SỰ PHÂN HÓA LÃNH THỔ
Bài 20 VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 1/ Mục tiêu bài học
Sau bài học, học sinh cần a/ Kiến thức
-Nắm vững vị trí giới hạn của vùng trên bản đồ.
-Hiểu rõ: vùng có diện tích nhỏ nhưng giao lưu thuận tiện với các vùng trong nước;
đất đai, khí hậu là những tài nguyên quan trọng.
-Vùng có dân cư đông đúc nhất, nền nông nghiệp thâm canh cao và cơ sở hạ tầng phát triển.
-Phân tích ưu, nhược điểm của dân số đông, hướng giải quyết.
b/ Kó naêng
-Đọc và phân tích bản đồ, lược đồ tự nhiên Đồng bằng sông Hồng, các biểu bảng trong bài.
c/ Thái độ
-Có ý thức bảo vệ môi trường nhất là nguồn nước.
-Có ý thức trong việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
2/ Chuaồn bũ a/ Giáo viên
-Lược đồ tự nhiên vùng Đồng bằng sông Hồng b/ Học sinh
-SGK – Tập bản đồ địa lí, máy tính.
3/ Phương pháp dạy học
-Phương pháp trực quan. Phương pháp thảo luận nhóm.
4/ Tiến trình tiết dạy 4.1/ Ổn định – Tổ chức
*Giáo viên: Kiểm tra sỉ số học sinh.
*Học sinh: Báo cáo.
4.2/ Kiểm tra bài cũ 4.3/ Giảng bài mới
Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Đồng bằng sông Hồng có tầm quan trọng đặc biệt
trong phân công lao động của cả nước. Đây là vùng có vị trí địa lí thuận lợi, điều kiện tự nhiên
và tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng.
Hoạt động 1
GV: Sử dung lược đồ tự nhiên vùng Đồng bằng soâng Hoàng.
-Dựa vào lược đồ, hãy xác định giới hạn của vuứng?
HS: -Phía Bắc và Tây giáp Trung du và miền núi Bắc Bộ.
-Phía Nam giáp Bắc Trung Bộ.
-Phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ.
-Xác định vị trí các đảo: Bách Long Vĩ, Cát Bà?
HS: Tìm chỉ trên lược đồ (đảo Bạch Long Vĩ thuộc TP Hải Phòng, Cát Bà thuộc tỉnh Quảng Ninh).
Hoạt động 2
GV: Sử dung lược đồ tự nhiên vùng Đồng bằng soâng Hoàng.
Sau đó chia lớp thành 6 nhóm thảo luận -Nhóm 1,2 thảo luận:
+Nêu ý nghĩa của sông Hồng đối với sự phát triển nông nghiệp và đời sống dân cư?
-Nhóm 3,4, thảo luận:
+Tên các loại đất và sự phân bố. Loại đất nào có tỉ lệ lớn nhất? Ý nghĩa của tài nguyên đất?
-Nhóm 5,6, thảo luận:
+Tìm hiểu tài nguyên khí hậu, tài nguyên khoáng sản và tài nguyên biển?
(thời gian thảo luận 5 phút)
Sau 5 phút thảo luận, giáo viên yêu cầu các nhóm lần lượt trình bày.
Cuối cùng giáo viên nhận xét, đánh giá và hoàn chỉnh kiến thức.
-YÙ nghóa cuûa soâng Hoàng:
+Boài ủaộp phuứ sa.
+Mở rộng diện tích đất đai.
+Cung cấp nước cho nông nghiệp và sinh hoạt.
+Là đường giao thông quan trọng.
+Nuôi trồng, khai thác thủy sản nước ngọt.
I/ Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thoồ
-Dieọn tớch: 14.806 km2. -Dân số: 17,5 triệu người (2002)
-Bao gồm 11 tỉnh và thành phố -Vùng Đồng bằng sông Hồng bao gồm đồng bằng châu thổ màu mỡ, dải đất rìa trung du với một số tài nguyên khoáng sản, tài nguyên du lịch và vịnh Bắc Bộ giàu tiềm năng.
II/ Điều kiện tự nhiên và tài nguyeân thieân nhieân
-Các loại đất và sự phân bố:
+Đất feralít: phân bố ở rìa trung du phía bắc và taây.
+Đất lầy thụt: phân bố chủ yếu ở phía tây nam.
+Đất phù sa: phân bố rộng khắp châu thổ.
+Đất mặn, đất phèn: phân bố ven biển phía ủoõng.
+Đất xám trên phù sa cổ: phân bố ở tây bắc.
+Loại đất có diện tích lớn nhất là đất phù sa.
+Ý nghĩa của đất: sản xuất lương thực (nhất là lúa), trồng cây hoa màu, chăn nuôi,…
-Các tài nguyên:
+Tài nguyên khí hậu: nhiệt đới gió mùa ẩm, có mùa đông lạnh, thích hợp cho nhiều loại cây trồng kể cả các loại cây ôn đới và cận nhiệt.
+Tài nguyên khoáng sản: mỏ đá, sét cao lanh, than nâu, khí tự nhiên.
+Tài nguyên biển: có vùng biển trong Vịnh Bắc Bộ rộng lớn có nhiều tiềm năng thủy sản.
Giáo viên: Như vậy qua phân tích các nguồn tài nguyên của Đồng bằng sông Hồng, chúng ta thấy nguồn tài nguyên quan trọng nhất ở đây là đất, đặc biệt là loại đất phù sa của Đồng bằng sông Hồng, vì vậy trong quá trình sử dụng đất chúng ta cần phải có những biện pháp tích cực đồng bộ nhằm đảm bảo cho nguồn tài nguyên quí giá này không bị ô nhiễm như: Tránh không sử dụng những nguồn nước chưa qua xử lí của các khu công nghiệp vào đồng ruộng, hạn chế sử dụng thuốc và phân hóa học, bảo vệ các đê điều không cho nước mặn xâm nhập vào đồng ruộng vv, có như vậy chúng ta mới khai thác bền vững nguồn tài nguyên quan trọng này.
Hoạt động 3
GV: Sử dụng biểu đồ 20.2, biểu đồ mật độ dân số của Đồng bằng sông Hồng, Trung du miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên, cả nước năm 2002.
-Tài nguyên quý giá nhất của vùng là đất phù sa sông Hồng, thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ trong sản xuất nông nghieọp.
-Thời tiết có mùa đông lạnh rất phù hợp với một số cây trồng ưa lạnh.
-Tài nguyên khoáng sản có giá trị đáng kể là các mỏ đá, sét cao lanh, than nâu, khí tự nhiên.
-Tài nguyên biển và du lịch khá phong phú.
III/ Đặc điểm dân cư, xã hội
-Dựa vào biểu đồ, hãy cho biết vùng Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao gấp mấy lần mức trung bình cả nước, Trung du miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên?
HS: Mật độ dân số Đồng bằng sông Hồng cao gấp 4,9 lần mức trung bình cả nước, 10,3 lần vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, 14,6 lần vùng Taây Nguyeân.
GV: Mật độ dân số vùng Đồng bằng sông Hồng có thuậu lợi và khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế, xã hội?
HS: -Thuận lợi: nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn.
-Khó khăn: bình quân đất nông nghiệp đầu người thấp, tỉ lệ thất nghiệp cao, vấn đề y tế, giáo dục đòi hỏi phải đầu tư lớn, môi trường bị ô nhieãm.
GV: Yêu cầu học sinh quan sát bảng 20.1 (SGK), một số chỉ tiêu phát triển dân số, xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng năm 1999.
-Quan sát bảng 20.1, nhận xét tình hình dân cư, xã hội của vùng so với cả nước?
HS: nhìn chung các tiêu chi phát triển dân cư, xã hội của vùng đều cao hơn so với cả nước.
GV: Dựa vào kiến thức trong sách giáo khoa, cho biết cơ sở hạ tầng nông thôn của vùng có đặc ủieồm gỡ?
HS: Hệ thống đê điều có hơn 3000km, với các nền văn hóa sông Hồng.
GV: Trình bày một số nét về hệ thống đô thị của vuứng?
HS: Các đô thị hình thành lâu đời, kinh thành Thăng Long hình thành từ năm 1010, TP Hải Phòng là cửa ngõ quan trọng của vùng.
Giáo viên: Là một vùng có mật độ dân cư cao nhất nước, vì vậy trong thực tế cuộc sống ít nhiều dân số đông cũng tác động xấu đến môi trường rất nhiều, điều này thể hiện qua việc
-Đồng bằng sông Hồng là vùng dân cư đông đúc nhất cả nước.
-Mật độ dân số trung bình 1179 người/km2 (2002)
-Đồng bằng sông Hồng có kết cấu hạ tầng nông thôn hoàn thiện nhất cả nước, có một số đô thị hình thành từ lâu đời.
nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư thải vào môi trường chưa qua xử lí làm ô nhiễm môi trường nước, dễ gây hiện tượng lây lan các dịch bệnh khi có dịch bệnh xảy ra. Biện pháp tích cực hiện nay là giảm tỉ lệ gia tăng dân số, cải thiện môi trường sống của người dân, tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, thường xuyên vệ sinh môi trường của người daân.
4.4/ Củng cố – Luyện tập
-Đồng bằng sông Hồng có diện tích là?
a/ 13.000 km2 b/ 14.000km2 c/ 14.500 km2 d/ 14.806 km2 (caâu d)
-Kê tên các loại tài nguyên thiên nhiên của Đồng bằng sông Hồng?
( +Tài nguyên đất: quan trọng nhất là đất phù sa của Đồng bằng sông Hồng.
+Tài nguyên khí hậu: nhiệt đới giáo mùa ẩm, có mùa đông lạnh, thích hợp cho nhiều loại cây trồng kể cả các loại cây ôn đới và cận nhiệt.
+Tài nguyên khoáng sản: mỏ đá, sét cao lanh, than nâu, khí tự nhiên.
+Tài nguyên biển: có vùng biển trong Vịnh Bắc Bộ rộng lớn có nhiều tiềm năng thủy sản).
4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
Về nhà kết hợp sách giáo khoa các em học lại bài, làm bài tập số 3 trang 75 (SGK) và các bài tập trong tập bản đồ địa lí, sau đó xem và chuẩn bị bài 21 “Vùng Đồng bằng sông Hồng” tiếp theo, ở bài này các em lưu ý các nội dung trọng tâm sau -Về tình hình phát triển ngành công nghiệp: Dựa vào biểu đồ 21.1 các em nhận xét sự chuyến biến về tỉ trọng khu vức công nghiệp – xây dựng ở Đồng bằng sông Hồng. Tìm xem cơ cấu công nghiệp của vùng có những ngành nào, các ngành công nghieọp trong ủieồm cuỷa vuứng.
-Về tình hình sản xuất nông nghiệp: So sánh năng xuất lúa của vùng so với các vùng khác trong nước nhất là với đồng bằng sông Cửu Long.
-Về dịch vụ: tìm xem vùng phát triển mạnh những ngành dịch vụ nào?
-Xác định qui mô của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
5/ Ruựt kinh nghieọm *Nội dung:
-ệu ủieồm: ……….
………
……….