Gia tăng số lượng các cơ sở sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu Giảm nghèo trên địa bàn huyện ba tơ tỉnh quảng ngãi (Trang 87 - 91)

TRONG THỜI GIAN ĐẾN

3.2.1. Gia tăng số lượng các cơ sở sản xuất kinh doanh

Trong giai đoạn 2014 - 2018, mặc dù các doanh nghiệp khu vực KTTN thành lập mới chiếm tỷ trọng bình quân 96,68% trên tổng số doanh nghiệp toàn thành phố, nhưng số lượng doanh nghiệp khu vực KTTN vẫn chưa phải là nhiều so với tiềm năng và lợi thế của thành phố. Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính Phủ tại buổi làm việc với lãnh đạo UBND thành phố Quảng Ngãi hiện nay thành phố đang có khoảng gần 5000 doanh nghiệp, cần phải phát triển trong thời gian tới khoảng 10.000 doanh nghiệp đưa tổng số doanh nghiệp khu vực KTTN thành phố đạt 6.000 doanh nghiệp, vốn đăng ký khoảng 75.000 tỷ đồng, lao động là 30.000 nghìn người gồm có lao động làm

việc trong doanh nghiệp nhỏ và vừa thành lập mới và doanh nghiệp mở rộng quy mô.

a. Cải cách, nâng cao chất lượng thủ tục hành chính công

Hệ thống pháp luật cần phải được tiếp tục hoàn thiện phù hợp với quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế. Thành phố Quảng Ngãi cần đổi mới phương thức quản lý kinh tế của Nhà nước theo hướng tạo điều kiện cho mọi doanh nghiệp được tự do kinh doanh theo pháp luật, bình đẳng, cùng có lợi. Lãnh đạo thành phố cần chú trọng cải thiện chỉ số PCI trong thời gian tới, cần rà soát quán triệt các sở ban nghành, lãnh đạo địa phương về khắc phục những tồn tại yếu kém trong các khâu để cải thiện môi trường kinh doanh của thành phố Quảng Ngãi, nhất là quán triệt tư tưởng nhận thức để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong đội ngũ cán bộ công chức, viên chức về thái độ tác phong nghề nghiệp, tác phong thực hiện công vụ, chuyển nhận thức và hành động hàng ngày từ quản lý doanh nghiệp sang phục vụ doanh nghiệp. Xây dựng môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng cho tất cả các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong việc tiếp cận với nguồn vốn, đất đai, lao động, công nghệ và thông tin thị trường theo hướng: cơ chế chính sách phải đồng bộ; xoá bỏ những phân biệt đối xử về tín dụng, thuế, giá thuê đất và các ưu đãi khác…

Đẩy mạnh cải cách nền hành chính, đặc biệt coi trọng cải cách thủ tục hành chính, xây dựng bộ máy quản lý nhà nước trong sạch, nâng cao trình độ nắm và thi hành pháp luật của đội ngũ công chức quản lý nhà nước có liên quan trực tiếp đối với KTTN. Đối với cán bộ có những hành vi những nhiễu, hách dịch…cần có chế tài xử lý nghiêm khắc.

Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng xây dựng thể chế về kinh tế, về tổ chức hoạt động của hệ thống hành chính Nhà nước phù hợp với điều kiện của Quảng Ngãi và đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, để tạo điều

kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khu vực KTTN trong hoạt động sản xuất kinh doanh, giúp các doanh nghiệp chủ động, linh hoạt trong hoạt động kinh doanh của mình thì thành phố cần có sự cải cách các thủ tục hành chính theo hướng đơn giản hoá các thủ tục, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trên tất cả các lĩnh vực nhằm xây dựng ngày càng tốt hơn nền hành chính công theo hướng phục vụ, công khai minh bạch các loại hồ sơ, thủ tục, các khoản phí, lệ phí, rút ngắn thời hạn, tiết kiệm tiền của, công sức trong giải quyết công việc đối với doanh nghiệp khu vực KTTN như: đăng ký kinh doanh, cấp phép kinh doanh, kê khai nộp thuế, thủ tục hải quan…

Thực hiện có hiệu quả mô hình “một cửa” trong các lĩnh vực đăng ký kinh doanh, xét cấp ưu đãi đầu tư, cấp mã số thuế, giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.

b. Phát triển cơ sở hạ tầng, tạo môi trường hấp dẫn thu hút phát triển kinh tế tư nhân

Phát triển cơ sở hạ tầng phải có chiến lược cụ thể, trong từng giai đoạn cụ thể và phải gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái. Việc xây dựng các công trình phục vụ sản xuất kinh doanh phải đảm bảo yếu tố về độ an toàn, không lấn chiếm đất công, đất nông – lâm – ngư nghiệp, không gây ô nhiễm môi trường.

Thành phố Quảng Ngãi cần phải tạo cơ chế chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiêp khu vực KTTN về mặt bằng sản xuất kinh doanh, giúp các doanh nghiệp có điều kiện phát triển nhà xưởng, kho bãi, trụ sở làm việc...Chính sách đất đai phải xây dựng được hệ thống đăng ký, khắc phục sự bất bình đẳng trong việc giao, cấp đất cho sản xuất kinh doanh. Hình thành loại hình dịch vụ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bảo đảm cho việc kinh doanh quyền sử dụng đất được thuận lợi, trôi chảy. Mở rộng quyền của doanh nghiệp tư nhân trong việc chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản

thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp, cần cải cách thủ tục hành chính trong việc xét duyệt, giao cấp đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để doanh nghiệp kịp thời triển khai các dự án kinh doanh, đồng thời có thể dùng giấy chứng nhận quyền sử dụng để cầm cố thế các ngân hàng, tổ chức tín dung vay vốn phục vụ kinh doanh.

Lập quy hoạch, kế hoạch chi tiết sử dụng đất đai, quy hoạch đất đai cần được công khai minh bạch làm cơ sở cho việc giao đất, cho thuê đất, đấu thầu quyền sử dụng đất..., đặc biệt, trong quy hoạch đất đai, phải nhanh chóng xây dựng khu cụm công nghiệp, thương mại có cơ sở hạ tầng tốt để kích thích phát triển doanh nghiệp khu vực KTTN, thông qua đó để thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, hướng tới giải quyết một phần khó khăn về mặt bằng sản xuất cho các doanh nghiệp khu vực KTTN, ngoài ra thành phố Quảng Ngãi cũng cần rà soát các dự án quy hoạch trong thời gian dài không được triển khai để thu hồi nhằm bổ sung quỹ đất giao cho các dự án khả thi, hiệu quả, tránh lãng phí.

c. Khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân hợp tác, liên kết với nhau và với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp nước ngoài

Trong điều kiện hội nhập, dưới sức ép cạnh tranh, các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố cần tái cơ cấu để trở thành những công ty lớn.

Hiện tại, các doanh nghiệp tư nhân khó có thể tự tích lũy vốn để trở thành doanh nghiệp lớn, chỉ có con đường hợp tác với nhau và với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để nâng cao sức cạnh tranh. Do đó, các doanh nghiệp tư nhân phải thay đổi tư duy từ làm ăn riêng lẽ, nghĩ đến quyền lợi cá nhân sang hợp tác, cùng làm ăn, cùng có lợi, cùng làm giàu. Thành phố cần có những giải pháp khuyến khích như sau:

- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố có nhiều lợi thế vốn công nghệ, thị trường tiêu thụ so với các doanh nghiệp trong

nước (trong đó có doanh nghiệp tư nhân). Thành phố cần nghiên cứu hình thành mạng lưới phân công chặt chẽ, lâu dài để thúc đẩy sự hợp tác giữa kinh tế tư nhân trong nước với kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

- Quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ đặc biệt là công nghiệp sạch, công nghiệp công nghệ cao trên địa bàn thành phố nhằm tăng giá trị từ xuất khẩu theo xu hướng tạo ra những tổ hợp kinh tế liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau và với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

- Thúc đẩy liên kết theo ngành nghề, doanh nghiệp có khả năng sẽ tìm kiếm thị trường, thiết kế chiến lược cạnh tranh; các doanh nghiệp nhỏ và vừa làm vệ tinh sản xuất, chuyên môn hóa từng đơn hàng; xây dựng niềm tin giữa các doanh nghiệp. Sự liên kết này, làm giảm vốn đầu tư, vốn lưu động, chi phí đào tạo, quản lý, sản xuất do đó nâng cao hiệu quả kinh doanh.

- Trong giai đoạn đầu liên kết còn khó khăn, nhà nước cần trợ giúp kinh tế tư nhân nâng cao tri thức, kỹ năng quản lý doanh nghiệp trong môi trường hội nhập, chuyển giao công nghệ, xúc tiến thị trường và đào tạo người lao động. Hỗ trợ doanh nghiệp tìm hiểu thông tin qua nhiều kênh như báo đài, trang Website của hội doanh nghiệp sản xuất CN-TTCN thành phố…

Một phần của tài liệu Giảm nghèo trên địa bàn huyện ba tơ tỉnh quảng ngãi (Trang 87 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)