế thì tỷ lệ nợ xấu dưới 5% trên tổng dư nợ là có thể chấp nhận đƣợc.
- Tỷ lệ xóa nợ ròng: chỉ tiêu này đƣợc tính bằng dƣ nợ xóa nợ ròng trên tổng dƣ nợ cho vay, đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của việc thu hồi các khoản nợ xử lý rủi ro ngoại bảng làm gia tăng thu nhập cho ngân hàng.
- Tỷ lệ trích lập dự phòng: Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro nhƣ sau: nhóm 1: 0%, nhóm 2: 5%, nhóm 3: 20%, nhóm 4: 50%, nhóm 5: 100%. Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro phản ánh khả năng bù đắp cho các khoản tổn thất của hoạt động cho vay. Tỷ lệ này cao thì ngân hàng có khả năng chống đỡ rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ này quá cao thì cần xem xét kỹ lại hoạt động của ngân hàng, có thể có một số vấn đề chƣa thỏa đáng trong các khoản vay hoặc chất lƣợng tín dụng không đảm bảo.