Gia tăng quy mô các yếu tố nguồn lực

Một phần của tài liệu Giảm nghèo trên địa bàn huyện ba tơ tỉnh quảng ngãi (Trang 91 - 96)

TRONG THỜI GIAN ĐẾN

3.2.2. Gia tăng quy mô các yếu tố nguồn lực

Chính quyền địa phương thành phố Quảng Ngãi tạo mọi điều kiện thuận lợi cho khu vực KTTN tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng, hỗ trợ về vốn.

Có thể nói vấn đề về vốn kinh doanh là một trong những vấn đề các doanh nghiệp khu vực KTTN của thành phố Quảng Ngãi luôn gặp khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh, cho nên phát triển thị trường tài chính, tăng cường sự hỗ trợ của Nhà nước, của thành phố, của tỉnh Quảng Ngãi cho các doanh nghiệp này là rất cần thiết, nhất là trong giai đoạn hiện nay.

Về nguyên tắc, chính sách hỗ trợ này cần đảm bảo được sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Tuy nhiên, để phù hợp với khả năng của ngân sách thành phố và tỉnh trong quá trình chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế thì các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đặc biệt chỉ nên tập trung vào một số doanh nghiệp khu vực KTTN được xác định là cần thiết, không nên áp dụng chính sách này một cách tràn lan, phân tán. Việc hỗ trợ của thành phố về vốn có thể thực hiện thông qua các hình thức: thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng để bảo lãnh một phần cho các doanh nghiệp khu vực KTTN tiếp cận được các khoản vay tại các tổ chức tín dụng thông qua việc cấp bảo lãnh, tái bảo lãnh tín dụng và chia sẻ rủi ro khi xảy ra bất khả kháng không trả được nợ vay,..

Việc hình thành và phát triển các loại hình dịch vụ tài chính, tín dụng trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi cũng là hướng cơ bản để giải quyết vấn đề nguồn vốn đầu tư cho các doanh nghiệp dân doanh. Trong đó, vấn đề trước mắt là phải làm lành mạnh hoá tình hình tài chính của các doanh nghiệp và tổ chức tín dụng. Khuyến khích phát triển thêm các tổ chức tín dụng mới trên địa bàn để hỗ trợ hơn nữa cho các doanh nghiệp khu vực KTTN, khuyến khích việc phát triển dịch vụ tư vấn tài chính, kế toán, kiểm toán và về những dịch vụ liên quan đến tài chính của các doanh nghiệp khu vực KTTN để hỗ trợ giúp đỡ doanh nghiệp khó khăn trong hạch toán, lập báo cáo tài chính, lập dự án kinh doanh.

Ngoài ra cần có các giải pháp để các ngân hàng, tổ chức tín dụng nhận thức được vị trí vai trò của các doanh nghiệp khu vực KTTN đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và chính các ngân hàng, tổ chức tín dụng nói riêng.

b. Phát triển nguồn nhân lực

Trong giai đoạn hiện nay, tình hình phát triển kinh tế - xã hội với xu thế hội nhập sâu hơn, toàn diện hơn vào nền kinh tế thế giới, doanh nghiệp khu

vực KTTN của thành phố Quảng Ngãi muốn đứng vững trong cạnh tranh và phát triển đòi hỏi năng lực và trình độ không chỉ của chủ doanh nghiệp mà người lao động trong doanh nghiệp cũng cần phải có trình độ tay nghề cao mới đáp ứng được yêu cầu của sản xuất kinh doanh. Để đáp ứng được yêu cầu về số lượng và chất lượng, nguồn nhân lực cho quá trình phát triển kinh tế của thành phố nói chung và của các doanh nghiệp khu vực KTTN nói riêng, chính sách phát triển nguồn nhân lực cần tập trung vào một số nội dung:

- Đối với chính quyền địa phương:

+ Cần thống nhất quy hoạch và chiến lược phát triển kinh tế xã hội chung cho vùng. Lồng ghép nhiệm vụ của các chương trình kinh tế - xã hội với việc đào tạo nghề: như khuyến nông, khuyến ngư, khuyến công...Mỗi chương trình dự án cụ thể ở địa phương đặt ra nhiệm vụ đào tạo, chuyển giao công nghệ với việc thành lập doanh nghiệp khu vực KTTN hoặc bổ sung nguồn nhân lực cho doanh nghiệp này. Tranh thủ tối đa hợp tác kêu gọi tài trợ quốc tế cho đào tạo.

+ Đầu tư mở rộng các trường nghề, đào tạo cán bộ đào tạo nghề để đáp ứng nhu cầu học nghề ngày càng tăng qua các năm và nâng cao chất lượng giảng dạy. Nâng cấp hệ thống các trường đào tạo nghề của thành phố, trong đó tập trung vào đào tạo các nghề, lĩnh vực mà thành phố có thế mạnh như: cơ khí, điện, may mặc, bia, hóa thực phẩm .... Đồng thời nâng cao chất lượng đào tạo nghề của các cơ sở đào tạo, các cơ sở đào tạo đảm bảo cung cấp những lao động đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp là điều lý tưởng nhất. Muốn vậy, các cơ sở đào tạo vì lợi ích của mình phải gắn kết với doanh nghiệp, phải đào tạo có địa chỉ còn các doanh nghiệp sẽ đóng vai trò là những nhà cung cấp thông tin để các cơ sở đào tạo nắm được nhu cầu lao động mà thị trường cần.

+ Thành lập các trung tâm xúc tiến kết hợp với tuyển chọn, đào tạo nghề cho người lao động, liên kết với các doanh nghiệp. Nâng cao chất lượng hoạt động của các trung tâm xúc tiến và hỗ trợ việc làm cho người lao động, phát

triển thị trường lao động và cho phép các doanh nghiệp khu vực KTTN được mở rộng quyền thuê và tuyển dụng lao động.

- Đối với doanh nghiệp:

+ Cần xác định rõ mục tiêu của đào tạo nguồn nhân lực là tạo ra lao động có tay nghề cao, có trình độ, có năng lực… để đáp ứng đặc điểm của công việc. Có kế hoạch điều tra, đánh giá hiệu quả của các chương trình dạy nghề ở các cơ sở hiện có, phân tích ưu điểm hạn chế, từ đó đề xuất nội dung dậy nghề phù hợp với yêu cầu về lao động của doanh nghiệp mình.

+ Đào tạo lao động cho doanh nghiệp cần phối hợp với các cơ sở đào tạo, các hiệp hội để xây dựng các danh mục ngành nghề cần đào tạo, chương trình đào tạo sao cho phù hợp và xác thực với nhu cầu của đơn vị.

+ Cải thiện điều kiện làm việc sẽ phát huy tính sáng tạo làm tăng năng suất lao động.

+ Cần xây dựng, hoàn thiện bộ máy quản lý doanh nghiệp. Mở các lớp đào tạo bồi dưỡng cho các chủ doanh nghiệp khu vực KTTN để nâng cao trình độ tri thức quản lý, xây dựng những chương trình đào tạo, bồi dưỡng phù hợp thiết thực cho đội ngũ này.

c. Phát triển nguồn lực vật chất

Chính quyền cần có giải pháp xây dựng hạ tầng sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các ngành nghề trên thành phố cũng như các huyện vùng lân cận.

Chính quyền địa phương cần hỗ trợ cho các doanh nghiệp về tài chính thông qua quỹ, ngân hàng chính sách… để doanh nghiệp thay thế máy móc lạc hậu, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên địa bàn.

d. Đầu tư đổi mới công nghệ và ứng dụng công nghệ thông tin

Với áp lực cạnh tranh và hội nhập kinh tế thế giới, các doanh nghiệp khu vực KTTN phải nhanh chóng đổi mới công nghệ nhằm tạo ra năng suất, chất

lượng sản phẩm, mẫu mã cạnh tranh giúp doanh nghiệp đứng vững trên thị trường cần thực hiện các giải pháp sau:

Tháo gỡ khó khăn về vốn cho doanh nghiệp khu vực KTTN giúp doanh nghiệp có vốn để đổi mới công nghệ.

Thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khu vực KTTN ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, đầu tư đổi mới trang thiết bị, nâng cao năng lực công nghệ và chuyển giao công nghệ dưới hình thức ưu đãi về vốn, mặt bằng và về thuế ...

Giới thiệu cung cấp thông tin về công nghệ, thiết bị cho doanh nghiệp khu vực KTTN, tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp đánh giá lựa chọn công nghệ, giúp các doanh nghiệp này thực hiện các thủ tục cần thiết trong chuyển giao và mua công nghệ.

Khuyến khích, giúp đỡ các doanh nghiệp khu vực KTTN của thành phố Quảng Ngãi thực hiện đổi mới công nghệ thông qua các biện pháp sau:

Huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán. Tuy nhiên các doanh nghiệp này thường không có đủ điều kiện để niêm yết trên thị trường chính thức, nên có thể thông qua thị trường OTC để huy động.

Áp dụng hình thức thuê mua công nghệ của các công ty cho thuê tài chính, đây là một trong những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp khu vực KTTN của thành phố hiện nay khi mà các doanh nghiệp này đang gặp khó khăn về vốn, để giải quyết vấn đề cấp bách về đổi mới công nghệ trong thiếu vốn thì đây là giải pháp cần thiết cho các doanh nghiệp này.

Làm vệ tinh cho các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp nước ngoài và thông qua đó để các doanh nghiệp khu vực kinh tế này đầu tư trang bị máy móc, thiết bị sản xuất đây là giải pháp mà các doanh nghiệp khu vực KTTN sẽ đổi mới được công nghệ mà trước mắt không phải bỏ ra khoản chi phí nên cũng là hướng tốt cho các doanh nghiệp thay đổi công nghệ.

Một phần của tài liệu Giảm nghèo trên địa bàn huyện ba tơ tỉnh quảng ngãi (Trang 91 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)