TRONG THỜI GIAN ĐẾN
3.2.6. Gia tăng kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh
Đây là vấn đề mang tính sống còn của các doanh nghiệp tư nhân trong điều kiện hội nhập, cạnh tranh ngày càng gay gắt, trong khi đại đa số doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn là doanh nghiệp nhỏ và vừa còn mang nặng tập quán quản lý kiểu sản xuất nhỏ. Xây dựng chiến lược phải có chiến lược dự phòng trong tình huống xấu nhất xảy ra đối với doanh nghiệp thì sẽ có chiến lược thay thế tương ứng với một số tình huống. Xây dựng chiến lược SXKD cần phải có sự kết hợp hài hòa giữa hai loại chiến lược. Chiến lược kinh doanh chung và chiến lược kinh doanh bộ phận.
Điều đó, đòi hỏi chủ doanh nghiệp phải tự nâng cao kiến thức về tổ chức và quản lý doanh nghiệp; đổi mới tư duy về sản xuất kinh doanh theo hướng tiến bộ và hiện đại.
Để xây dựng một chiến lược sản xuất kinh doanh phù hợp, mỗi chủ doanh nghiệp cần phải tiến hành các công việc chủ yếu:
- Nắm được đầy đủ các thông tin về: (1) mục tiêu và chiến lược của ngành mà doanh nghiệp tham gia để xác định qui mô đầu tư và mức phát triển sản xuất phù hợp, (2) kết quả phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để chủ động trong kinh doanh, (3) các chỉ tiêu về thị trường, sản phẩm, khách hàng trong tương lai.
- Xác định được chiến lược về: (1) cải tiến mẫu mã, chất lượng sản phẩm làm cơ sở cho đổi mới công nghệ; (2) giá bán phù hợp với từng thời kỳ; (3) các kênh phân phối sản phẩm, tỉ lệ phân phối sản phẩm qua mỗi kênh với chi phí hợp lý; (4) tài chính để huy động vốn có hiệu quả; (5) lao động để tuyển dụng có hiệu quả; (6) bạn hàng gồm: nhà cung cấp, khách hàng, đại lý... để xác định vị trí trên thương trường.
- Chú trọng hơn nữa hoạt động marketing phù hợp để kích thích người tiêu dùng mua hàng hóa của doanh nghiệp.
Sản xuất kinh doanh trong hội nhập, doanh nghiệp tư nhân thường xuyên đối mặt với những biến động của thị trường trong nước và quốc tế, vì vậy cần có những giải pháp để giảm thiểu rủi ro, hạn chế tác hại như: thâm nhập thị trường từng bước để điều chỉnh kịp thời; đa dạng hóa sản phẩm và ngành kinh doanh để hỗ trợ cho nhau; liên kết với các doanh nghiệp khác để tận dụng lợi thế của nhau; dự trữ nguồn lực ở mức hợp lý.
- Doanh nghiệp cần phối hợp với các cơ sở đào tạo, các hiệp hội để xây dựng danh mục ngành nghề cần đào tạo, chương trình đào tạo sao cho phù hợp với nhu cầu và chiến lược SXKD của đơn vị.
- Các doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược bên ngoài doanh nghiệp.
Đây là mối quan hệ giữa doanh nghiệp với các cơ quan, tổ chức chính quyền, các đơn vị kinh tế khác để đảm bảo những quyền lợi của chính doanh nghiệp.
b. Xây dựng quản trị doanh nghiệp minh bạch
Đối với hầu hết các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố, quản lý và điều hành kinh doanh dựa trên kinh nghiệm bản thân là chủ yếu. Nhiều chủ doanh nghiệp tư nhân chưa hiểu đầy đủ ý nghĩa vai trò của quản trị doanh nghiệp đối với sự phát triển bền vững, do đó chưa quan tâm. Luật doanh nghiệp năm 2014, đã tạo ra khung pháp lý để xây dựng quản trị doanh nghiệp theo hướng hiện đại. Các chủ doanh nghiệp tư nhân cần xem việc xây dựng
nền quản trị doanh nghiệp công khai, minh bạch, trước hết vì lợi ích phát triển của chính mình trong điều kiện hội nhập. Cần giải quyết tốt các vấn đề như sau:
- Sớm khắc phục lối tư duy cũ là quản lý “theo lệ hơn luật” làm tăng chi phí nhưng dễ gây tổn hại cho uy tín doanh nghiệp. Tự đổi mới nhận thức về vai trò, vị trí, ý nghĩa của quản trị doanh nghiệp đối với sự phát triển bền vững. Quản trị doanh nghiệp tốt thúc đẩy nâng cao hiệu quả chung của doanh nghiệp; ngăn ngừa sự lạm dụng quyền và nhiệm vụ được giao phục vụ lợi ích riêng; thu hút được vốn và nguồn lực khác với chi phí thấp.
- Quản trị doanh nghiệp tốt đòi hỏi phải phân định vai trò, chức năng, quyền hạn và qui trình ra quyết định trong cơ cấu tổ chức và điều hành của doanh nghiệp theo hướng rõ ràng; coi trọng sự minh bạch và công khai thông tin hoạt động của doanh nghiệp nhất là những thông tin về tài chính và về các giao dịch với các bên liên quan để chống tư lợi gây thiệt hại lợi ích và làm tổn hại uy tín doanh nghiệp.
c. Xây dựng đạo đức của doanh nghiệp
Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đều có liên quan đến cộng đồng, đến xã hội. Thực trạng ô nhiễm môi trường cùng với tình trạng sản phẩm kém chất lượng gây tác hại và làm gia tăng chi phí của xã hội để khắc phục, đã và đang đặt ra vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp - trong đó có doanh nghiệp tư nhân. Trách nhiệm xã hội là bản chất của doanh nghiệp, là đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp, là cơ sở để hình thành triết lý kinh doanh mang tính nhân văn của doanh nghiệp chú trọng đến lợi ích của người lao động, lợi ích chung của toàn xã hội.
Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó đại bộ phận là doanh nghiệp tư nhân, vấn đề xây dựng đạo đức kinh doanh, nâng cao trách nhiệm xã hội chưa được giới chủ doanh nghiệp nhận thức đầy đủ. Do đó, cần tiến
hành các giải pháp:
- Xuất phát từ yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế và thực trạng hiện nay, các chủ doanh nghiệp tư nhân cần đổi mới nhận thức xây dựng cho mình một triết lý kinh doanh hiện đại, chuyên nghiệp lâu dài theo các nguyên tắc:
(1) phát triển kinh doanh vì con người, do con người, (2) phát triển kinh doanh tránh hủy hoại môi trường sinh thái, (3) kinh doanh phải tôn trọng những giá trị truyền thống tốt đẹp của địa phương, dân tộc và (4) tăng trưởng phải đi đôi với phát triển văn hóa. Khẳng định đó là công cụ nâng cao cạnh tranh.
- Phổ biến rộng rãi các tiêu chuẩn quản lý nâng cao trách nhiệm xã hội tăng cường đạo đức doanh nghiệp đối với khu vực kinh tế tư nhân nhằm khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội tăng giá trị thương hiệu, tăng năng suất và cơ hội phát triển trong tương lai góp phần vào mục tiêu phát triển bền vững của thành phố.
- Tạo thuận lợi để các doanh nghiệp chấp hành tốt chính sách pháp luật của Nhà nước (về lao động, về môi trường, về đào tạo, về quản trị doanh nghiệp); kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký, thực hiện tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước và người lao động; tích cực tham gia hoạt động xã hội từ thiện.
d. Xây dựng thương hiệu và bảo vệ nhãn hiệu hàng hóa
Giá trị thương hiệu là tài sản vô hình của doanh nghiệp, có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập kinh tế. Khi có thương hiệu mạnh thì doanh nghiệp tăng thêm nguồn động lực để thành công; thêm nhiều thuận lợi cho các yếu tố đầu vào; đơn giản hóa quá trình sản xuất, bảo hành, sửa chữa; thu hút được nhân tài, giữ được nhân công; khẳng định đẳng cấp sản phẩm và dịch vụ; làm tăng giá trị cảm nhận của sản phẩm từ phía người tiêu dùng. Do đó, cạnh tranh thương hiệu đang diễn ra gay gắt. Nhưng
trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi, các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khu vực kinh tế tư nhân đã và đang còn những hạn chế về nhận thức, xem nhẹ việc tiến hành đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ của chính mình.
Để khắc phục thực trạng nêu trên, đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh, các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi cần:
- Hiểu đúng về thương hiệu là các giá trị, các trải nghiệm của khách hàng về một sản phẩm, một doanh nghiệp cụ thể. Thương hiệu đến từ khách hàng do đó cạnh tranh thương trường bao hàm cả cạnh tranh thương hiệu để tăng cường đầu tư xây dựng thương hiệu và quản lý nhãn hiệu.
- Thực hiện đầy đủ các quy định của Luật sở hữu trí tuệ, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa trong và ngoài nước. Tăng cường quảng bá và tiếp thị để phát triển thương hiệu ngay từ khi có ý tưởng về sản phẩm.
- Quan tâm chăm chút và tạo nét khác biệt của sản phẩm là yếu tố mang tính chìa khóa trong xây dựng thương hiệu, nhất là thể hiện các yếu tố tâm lý về văn hóa bản địa trên sản phẩm.
- Liên kết với các thương hiệu nổi tiếng trong ngành nghề bằng cách tham gia một chuỗi trong dây chuyền sản xuất hoặc tiêu thụ sản phẩm là lối đi tắt hợp sức để mang thương hiệu nổi tiếng nhưng chi phí thấp.
e. Nâng cao năng lực và hiệu quả cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường
Thứ nhất, doanh nghiệp phải đầu tư cho giai đoạn nghiên cứu để nắm bắt xu hướng thay đổi của nhu cầu thị trường. Việc nghiên cứu không chỉ đem lại cho doanh nghiệp về vị trí của mình trên thị trường, mà còn cho các nhà lãnh đạo những quan sát, tầm nhìn mới trong tương lai, những triển vọng mà doanh nghiệp có thể đạt được. Nghiên cứu thị trường để đưa ra những sản phẩm phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng, nắm bắt tâm lý khách hàng, phân
khúc thị trường.
Thứ hai, là áp dụng các công nghệ phù hợp, vừa bảo đảm tạo ra các sản phẩm có chất lượng đáp ứng nhu cầu của thị trường, vừa có chi phí sản xuất thấp. Công nghệ luôn đem lại những lợi ích cho con người, áp dụng khoa học kỹ thuật, trí tuệ nhân tạo để nâng cao năng lực sản xuất, cải tiến chất lượng sản phẩm, ngày càng tạo ra nhiều mặt hàng, chủng loại, đáp ứng hầu hết nhu cầu của con người.
Thứ ba, xây dựng hệ thống thương mại điện tử, hệ thống giao hàng tại nhà theo đặt hàng qua điện thoại, thiết lập mạng lưới tiêu thụ hiệu quả. Hiện nay thương mại điện tử đang phát triển không ngừng. càng ngày càng có nhiều trang thương mại điện tử như Tiki, LAZADA, Sendo, Shopee… để phục vụ nhu cầu mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng. Các doanh nghiệp có thể tiếp cận các trang thương mại điện tử này để đưa sản phẩm của mình đến với khách hàng một cách dễ dàng. Đây cũng là một kênh để quảng cáo cho sản phẩm của doanh nghiệp. giúp doanh nghiệp tiếp cận được một lượng lớn khách hàng từ khắp vùng miền đất nước, chứ không chỉ trong khu vực thành phố Quảng Ngãi.