Nhóm giải pháp về cơ cấu tổ chức và nhân sự

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng Chất lượng cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Huế (Trang 78 - 83)

Chương 3.Đ NH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG C O CHẤT Ư NG CHO

3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Huế

3.2.1. Nhóm giải pháp về cơ cấu tổ chức và nhân sự

Qua phân tích cho thấy nguyên nhân dẫn đến chất lượng cho vay chưa cao của Vietcombank Huế hiện nay đa phần là do nguyên nhân chủ quan: Phân công công việc không phù hợp; đầu tư tập trung, không phân tán được rủi ro; quản lý giải ngân yếu kém; không tuân thủ quy trình nghiệp vụ…

Nguyên nhân này xuất phát từ sai lầm về nhận thức và hành động của các cấp phê duyệt tín dụng và đội ngũ CBTD tác nghiệp trực tiếp. Vì vậy, trong điều kiện hiện nay, theo quan điểm của tác giả, nhóm giải pháp về nhân sự và cơ cấu tổ chức

70

là nhóm giải pháp phải ưu tiên đặt lên hàng đầu tại Vietcombank Huế, nếu muốn cải thiện và từng bước nâng cao chất lượng hoạt động cho vay.

a. ô s ă l , ô đố bộ

Công tác nhân sự:

Sắp x p, ki ă s - b : Định hướng tăng tỷ trọng lao động bán hảng trực tiếp từ mức khoảng 35% hiện nay lên khoảng 50-60% vào năm 2020 trên cơ sở cơ cấu lại lao động hiện có.

Làm tốt công tác sắp xếp, quy hoạch, thực hiện đào tạo, đào tạo lại, đào tạo nâng cao phù hợp với định hướng ngân hàng bán lẻ.

Tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp, hiện đại, phát huy tối đa quyền được làm việc, cống hiến, phát triển, tôn vinh của người lao động và sự kết hợp hài hoà giữa lợi ích của Chi nhánh với lợi ích của cán bộ, người lao động đảm bảo cơ hội bình đẳng, khách quan, minh bạch cho tất cả.

Thực hiện chính sách quy hoạch cán bộ với kế hoạch rõ ràng, chính sách luân chuyển, chuyển đổi công việc, nhằm tạo điều kiện để người lao động được nâng cao kiến thức và kỹ năng một cách toàn diện.

Nâng cao năng lực, nhận thức và chuyên môn hoá đối với các cán bộ tham gia quy trình tín dụng.

Muốn nâng cao chất lượng cho vay thì yếu tố đầu tiên và mang tính chất quyết định là chất lượng của các cán bộ tham gia quy trình tín dụng với tư cách chủ thể cho vay trong quan hệ tín dụng.

- Đối với các cấp phê duyệt tín dụng:

Phải lấy chất lượng cho vay làm nền tảng để ra quyết định cấp các khoản vay, đảm bảo mọi khoản vay phải được sự đồng thuận và đề xuất từ dưới lên trên, tuyệt đối không được can thiệp vào quá trình thẩm định và đề xuất cấp các khoản vay của CBTD.

Phải nắm chắc kiến thức pháp luật cả về kinh tế nói chung và ngân hàng nói riêng; phải hiểu thấu đáo các quy định, thể chế để vận dụng một cách linh hoạt, an toàn.

71

Phải có kiến thức về khoa học tâm lý, trình độ ngoại ngữ và tin học. Từ đó, vừa biết quản lý, giám sát và điều chỉnh hoạt động của cấp dưới theo đúng chính sách tín dụng đã đề ra; vừa động viên, khen thưởng hoặc phê bình, kỷ luật kịp thời.

- Đối với cán bộ hoạch định chính sách tín dụng:

Phải là người có lý luận nghiệp vụ về l nh vực ngân hàng vững vàng, kiến thức về kinh tế tổng hợp, phương pháp nghiên cứu khoa học, chậm hiểu thị trường, giàu kinh nghiệm thực tế, khả năng tổng hợp tốt. Có như vậy mới đủ khả năng xem xét nhu cầu vay vốn một cách tổng quát và chính xác, từ đó hoạch định chính sách và phương pháp giải quyết phù hợp.

Phải có kiến thức pháp luật: hoạt động kinh doanh tín dụng rất phong phú, đa dạng, có liên quan đến hầu hết các ngành, các thành phần kinh tế. Do vậy cũng liên quan đến hầu hết các ngành luật của hệ thống pháp luật trong nước và quốc tế. Để tránh mâu thuẫn chồng chéo đảm bảo vừa đúng pháp luật, vừa phù hợp với thông lệ quốc tế, các nhà hoạch định phải am hiểu pháp luật một cách sâu sắc. Để làm được điều này, ngân hàng thường xuyên có những cuộc hội đàm, hội thảo về những l nh vực pháp luật có liên quan; cử các cán bộ đi học hoặc mời các chuyên gia về pháp luật giảng tại đơn vị.

Phải có kiến thức dự báo, kiến thức ngoại ngữ, tin học. Đây là cơ sở, phương tiện tiếp cận với cái mới, lường trước những biến động trong tương lai. Đặc biệt phải có kiến thức về Marketing ngân hàng, đây là l nh vực mới áp dụng nhưng phát triển rất nhanh chóng, có được kiến thức marketing, kỹ năng mềm, người hoạch định vừa có trình độ lý luận, vừa có khả năng thiết lập kênh phân phối, dự báo và ra quyết định. Trên cơ sở đó khai thác triệt để khách hàng hiện có và có chiến lược khai thác khách hàng tiềm năng. Ngân hàng nên thiết lập mối quan hệ với các trung tâm nghiên cứu về l nh vực ngân hàng để tiếp cận với cái mới từng bước trang bị kiến thức cho cán bộ của Ngân hàng.

- Đối với đội ngũ CBTD tác nghiệp trực tiếp:

Ngoài tiêu chuẩn chung, đòi hỏi phải là những người trung thực, khách quan, thẳng thắn, kiên định rõ ràng, dám bảo vệ cái đúng, đấu tranh với những cái sai, có ý thức bảo vệ tài sản của ngân hàng.

72

Ngoài trình độ chuyên môn về nghiệp vụ, cán bộ trực tiếp tác nghiệp phải sâu sát thực tế, hiểu biết nhất định về kinh tế thị trường, nắm vững pháp luật và những vấn đề có liên quan. Để phát hiện những sai phạm trong sử dụng vốn vay của khách hàng, CBTD cần có năng lực nghề nghiệp trong công tác thẩm định, giám sát và biết dùng thủ pháp nghệ thuật khi cần thiết; cần có tâm lý và thái độ đúng mực khi giao tiếp với khách hàng.

ô đ o

Ban Lãnh đạo cần có kế hoạch thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho các cán bộ tín dụng, cán bộ xử lý thu hồi nợ hàng năm. Có những buổi tập huấn các quy định mới của pháp luật và VCB, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình xử lý và thu hồi nợ.

Đào tạo thông qua thực tiễn công việc, giao trách nhiệm cho cán bộ quản lý, đặc biệt là cán bộ quản lý trực tiếp đào tạo phát triển nguồn nhân lực thông qua hình thức giao việc và theo dõi quá trình xử lý công việc, đưa ý kiến nhận xét phản hồi;

tạo cơ hội cho cán bộ cọ sát với thực tế, trải nghiệm những phần việc phức tạp, đa dạng và tích lũy kinh nghiệm trong công việc.

b. N ó ề ấu t chức

Với thực trạng chất lượng hoạt động cho vay hiện nay tại Vietcombank Huế, đặc biệt là chất lượng các nhóm nợ đã ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh, đến đánh giá xếp loại chi nhánh trong hệ thống Vietcombank, thu nhập của CBNV của toàn chi nhánh cũng bị giảm, kể cả những CBNV không trực tiếp tham gia quy trình hoạt động cho vay.

Vấn đề đặt ra là, nếu chất lượng hoạt động cho vay của Vietcombank Huế không được cải thiện, chắc chắn các chỉ tiêu, hạn mức cấp tín dụng của Vietcombank giao sẽ bị hạn chế, thậm chí không giao hạn mức cấp tín dụng, chỉ tập trung thu nợ. Trong trường hợp này, Vietcombank Huế sẽ mất khách hàng cũ, không phát triển được khách hàng mới, mất khả năng cạnh tranh so với các ngân hàng khác, giảm sút thị phần và uy tín nghiêm trọng. Chính vì vậy, Vietcombank Huế cần có những giải pháp kiên quyết về cơ cấu tổ chức:

73

- Miễn nhiệm các cán bộ tham gia phê duyệt cấp tín dụng tại chi nhánh nếu để xảy ra sai sót làm ảnh hưởng đến nợ xấu;luân chuyển, điều động các cán bộ khác trong hệ thống Vietcombank về nhận nhiệm vụ hoặc công khai tuyển dụng những cán bộ có đủ năng lực, kinh nghiệm và đạo đức để điều hành và phát triển hoạt động cho vay tại Vietcombank Huế.

- Các CBNV khác tham gia quy trình tín dụng phải được rà soát lại, cả về năng lực, kỹ năng, đạo đức, chất lượng các khoản vay được phân công phụ trách…Tổ chức thi kiểm tra toàn diện, công khai, minh bạch để vừa có cơ cở chọn lọc lại, cương quyết chuyển công tác khác hoặc chấm dứt hợp đồng lao động đối với các cán bộ cũ không đạt yêu cầu, vừa tuyển dụng được các cán bộ mới đủ khả năng đáp ứng tốt nhu cầu công việc.

c. ô ờ đ ề l bộ

Đối với công việc của các cán bộ tham gia quy trình tín dụng rất phức tạp, ngoài yêu cầu có kiến thức sâu rộng còn phải có cơ sở thu thập thông tin cần thiết liên quan. Vì vậy, Vietcombank Huế cần quan tâm cung cấp đầy đủ những trang thiết bị, điều kiện làm việc cho các cán bộ này như: mạng internet, các tạp chí chuyên ngành, báo chí, quyền khai thác thông tin trong mạng CIC…và các công cụ hỗ trợ khác như máy ảnh, ipad, máy ghi âm…Hiện nay, các điều kiện này chỉ trang bị cho cấp trưởng, phó phòng, còn cán bộ tín dụng không được trang bị các công cụ này.

Có cơ chế khen thưởng, đãi ngộ hợp lý đối với các cán bộ tín dụng, thưởng phạt nghiêm minh: những cán bộ tín dụng thiếu tinh thần trách nhiệm, làm thất thoát vốn, vi phạm cơ chế cần được xử lý nghiêm khắc, đặc biệt đối với những cán bộ tín dụng có hành vi tiêu cực làm ảnh hưởng đến lợi ích của ngân hàng. Tuỳ theo mức độ có thể áp dụng các hình thức xử lý, kỷ luật như: chuyển công tác khác, tạm đình chỉ, sa thải... Ngoài ra, Vietcombank Huế cần phải có chế độ đãi ngộ về lương, thưởng, phụ cấp, công tác phí…xứng đáng để khuyến khích lòng nhiệt tình, sự tận tâm và trung thực của cán bộ trong công việc. Ngoài việc nâng cao trách nhiệm của cán bộ Ngân hàng phải có chế độ khen thưởng đối với những cán bộ có thành tích

74

xuất sắc trong hoạt động tín dụng. Đây là việc làm quan trọng nhằm giải quyết tình trạng cán bộ tín dụng “ngại” cho vay. Do yếu tố tâm lý cán bộ tín dụng cho rằng nếu cho vay thu nợ hàng trăm tỷ cũng không được khen tặng, tăng lương nhưng chỉ cần một phát sinh quá hạn là bị chỉ trích, xử lý và bị coi là yếu kém.

c. Ki bộ lý xử lý ó ấ đề

Tập trung nguồn lực chất lượng cho công tác thu hồi nợ, Giám đốc phải là người trực tiếp phụ trách công tác xử lý thu hồi nợ xấu, nợ ngoại bảng. Phân công, phân nhiệm cho từng thành viên Ban xử lý nợ về trách nhiệm, tiến độ thu hồi nợ đối với từng khoản nợ. Đình kỳ rà soát, đánh giá kết quả thu hồi nợ, trên cơ sở đó có biện pháp chỉ đạo kiên quyết, quyết liệt;

Có thái độ kiên quyết, kể cả kiểm điểm, xác định trách nhiệm chủ quan của từng cán bộ, cán bộ lãnh đạo trong việc phát sinh nợ nợ xấu, ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng Chất lượng cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Huế (Trang 78 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)