TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ VÀ BẢO

Một phần của tài liệu GIAO AN DIA 9 HAY (Trang 114 - 117)

1) Kiến thức:

- Thấy được nước ta có vùng biển rộng lớn, trong vùng biển có nhiều đảo và quần đảo.

- Nắm vững đặc điểm các ngành kinh tế biển: Đánh bắt và nuôi trồng hải sản, Khai thác và chế biến hải sản, du lịch biển đảo, giao thông vận tải biển. Thấy được sự cần thiết phải phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển.

2) Kỹ năng:

- Nắm vững cách đọc và phân tích các sơ đồ, bản đồ, lược đồ.

3) Thái độ:

- Thấy được sự giảm sút của các tài nguyên biển, vùng biển ven bờ nước ta và phương hướng chính để bảo vệ các tài nguyên biển.

- Có niềm tin vào sự phát triển bền vững của các ngành kinh tế biển ở nước ta.

- Có ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo.

III) Hoạt động trên lớp:

1) Tổ chức:

2) Kiểm tra:

1) Tại sao phải phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển? Láy ví dụ qua sự phát triển của ngành đã học để chứng minh?

2) Xác định trên bản đồ các bãi tắm nổi tiếng và các khu du lịch biển ở nước ta theo thứ tự từ Bắc -> Nam?

3) Bài mới: * Khởi động: Khai thác chế biến khoáng sản và giao thông vận tải biển cũng là những ngành kinh tế biển quan trọng ở nước ta. => Bài 39 cho chúng ta tìm hiểu về vấn đề này.

Hoạt động của GV - HS Nội dung chính

* HĐ1: HS thảo luận nhóm. Dựa vào kiến thức đã học + H39.1 + H39.2

- Nhóm lẻ: Khai thác và chế biến khoáng sản.

- Nhóm chẵn: Phát triển tổng hợp giao thông vận tải biển.

- HS các nhóm báo cáo - > nhận xét -> bổ xung

- GV chuẩn kiến thức .

Ngành 3) Khai thác và chế biến khoáng sản

4) Phát triển tổng hợp giao thông vận tải biển

Tiềm năng - Có nguồn muối khổng lồ - Có nhiều bãi cát lớn - Có nguồn dầu khí, khí đốt

- Nằm gần nhiều tuyến đường biển Quốc tế quan trọng nối Ân Độ Dương với Thái Bình Dương

- Ven biển có nhiều vũng, vịnh, cửa sông => thuânh lợi xây dựng các hải cảng.

Tình hình phát triển

-Nghề muối đã phát triển từ lâu đời ( Cà Ná, Sa Huỳnh)

- Cát trắng có giá trị cho công nghiệp thủy tinh pha lê

- Dầu khí là ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm vị trí hàng đầu trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đã và đang phát triển thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển .

- Có > 90 cảng biển lớn nhỏ

- Đội tàu biển được tăng cường mạnh mẽ

- Phát triển giao thông đường biển giữa các địa phương ven biển và với các nước khác trên thế giới.

- Dịch vụ hàng hải đã và đang được chú trọng phát triển đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - quốc phòng.

Hạn chế - Lao động có tay nghề còn thiếu, công nghệ khoa học chưa cao, gây ô nhiễm môi trường.

- Các phương tiện vận tải của ta chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển

- Việc xây dựng hệ thống các cảng chưa khoa học, chưa đáp ứng được nhu cầu .

Hướng phát triển

- Xây dựng khu công nghiệp hóa dầu, công nghiệp chế biến khí đốt.

- Phát triển nhanh đội tàu biển.

Hình thành 3 cụm đóng tàu lớn ở Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ

- Phát triển toàn diện dịch vụ hàng hải

* HĐ2: HS hoạt động cá nhân/cặp - Khai thác và chế biến khoáng sản biển,

1) Tại sao ven biển Nam Trung Bộ lại phát triển mạnh nghề làm muối?Xác định vị trí các bãi muối lớn?

2) Xác định vị trí các mỏ dầu khí lớn của nước ta?Xác định bể dầu khí Nam Côn Sơn?

3) Xác định vị trí các cảng biển lớn?Các tuyến đường biển quốc tế ở nước ta?

=> ? Qua đó em có nhận xét gì về vai trò của 2 ngành trên ?

* HĐ3: HS hoạt động cá nhân/cặp. Dựa thông tin sgk + sự hiểu biết:

1) Nêu những nguyên nhân làm giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển - đảo?

2) Chúng ta phải có những biện pháp hữu hiệu cụ thể nào để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển đảo?

- HS trả lời- nhận xét -> bổ xung.

- GV chuẩn kiến thức.

- HS đọc kết luận sgk/143.

đặc biệt là dầu khí là 1 trong những ngành công nghiệp hàng đầu ở VN.

- Giao thông vận tải biển đang phát triển mạnh cùng với quá trình nước ta hội nhập vào nền kinh tế thế giới.

III) Bảo vệ tài nguyên và môi trường biển đảo:

1) Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển- đảo.

- Thực trạng:

+ Diện tích rừng ngập mặn giảm + Sản lượng đánh bắt giảm

+ Một số loại hải sản có nguy cơ bị tuyệt chủng

+ Ô nhiễm môi trường biển có xu hướng gia tăng rõ rệt.

- Hậu quả:

+ ảnh hưởng đến chất lượng của nhiều vùng biển nước ta.

+ Giảm sút tài nguyên sinh vật biển

+ ảnh hưởng tới chất lượng các khu du lịch biển

2) Các phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên môi trường biển - đảo.

- 5 biện pháp (sgk/143)

* Kết luận: sgk/143 4/ Củng cố - dặn dò

Củng cố

1) Chúng ta cần tiến hành những biện pháp gì để phát triển giao thông vận tải biển?

2) Trình bày những phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo?

Dặn dò

- Trả lời câu hỏi bài tập sgk/143:

1) PTTH Kinh tế biển có ý nghĩa chiến lược đối với nền kinh tế và bảo vệ an ninh quốc phòng của Đất nước:

- Tiềm năng để phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển là rất lớn. Phát triển tổng hợp kinh tế biển để khai thác các tiềm năng, mang lại nguồn thu nhập lớn cho đất nươc. Tạo nhiều công ăn, việc làm cho người lao động, tăng thu nhập, nâng cao đời sống nhân dân.

- Đối an ninh Quốc phòng được đảm bảo vững chắc.

- Làm tiếp bài tập 39 bài tập bản đồ thực hành.

- Chuẩn bị bài thực hành 40 sgk/144.

5/ Rút kinh nghiệm:

………

………

………

………

Tiết………

Ngày soạn…………

Tuần……… Ngày dạy………….

Một phần của tài liệu GIAO AN DIA 9 HAY (Trang 114 - 117)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w