1/ Kiến thức:
- Củng cố kiến thức những điều kiện thuận lợi - khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của vùng, làm phong phú hơn khái niệm về vai trò của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
2/ Kỹ Năng:
- Rèn luyện kỹ năng xử lí, phân tích số liệu thống kê về 1 số ngành công nghiệp trọng điểm.
- Kỹ năng lựa chọn biểu đồ thích hợp, tổng hợp kiến thức theo câu hỏi hướng dẫn - Hoàn thiện phương pháp kết hợp kênh hình với kênh chữ và liên hệ với thực tiễn.
3/ Thái độ: rền luyện đạo đức, lối sống II) Đồ dùng:
- HS bút chì, thước kẻ, compa, thước đo độ, máy tính…
- GV bản đồ địa lí tự nhiên VN + bản đồ địa lí kinh tế vùng ĐNB.
III) Hoạt động trên lớp:
1) Tổ chức:
2) Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS
3) Bài thực hành: * Khởi động: Để củng cố kiến thức về vùng kinh tế ĐNB và rèn luyện kỹ năng địa lí = > Bài thực hành 34
Hoạt động của GV - HS Nội dung chính
* HĐ1: HS hoạt động cá nhân/cặp.
- HS đọc yêu cầu bài tập 1.
1) Dựa vào bảng 34.1 hãy nhận xét ngành nào có tỉ trọng lớn nhất? Ngành nào có tỉ trọng nhỏ nhất?
2) Dựa vào những dữ liệu đầu bài đã cho hãy phán đoán lựa chọn biểu đồ thích hợp?
- GV giới thiệu quy trình vẽ biểu đồ cột. HD HS cách vẽ từng bước theo quy trình.
- HS tự vẽ biểu đồ theo quy trình đã hướng dẫn.
- GV gọi 1 HS khá lên vẽ trên bảng. Các HS khác tự vẽ vào vở.
* HĐ2: HS hoạt động nhóm.
Dựa vào biểu đồ đã vẽ và các bài 31 + 32 + 33 hãy cho biết:
? Thế nào là ngành công nghiệp trọng điểm?(sgk/153)
- Nhóm 1: Trả lời ý a.
- Nhóm 2: Trả lời ý b - Nhóm 3: Trả lời ý c - Nhóm 4: Trả lời ý d
- HS các nhóm báo cáo hoàn thiện kiến thức vào bảng: Nhóm 1 + 2 + 3
I) Bài tập 1: Vẽ biểu đồ cột đơn (hoặc thanh ngang).
1) Chọn tỉ lệ :
- Trục dọc: Tỉ lệ % : 100% = 10 cm + 1cm đầu mũi tên => dài 11 cm.
- Trục ngang: Các ngàng công nghiệp : 7 ngành = 7 cột = 7 cm + khoảng cách giữa các cột 6 k/c.0,5 cm = 3 cm + k/c đầu , cuối = 1 cm => dài 11 cm.
2) Vẽ biểu đồ cột đơn:
a) Quy trình vẽ biểu đồ cột:
- B1: Chọn tỉ lệ thích hợp: Căn cứ vào số liệu đầu bài và khổ giấy vẽ để chọn tỉ lệ sao cho đảm bảo các yêu cầu trực quan và tính thẩm mĩ.
- B2: Kẻ hệ trục tọa độ vuông góc: Trục dọc thể hiện đơn vị các đại lượng (tỉ lệ %, …). Trục ngang thể hiện năm hoặc các đối tượng khác.
- B3: Tính độ cao của từng cột cho đúng với tỉ lệ đã lấy rồi vẽ từng cột theo thứ tự.
- B4: Hoàn thiệ biểu đồ: Ghi các trị số tương ứng vào các cột (Ghi gía trị độ lớn vào đỉnh cột, ghi năm vào chân cột)
Vẽ kí hiệu vào cột (nếu cần) và lập bảng chú giải. Ghi tiêu đề biểu đồ.
b) Vẽ biểu đồ cột:
II) Bài tập 2: Phân tích bảng số liệu và biểu đồ =>
Rút ra nhận xét
Ngành Sản phẩm Nguồn NL có sẵn
Cần nhiều LĐ
Đòi hỏi KT cao
Năng lượng
Dầu thô X X
Điện Điện sx X X
Cơ khí đtử Lắp ráp tivi X
Hóa chất Phân đạm X X
VLXD Xi măng X
Dệt may Vải lụa X
CBTP Bột ngọt X
- HS nhận xét
- GV chuẩn kiến thức trên
d) Vai trò của vùng Đông Nam Bộ trong phát triển công nghiệp của cả nước:
bảng
- HS nhóm 4 báo cáo ->
Nhóm khác nhận xét ->
bổ xung.
- GV chuẩn kiến thức
- ĐNB có tam giác công nghiệp mạnh: TP HCM, Biên Hòa, Vũng Tàu tập trung nhiều khu công nghiệp và nhiều ngành công nghiệp quan trọng: KT dầu khí, điện, luyện kim, sx vật liệu xây dựng, khai thác khoáng sản, công nghiệp CBLTTP, hóa chất…
- Một số sản phẩm công nghiệp giữ vai trò chi phối nền kinh tế đất nước: dầu thô, khí đốt, điện, máy móc, thiết bị điện tử, viễn thông, hàng tiêu dùng, thực phẩm qua chế biến.
- Vùng đứng đầu cả nước về hàng xuất - nhập khẩu và thu hút vốn đầu tư của nước ngoài cũng như nguồn lao động từ các vùng khác trong cả nước.
- Tỉ trọng công nghiệp của vùng chiếm tới 59,3% trong cơ cấu kinh tế của vùng và chiếm tỉ trọng lớn so với cả nước 54,8% (1999).
- Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có sản xuất công nghiệp đa dạng, phát triển năng động => vùng đã thúc đẩy công nghiệp cả nước phát triển. Vùng có vai trò quan trọng trong phát triển công nghiệp của cả nước.
4/ Củng cố - dặn dò Củng cố:
Nhận xét ý thức, thái độ học tập của HS trong tiết thực hành.
Thu 1 số bài tập củ HS chấm điểm.
Dặn dò
- Hoàn thiện bài thực hành tên lớp.
- Làm bài thực hành 34 trong bài tập bản đồ thực hành.
- Nghiên cứu bài 35 sgk/125.
……….
Tiết………
Ngày soạn…………
Tuần……… Ngày dạy………….