TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI
2.2. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KHU VỰC KINH TẾ
2.2.2. Thực trạng về các nguồn lực trong doanh nghiệp tư nhân
Quy mô của các doanh nghiệp tại thành phố Quảng Ngãi thời gian qua tăng không cao, chủ yếu là do một số doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần hóa thành công ty cổ phần nên có vốn và lao động nhiều hơn. Còn chủ yếu các doanh nghiệp kinh tế tư nhân tại địa phương có quy mô tăng bình thường, cụ thể qua các yếu tố sau:
a. Thực trạng về tài chính
Tăng trưởng về nguồn vốn của DN khu vực kinh tế tư nhân khá ổn định trong những năm 2017-2018, chiếm tỷ cao trong tổng nguồn vốn của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố.
Bảng 2.9. Tình hình sử dụng vốn của DN KTTN TP Quảng Ngãi qua các năm
Loại hình doanh
nghiệp ĐVT Năm
2014 2015 2016 2017 2018 Số DN hoạt động DN 2.696 3.138 3.420 4.379 5.204 Vốn SXKD bình quân Tỷ đồng 20.422 27.059 42.890 60.963 78.758 Vốn BQ/1DN Tỷ đồng 7,58 8,62 12,54 13,92 15,13 Tốc độ tăng nguồn vốn % 32,50 58,50 42,14 29,19 Tốc độ tăng vốn
BQ/1DN % 13,82 45,45 11,00 8,71
(Nguồn: Chi cục thống kê thành phố Quảng Ngãi) Trong giai đoạn 2014-2018 vốn của công ty cổ phần tăng bình quân 1 năm khoảng 70%, là loại hình doanh nghiệp tăng trưởng về vốn kinh doanh nhanh nhất. Trong khi đó tốc độ tăng về vốn của doanh nghiệp tư nhân chỉ khoảng 10%. Vốn bình quân của một doanh nghiệp tại địa phương tương đối cao, hơn 15 tỷ trong năm 2018, tăng gấp đôi so với năm 2014. Tốc độ tăng vốn cao nhất trong năm 2016 so với năm 2015 là 45,54% chủ yếu là do nguồn vốn gia tăng từ công ty cổ phần và công ty TNHH. Thời điểm này, các ngân hàng thương mại đang mở rộng tạo mọi điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp với các mức ưu đãi về lãi suất hấp dẫn, vì vậy các doanh nghiệp đã tận dụng cơ hội này để tăng vốn cho công ty. Song đến năm 2018 thì tốc độ tăng vốn chỉ dao động khoảng 8-9% trên một doanh nghiệp. Bởi vì doanh nghiệp chỉ cần đạt đến một số vốn nhất định, nếu chưa mở rộng chi nhánh thì cũng chưa cần thiết tăng vốn mạnh vì chi phí vốn không hề thấp. mà các doanh nghiệp sẽ tận dụng nguồn lợi nhuận chưa phân phối để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.
Các doanh nghiệp khu vực KTTN của thành phố thành lập giai đoạn 2014 – 2018 có quy mô vốn đăng ký còn khá khiêm tốn, nếu phân loại doanh nghiệp theo nghị định 56/2009/NĐ – CP ngày 30/06/2009 thì các doanh nghiệp này tại
nghiệp có quy mô vốn đăng ký được xếp vào loại doanh nghiệp vừa chiếm số lượng rất nhỏ, được thể hiện qua bảng 2.10 số lượng các doanh nghiệp khu vực KTTN thành lập giai đoạn 2014-2018 theo quy mô vốn như sau:
Bảng 2.10. Vốn chủ sở hữu bình quân một doanh nghiệp KTTN ở thành phố Quảng Ngãi qua các năm
Loại hình doanh
nghiệp ĐVT 2014 2015 2016 2017 2018 Tăng BQ (%) Công ty TNHH Tr.đ 3.023 3.873 7.652 6.126 4.176 8,41 Công ty CP Tr.đ 1.250 1.378 16.142 15.865 10.543 70,42 DNTN Tr.đ 1.283 1.396 2.753 2.134 2.207 14,54 (Nguồn: Chi cục thống kê thành phố Quảng Ngãi) Tăng trưởng vốn luôn cao hơn nhiều so với tăng trưởng số lượng doanh nghiệp tại thành phố Quảng Ngãi cho thấy đã có không ít doanh nghiệp đang hoạt động đang có tăng trưởng về vốn kinh doanh trong những năm qua đồng nghĩa với việc doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, nhu cầu vốn cao để mở rộng đầu tư cũng như phát triển về quy mô sản xuất, hướng tới mục tiêu lợi nhuận kinh tế cao hơn. Tăng trưởng về vốn là dấu hiệu cho thấy nền kinh tế khu vực tư nhân tại thành phố Quảng Ngãi đã đang và sẽ phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.
Mặc dù vốn và tài chính của các DNTN tại thành phố Quảng Ngãi có nhiều khởi sắc trong những năm qua nhưng so với các tỉnh, thành phố khác thì các doanh nghiệp tại Quảng Ngãi còn gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn, nâng cao năng lực tài chính. Các ngân hàng, tổ chức tín dụng của thành phố còn khiêm tốn, chủ yếu là các Ngân hàng lớn: Agribank, Vietinbank, Vietcombank, BIDV,…do đó doanh nghiệp càng khó tiếp cận với nguồn vốn vay từ các tổ chức này. Chi phí vay vốn cũng cao hơn các ngân hàng thương mại khác, ít ưu đãi hơn so với các ngân hàng nhỏ vì chưa có sự
b. Thực trạng về lao động
Với việc số lượng doanh nghiệp khu vực tư nhân đang hoạt động của thành phố Quảng Ngãi không ngừng gia tăng qua các năm, đã tạo thêm nhiều việc làm mới cho người lao động.
Lực lượng lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp khu vực KTTN Quảng Ngãi chủ yếu là lao động phổ thông chưa qua đào tạo, số qua đào tạo chỉ chiếm khoảng 25% trên tổng số lao động trong các doanh nghiệp thuộc mọi khu vực kinh tế của thành phố, lực lượng này chủ yếu tập trung trong doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và số ít còn lại làm trong các công ty cổ phần. Điều đó dẫn đến chất lượng lao động không được tốt, khả năng làm việc không cao, thiếu khả năng sáng tạo, hợp tác cũng như kỹ năng làm việc theo tổ nhóm còn rất hạn chế, năng suất hiệu quả lao động thấp kém. Ngoài ra, lực lượng lao động trong doanh nghiệp khu vực KTTN có quy mô vừa và nhỏ ở một số lĩnh vực nhất định tính thời vụ còn tương đối cao, khi chủ doanh nghiệp cần thì huy động, không cần thì sa thải điều đó dẫn tới sự biến động mất ổn định rất lớn lực lượng lao động trong doanh nghiệp khu vực này.
Về đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp: Đội ngũ cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp khu vực KTTN của thành phố đa số năng lực quản lý điều hành của các chủ doanh nghiệp còn hạn chế, phổ biến mang tính gia đình, hầu hết chưa được qua đào tạo bài bàn về quản lý, quản trị kinh doanh, phân tích thị trường… Cá biệt có những chủ doanh nghiệp chỉ có trình độ tiểu học nên kỹ năng phân tích thị trường còn hạn chế, năng lực cạnh tranh chưa cao, họ điều hành doanh nghiệp của mình chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của bản thân là chính.. Một số được đào tạo nhưng chưa cơ bản, kiến thức về kinh tế, thị trường, hội nhập còn yếu và thiếu. Điều này gây rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp trong khu vực này trong hoạt động sản xuất kinh doanh trong bối cảnh mở cửa và hội nhập kinh tế như hiện nay.
Bảng 2.11. Tình hình sử dụng lao động của các DN KTTN thành phố Quảng Ngãi qua các năm
Tiêu chí ĐVT Năm
2014 2015 2016 2017 2018 Nguồn lao động toàn thành phố 1000 người 236 243 249 253 265 Lao động trong DN KTTN 1000 người 13 15 18 21 22
% trong Tổng số % 39,16 43,19 49,92 57,63 58,30 (Nguồn: Chi cục thống kê TP Quảng Ngãi) Nguồn lao động tại địa phương khá dồi dào, số lượng lao động trong khu vực KTTN liên tục tăng qua các năm đã giải quyết việc làm cho địa bàn. Tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp thuê mướn lao động trong thời gian ngắn lại không ký hợp đồng lao động và báo cáo với cơ quan chức năng, nhằm mục đích không đóng các loại bảo hiểm cho người lao động diễn ra phổ biến
. Tỷ lệ lao động trong khu vực kinh tế tư nhân đang gia tăng từng năm, từ 39,16% vào năm 2014 tăng lên 58,30% vào năm 2018, tương ứng với mức tăng 2,74%. Chủ yếu nguồn lao động khu vực kinh tế tư nhân tăng do tăng số lượng doanh nghiệp mới thành lập tăng.
Bảng 2.12. Số lượng lao động trong các DN KTTN ở thành phố Quảng Ngãi qua các năm
ĐVT: 1000 người
Loại hình doanh nghiệp Năm
2014 2015 2016 2017 2018
DNTN 1.061 1.067 1.158 1.209 1.326
Công ty TNHH 4.556 5.026 6.054 7.141 8.233
Công ty Cổ phần 6.542 7.942 9.479 11.375 12.489
Tổng cộng 13.193 15.007 17.787 20.810 22.049
(Nguồn: Chi cục thống kê thành phố Quảng Ngãi) Lao động khu vực kinh tế tập trung ở các công ty công ty cổ phần. tăng rất mạnh. gấp đôi sau 5 năm kể năm 2014. nhưng lao động ở doanh nghiệp thì
tăng rất chậm. bởi số lượng doanh nghiệp tư nhân thì gia tăng không đáng kể.
trong khi đó loại hình này cũng không phát triển quy mô ở thành phố Quảng Ngãi. Công ty TNHH cũng có số lượng gia tăng doanh nghiệp cao ngang với công ty cổ phần. song số lao động làm việc tại địa phương không lớn như ở công ty cổ phần. Điều này là do hoạt động sản xuất của các công ty cổ phần như thương mại. dịch vụ thì cần số lượng nhân công lớn hơn. Và những chính sách thu nhập của một số công ty cổ phần lớn tại Quảng Ngãi cũng thu hút người lao động hơn. Trong số 22.000 lao động khu vực tư nhân thì một nửa trong số đó làm việc tại các công ty cổ phần. còn doanh nghiệp tư nhân chỉ có hơn 1.300 lao động. chủ yếu là các doanh nghiệp tư nhân hộ gia đình.
Bảng 2.13. Tốc độ tăng số lượng lao động trong các DN KTTN thành phố Quảng Ngãi qua các năm
ĐVT: 1000 người
Loại hình doanh nghiệp Năm
Tăng BQ 2015 2016 2017 2018
Doanh nghiệp tư nhân 0,51 7,85 4,21 8,86 5,36
Công ty TNHH 9,35 16,98 15,22 13,27 13,70
Công ty cổ phần 17,63 16,22 16,67 8,93 14,86
Tổng cộng 2,08 15,63 14,53 5,62 11,96
(Nguồn: Chi cục thống kê thành phố Quảng Ngãi) Dựa vào bảng 2.13 ta thấy: tốc độ tăng hàng năm về số lượng lao động khu vực KTTN trong giai đoạn 2014 - 2018 không đồng đều với từng loại hình doanh nghiệp qua các năm. Tăng nhanh nhất là số lượng lao động tại các công ty cổ phần với tốc độ tăng bình quân giai đoạn đạt 14,86%/năm, tiếp đến là công ty TNHH với tốc độ tăng bình quan đạt 13,7%/năm, doanh nghiệp tư nhân chậm hơn với 5,36%/năm. Số lao động toàn khu vực KTTN trong giai đoạn 2014 - 2018 tăng bình quân 11,96%/năm
Bảng 2.14. Trình độ LĐ trong các dn KTTN ở thành phố Quảng Ngãi qua các năm
ĐVT: %
Chỉ tiêu Năm
2014 2015 2016 2017 2018 Tỷ lệ LĐ đã qua đào tạo 36,5 38,5 40 42,7 44,9 Tỷ lệ LĐ đã qua đào tạo nghề 24 26,8 30 32,5 39,7 Nguồn: Chi cục thống kê thành phố Quảng Ngãi) Dựa vào số liệu bảng 2.143, nhìn chung trình độ lao động của khu vực KTTN ở thành phố Quảng Ngãi còn khá thấp. Vấn đề này sẽ ảnh hưởng đến năng suất lao động của các doanh nghiệp, gây khó khăn trong việc tuyển dụng, đào tạo và đào tạo lại. Khả năng thu hút lao động ở các doanh nghiệp tư nhân ở thành phố Quảng Ngãi còn thấp, các lao động vẫn có xu hướng làm nông nghiệp là chính và chỉ làm thời vụ trong các công ty vì vậy họ không sẵn sàng trong việc đầu tư học hỏi và tham gia đào tạo ngành nghề. Trong khi đó, các chế độ đối với lao động của nhiều doanh nghiệp còn nghèo nàn, thậm chí một số doanh nghiệp còn không có chế độ đãi ngộ đối với lao động dưới 1 năm dẫn tới việc người dân không gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.
c. Thực trạng về cơ sở vật chất
Mặt bằng sản xuất kinh doanh là nguồn lực vật chất ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào có mặt bằng rộng, nằm ở vị trí thuận lợi, kết nối đồng bộ, hiện đại,... sẽ rất thuận lợi cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Bảng 2.15. Các KCN, CCN ở thành phố Quảng Ngãi
Tên Quy mô Vị trí địa lý
KCN Quảng Phú 147 ha Phường Quảng Phú
Cụm công nghiệp làng
nghề Tịnh Ấn tây 25,7 ha Xã Tịnh Ấn Tây
(Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Quảng Ngãi)
Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp ở thành phố Quảng Ngãi được quy hoạch tổng thể với vị trí thuận lợi, kết cấu hạ tầng đồng bộ và nhiều chính sách ưu đãi đầu tư hấp dẫn, thu hút được nhiều doanh nghiệp thực hiện các dự án tại đây. Nhìn chung, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã tạo ra bước đột phá trong thu hút đầu tư để phát triển công nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế, đẩy nhanh quá trình đô thị hoá. Khai thác hiệu quả tiềm năng và nguồn lực sẵn có của địa phương. Các doanh nghiệp cụm công nghiệp phát triển góp phần làm thay đổi bộ mặt và cấu trúc mạng lưới thương mại hàng hoá và dịch vụ; tạo điều kiện thuận lợi cho việc tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, mặt bằng và đất đai ở Quảng Ngãi cũng là một cản trở đối với sự phát triển kinh tế tự nhân của địa phương. Tuy đã được quy hoạch, nhưng do số doanh nghiệp ngày càng gia tăng mà đất đai thì vẫn giữ nguyên, đất nông nghiệp thì không được quy hoạch do Quảng Ngãi cũng là thành phố có nền nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo khiến cho nhiều cá nhân muốn mở công ty và có phương án kinh doanh nhưng lại không thể tìm được mặt bằng sản xuất và kinh doanh. Các công ty sẵn có thì lại khó khăn trong việc mở rộng quy mô thì thiếu đất xây dựng nhà xưởng. Các doanh nghiệp luôn muốn tập trung về trung tâm thành phố Quảng Ngãi vì những điều kiện thuận lợi trong giao thông, hành chính trong khi những khu đất cách xa trung tâm ở nhiều xã lại đang bỏ trống khá nhiều nhưng chưa được chính quyền quy hoạch, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận. Vì vậy, mặt bằng, đất đai cũng đang là yếu tố làm cản trờ phần nào sự phát triển kinh tế tư nhân của Quảng Ngãi.
Giá trị tài sản cố định của các doanh nghiệp KTTN ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng số giá trị tài sản cố định của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi. Sự tăng lên về số lượng doanh nghiệp. cũng
gia tăng về loại hình doanh nghiệp và lĩnh vực kinh doanh. Sức cạnh tranh của thị trường Quảng Ngãi càng yêu cầu các doanh nghiệp phải đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị sản xuất để tăng năng suất kinh doanh.
Không chỉ đầu tư về máy móc sản xuất, mà các công ty cũng đầu tư về trang thiết bị làm việc cho người lao động, giúp người lao động phát huy tối đa năng lực sản xuất.
Những năm gần đây, hệ thống đường bộ trên địa bàn thành phố được đầu tư nâng cấp và sử dụng có hiệu quả. Ngoài ra còn phát triển mạng lưới giao thông trong các khu dân cư, tạo điều kiện cho nhân dân đầu tư phát triển SXKD. Ga Quảng Ngãi là một trong những ga chính trên trục Bắc - Nam của đường sắt thống nhất nằm ở phía Tây trung tâm thành phố trên đường Trần Quốc Toản, phường Trần Phú. Sân bay Chu Lai (thành phố Quảng Nam. được sử dụng chung với thành phố Quảng Ngãi) cách thành phố Quảng Ngãi 35 km về phía Bắc. Trong thành phố có sân bay cũ đã ngừng hoạt động (thuộc đường Hoàng Hoa Thám, phường Quảng Phú. Những điều kiện về giao thông thuận tiện đã giúp cho việc giao thương của các doanh nghiệp trong với ngoài thành phố trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn.
d. Thực trạng về công nghệ
Trong 5 năm gần đây, một số công ty tại thành phố đã mạnh dạn đầu tư vốn, đổi mới trang thiết bị, có công nghệ khá hiện đại, sản xuất ra nhiều sản phẩm đạt tiêu chuẩn, được bình chọn là hàng chất lượng cao, đủ năng lực cạnh tranh trên thị trường nội địa và xuất khẩu. Điển hình như: Nhà máy bia Dung Quất, nước khoáng Thạch Bích, sữa đậu nành Fami Vinasoy, bánh kẹo Quảng Ngãi Biscafun.
Các công ty đều đầu tư máy móc theo dây chuyền hiện đại, chuyên môn hóa trong từng khâu nhỏ của sản phẩm. sao cho sản lượng đạt được cao nhất.
Việc đầu tư công nghệ máy móc không chỉ giúp tiết kiệm thời gian, mà
còn tiết kiệm được chi phí nhân công mà hiệu quả lại mang lại cao.
Ngoài đầu tư về thiết bị công nghệ sản xuất, các doanh nghiệp tư nhân còn đầu tư về công nghệ thông tin như các phần mềm theo dõi số liệu, các phần mềm ứng dụng khoa học trong phân tích sản phẩm, các thiết bị thông minh giúp các nhà quản lý, lãnh đạo có thể trực tiếp quan sát, theo dõi được mọi hoạt động diễn ra tại cơ sở, phân xưởng.…
Các yếu tố công nghệ luôn luôn không ngừng phát triển để giúp cho con người hoàn thành các mục tiêu kinh doanh đặt ra một cách đơn giản và dễ dàng. Các doanh nghiệp trong khu vực tư nhân của thành phố Quảng Ngãi luôn luôn chú trọng yếu tố công nghệ để giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh của mình.