KINH TẾ TƯ NHÂN
1.2. NỘI DUNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN
1.2.2 Phát triển các nguồn lực trong doanh nghiệp
Cùng với việc phát triển số lượng doanh nghiệp thì việc nâng cao năng
lực cạnh tranh bằng việc gia tăng các yếu tố nguồn lực của doanh nghiệp có ý nghĩa và vai trò vô cùng quan trọng.
Các nguồn lực của doanh nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm nhiều yếu tố như nhân lực, vật lực, tài lực… nhưng có thể chia làm hai loại: nguồn lực hữu hình và nguồn lực vô hình. Để đánh giá sự phát triển nguồn lực hữu hình, ta thường quan tâm bao gồm: nguồn nhân lực, vốn, mặt bằng sản xuất. Phát triển các nguồn lực vô hình bao gồm việc xây dựng và phát triển bền vững thương hiệu, danh tiếng của doanh nghiệp; cải tiến dây chuyền công nghệ, phương pháp, kỹ thuật chế biến; xây dựng và phát huy văn hóa doanh nghiệp.
Phát triển các nguồn lực của doanh nghiệp có thể hiểu là làm cho các yếu tố về đất đai, lao động, nguồn vốn, hệ thống cơ sở vật chất… của doanh nghiệp ngày càng tăng lên. Đất đai, lao động, nguồn vốn, máy móc thiết bị công nghệ là những yếu tố đầu vào cơ bản đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp tư nhân.
Chúng ta cần phát triển các nguồn lực vì đây là những yếu tố đầu vào cơ bản đối với sự tồn tại và phát triển của khu vực kinh tế tư nhân. Khi vốn, lao động, mặt bằng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tăng lên điều này chứng tỏ sự phát triển của doanh nghiệp cũng như của khu vực kinh tế tư nhân.
Để tăng cường các nguồn lực trong từng doanh nghiệp của KTTN cần phải: tăng cường nguồn lực về vốn, mở rộng mặt bằng sản xuất kinh doanh, nâng cao công nghệ máy móc thiết bị và nâng cao trình độ người lao động cũng như khả năng quản lý của chủ doanh nghiệp.
a. Nguồn lực Tài chính
Nguồn lực tài chính bao gồm các nguồn vốn sở hữu, khả năng vay nợ và tự tài trợ của doanh nghiệp. Trong đó, vốn là một nhân tố cơ bản không thể thiếu của quá trình sản xuất kinh doanh. Nhờ có vốn mới có thể kết hợp được
lao động với những tiềm năng kinh tế hiện thực để tạo ra quá trình sản xuất kinh doanh.
Để phát triển nguồn lực tài chính các doanh nghiệp có thể huy động vốn từ tín dụng ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác như công ty cho thuê tài chính, tín dụng thương mại từ các nhà cung cấp, khách hàng…để gia tăng nguồn tài chính cho quá trình kinh doanh và phát triển.
Tiêu chí đánh giá: Để đánh giá quy mô nguồn lực tài chính của các doanh nghiệp trong kinh tế tư nhân, thường sử dụng các chỉ tiêu sau:
+ Vốn chủ sở hữu bình quân của một doanh nghiệp qua các năm + Tỷ trọng doanh nghiệp theo mức vốn
+ Cơ cấu vốn sản xuất, kinh doanh hằng năm của doanh nghiệp b. Nguồn lực lao động
Nguồn nhân lực là nguồn lực của mỗi con người, bao gồm thể lực và trí lực; được huy động vào quá trình sản xuất.
Nguồn lực lao động có vai trò quan trọng quyết định đối với sự phát triển nền kinh tế nói chung và KTTN nói riêng. Lao động là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất. Nhưng hơn nữa, lao động còn là yếu tố chủ động của quá trình phối hợp các nguồn lực đầu vào khác.
Để phát triển nguồn lực lao động, đặc biệt là chất lượng lao động doanh nghiệp cần phải có sự chọn lọc lao động ngay từ việc tuyển dụng, đảm bảo lao động có tay nghề, kinh nghiệm, trong quá trình làm việc doanh nghiệp cần phải đào tạo thường xuyên để nâng cao trình độ cho lao động, cũng như tạo cho lao động môi trường làm việc thân thiện, đảm bảo sức khỏe cho người lao động.
Tiêu chí đánh giá:
+ Số lượng lao động bình quân 1 doanh nghiệp.
+ Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của người lao động.
+ Cơ cấu trình độ chuyên môn nghiệp vụ của lao động.
+ Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giám đốc.
c. Nguồn lực vật chất
Nguồn lực vật chất là toàn bộ cơ sở vật chất của doanh nghiệp với tất cả các phương tiện vật chất được sử dụng để tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, bao gồm: Mặt bằng kinh doanh, nhà xưởng, trang thiết bị, máy móc, phương tiện vận chuyển, nguyên vật liệu, vật tư hàng hóa…
Khả năng tiếp cận mặt bằng kinh doanh vẫn đang là một trong những rào cản lớn nhất tác động đến sự phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam. Doanh nghiệp KTTN rất khó tiếp cận với các nguồn lực cần thiết, và họ phải trả giá rất cao để tiếp cận với các nguồn lực đó. Thực tế này gây nên sự bất bình đẳng lớn cho doanh nghiệp KTTN, làm cho họ mất đi nhiều cơ hội thị trường, tăng rủi ro và giảm đáng kể khả năng đầu tư của họ.
Để các doanh nghiệp có thể phát triển nguồn lực vật chất thì các cơ quan chính quyền địa phương cũng như Nhà nước cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp giải tỏa mặt bằng phục vụ cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp khai thác các vùng đất đai mới, giảm thiểu thủ tục hành chính rườm rà.
Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc nhập khẩu các máy móc, thiết bị hiện đại phục vụ cho sản xuất kinh doanh.
Tiêu chí đánh giá:
+ Giá trị cơ sở vật chất qua từng năm.
+ Sự thuận lợi của mặt bằng kinh doanh.
d. Công nghệ
Nguồn lực công nghệ bao gồm trình độ công nghệ, mức độ hiện đại của máy móc thiết bị, bằng sáng chế phát minh của doanh nghiệp, nhãn hiệu thương mại, phần mềm, bản quyền phát minh của doanh nghiệp.
Ngày nay, công nghệ được hiểu là tập hợp những hiểu biết để tạo ra các
giải pháp kỹ thuật được áp dụng vào sản xuất; bao gồm trang thiết bị, kỹ năng tay nghề, kinh nghiệm của người lao động, các thông tin, dữ liệu, bí quyết sản xuất và cả yếu tố tổ chức. Trình độ công nghệ quyết định tới chất lượng giá thành sản phẩm, năng suất lao động càng cao. Hơn nữa chỉ có công nghệ hiện đại mới tạo ra được những sản phẩm cao cấp.
Tiêu chí đánh giá: