SỰ PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 1/ Mục tiêu bài học

Một phần của tài liệu tieát tieát ngaøy daïy 200 ñòa lí daân cö baøi 1 coäng ñoàng caùc daân toäc vieät nam 1 muïc tieâu baøi hoïc sau baøi hoïc hoïc sinh caàn a kieán thöùc bieát ñöôïc nöôùc ta coù 54 daân toäc da (Trang 22 - 27)

Sau bài học, học sinh cần.

a/ Kiến thức

-Có những hiểu biết về quá trình phát triển kinh tế nước ta trong thập kỉ gần đây.

-Hiểu được xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, những thành tựu và thách thức trong quá trình phát triển.

b/ Kó naêng

-Có kĩ năng phân tích biểu đồ về quá trình diễn biến của hiện tượng địa lí (ở đây là sự diễn biến về tỉ trọng của ngành kinh tế trong cơ cấu GDP).

-Rèn luyện kĩ năng đọc bản đồ.

-Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ cơ cấu (biểu đồ tròn) và nhận xét biểu đồ.

c/ Thái độ

-Ra sức học tập để mai sau góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp.

2/ Chuaồn bũ a/ Giáo viên:

-Lược đồ các vùng kinh tế và vùng kinh tế trong điểm -Biểu đồ chuyển dịch cơ cấu GDP từ năm 1991 – 2002 b/ Học sinh:

-SGK – Tập bản đồ địa lí 3/ Phương pháp dạy học -Phương pháp diễn giảng.

-Phương pháp trực quan, so sánh.

4/ Tiến trình tiết dạy 4.1/ Ổn định - Tổ chức

*Giáo viên: Kiểm tra sỉ số học sinh.

*Học sinh: Báo cáo 4.2/ Kiểm tra bài cũ 4.3/ Giảng bài mới

Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Nền kinh tế nước ta đã trãi qua quá trình phát

triển lâu dài và nhiều khó khăn. Từ năm 1986 nước ta bắt đầu công cuộc đổi mới, cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch ngày càng rõ nét theo hướng

công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Hoạt động 1:

GV: Yêu cầu học sinh đọc nội dung kênh chữ muùc I (SGK).

-Qua kiến thức trong sách giáo khoa, hãy cho biết những diễn biến của nền kinh tế nước ta trước ngày giải phóng Miền Nam 30/4/1975?

HS: Nền kinh tế kém phát triển.

-Cho biết những diễn biến tình hình kinh tế nước ta từ sau ngày giải phóng đến khi đổi mới kinh teá?

HS: Nền kinh tế bị khủng hoảng kéo dài.

Hoạt động 2:

GV: Bằng vốn hiểu biết, hãy cho biết nước ta bắt đầu thực hiện công cuộc đổi mới nền kinh tế vào năm nào?

HS: Năm 1986 (sau Đại hội Đảng toàn quốc lần VI).

GV: Sử dụng biểu đồ chuyển dịch cơ cấu GDP từ naêm 1991 – 2002.

-Dựa vào biểu đồ, hãy phân tích xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Xu hướng này thể hiện rõ ở những khu vực nào?

HS: Giảm tỉ trọng nông – lâm – ngư nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp – xây dựng và dịch vụ.

GV: Hãy phân tích, thế nào là chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ?

HS: Hình thành các vùng chuyên canh nông nghiệp, các lãnh thổ tập trung công nghiệp, dịch vuù.

GV: Thế nào là chuyển dịch thành phần kinh tế?

I/ Nền kinh tế nước ta trước thời kì đổi mới

-Nền kinh tế nước ta trước thời kì đổi mới lạc hậu, kém phát trieồn.

-Cuối thập kỉ 80 thế kỉ XX do gắp nhiều khó khăn nền kinh tế nước ta rơi vào khủng hoảng kéo dài.

II/ Nền kinh tế nước ta trong thời kì đổi mới

-Công cuộc đổi mới được triển khai từ năm 1986 đã đưa nước ta ra khỏi tình trạng khủng hoảng.

1/ Sự chuyển dịch cơ cấu kinh teá

-Chuyển dịch cơ cấu ngành:

giảm tỉ trọng nông – lâm – ngư nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp xây dựng và dịch vụ.

-Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ:

hình thành các vùng chuyên canh nông nghiệp, lãnh thổ tập trung công nghiệp, xây dựng.

HS: Chuyển từ khu vực nhà nước và tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần.

GV: Kể tên các thành phần kinh tế sau khi chuyeồn dũch?

HS: +Kinh tế nhà nước.

+Kinh tế tập the.ồ +Kinh teỏ tử nhaõn.

+Kinh tế cá the.

+Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

GV: Sử dụng lược đồ vùng kinh tế và kinh tế trọng điểm.

-Dựa vào lược đồ, hãy xác định các vùng kinh tế ở nước ta, phạm vi lãnh thổ các vùng kinh tế trong điểm? Kể tên các vùng kinh tế giáp biển, vùng kinh tế không giáp biển?

HS: -Nước ta có bảy vùng kinh tế:

+Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.

+Vùng đồng bằng sông Hồng.

+Vùng Bắc trung bộ.

+Vựng duyờn hải Nam trung bo.ọ +Vuứng Taõy Nguyeõn.

+Vùng Đông nam bộ.

+Vùng đồng bằng sông Cửu Long.

-Nước ta có ba vùng kinh tế trọng điểm:

+Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ.

+Vùng kinh tế trọng điểm Miền trung.

+Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

-Các vùng kinh tế giáp biển:

+Vựng trung du và miền nỳi Bắc Bo.ọ +Vùng đồng bằng sông Hồng.

+Vùng Bắc trung bộ.

+Vùng duyên hải Nam trung bộ.

+Vuứng ẹoõng nam bo.ọ

+Vùng đồng bằng sông Cửu Long.

-Vùng Tây Nguyên không giáp biển.

GV: Bằng những kiến thức đã học và vốn hiểu

-Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế: từ nền kinh tế nhà nước, tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần.

biết thực tế trong cuộc sống, hãy cho biết những thành tựu đạt được của nền kinh tế nước ta sau khi đổi mới?

HS: Kinh tế tăng trưởng vững chắc, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, sản xuất hàng hóa hướng ra xuất khẩu, nước ta đang hội nhập vào nền kinh tế thế giới.

GV: Bên cạnh những thành tựu đạt được, hãy cho biết những thách thức khó khăn của nền kinh tế nước ta hiện nay?

HS: Ở miền núi còn nhiều xã nghèo, tài nguyên bị khai thác quá mức, môi trường bị ô nhiễm, các chương trình phúc lợi xã hội chưa đáp ứng, những biến động của thị trường.

Giáo viên: Để nâng cao chất lượng cuộc sống người dân buộc nền kinh tế phải tăng tốc dẫn đến khai thác quá mức nguồn tài nguyên, khoáng sản, hậu quả nguồn tài nguyên bị cạn kiết, môi trường biến đổi ảnh hưởng đến cuộc soáng nhaân daân.

2/ Những thành tựu và thách thức

a/ Thành tựu

-Kinh tế tăng trưởng tương đối vững chắc.

-Cơ cấu kinh tế chuyển hướng theo hướng công nghiệp hóa.

-Sản xuất hàng hóa hướng ra xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

-Nước ta đang trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu.

b/ Thách thức

-Ở miền núi còn xã nghèo.

-Tài nguyên bị khai thác quá mức, môi trường bị ô nhiễm.

-Vấn đề việc làm, văn hóa, giáo dục, y tế, xóa đói giảm nghèo chưa đáp ứng.

-Những biến động của thị trường thế giới và khu vực.

4.4/ Củng cố – Luyện tập

-Nền kinh tế nước ta bị rơi vào khủng hoảng vào thời gian nào?

a/ Nửa cuối thế kỉ XX b/ Cuối thập kỉ 80 thế kỉ XX c/ Đầu thập kỉ 80 thế kỉ XX d/ Đầu thập kỉ 90 thế kỉ XX (caâu b)

-Nước ta đổi mới nền kinh tế vào năm nào?

a/ 1986 b/ 1987 c/ 1988 d/ 1989 (caâu a)

-Nêu những thành tựu của nền kinh tế nước ta sau thời kì đổi mới?

(Kinh tế tăng trưởng tương đối vững chắc. Cơ cấu kinh tế chuyển hướng theo hướng công nghiệp hóa. Sản xuất hàng hóa hướng ra xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Nước ta đang trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và toàn caàu)

4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà

Về nhà kết hợp những kiến thức trong sách giáo khoa các em học kại bài, làm bài tập số 2 trang 23 (SGK) và trong tập bản đồ. Sau đó xem và chuẩn bị bài mới bài 7

“Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp”, ở bài này các em lưu ý các nội dung quan trọng sau:

-Về các nhân tố tự nhiên: Dựa vào sách giáo khoa các em tìm hiểu xem có những nhân tố nào, chúng có mối liên hệ với nhau ra sao?

-Về các nhân tố xã hội: gồm những nhân tố nào? Nhân tố nào đóng vai trò quan trọng nhất trong sự phát triển nền nông nghiệp?

5/ Ruựt kinh nghieọm *Nội dung:

-ệu ủieồm: ………..

………

……….

………

………

-Khuyeỏt ủieồm: ……….

……….

*Phương pháp:

-ệu ủieồm: ………..

………

……….

………

………..

-Khuyeỏt ủieồm: ……….

……….

Tieát: ………..

Ngày dạy: ………/……../ 200….

Một phần của tài liệu tieát tieát ngaøy daïy 200 ñòa lí daân cö baøi 1 coäng ñoàng caùc daân toäc vieät nam 1 muïc tieâu baøi hoïc sau baøi hoïc hoïc sinh caàn a kieán thöùc bieát ñöôïc nöôùc ta coù 54 daân toäc da (Trang 22 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w