Nhóm giải pháp về hoạt động

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng Chất lượng cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Huế (Trang 83 - 87)

Chương 3.Đ NH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG C O CHẤT Ư NG CHO

3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Huế

3.2.2. Nhóm giải pháp về hoạt động

. đối v

Việc mở rộng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng luôn tiềm ẩn những rủi ro làm cho chất lượng tín dụng giảm xuống, vì vậy cần phải có các biện pháp hạn chế rủi ro để nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, có như vậy Chi nhánh mới tồn tại lâu dài và phát triển bền vững. Một trong những biện pháp đó là cần tiếp tục hoàn thiện quy trình chovay, đặc biệt là cho vay đối với khách hàng cá nhân.

- N ỹ ă ậ ô

Đối với khách hàng cá nhân, thường chất lượng thông tin khách hàng cung cấp không cao và có nhiều nhân tố tác động. Cán bộ tín dụng tại Chi nhánh phải luôn cẩn thận trước một khoản vay, phải thường xuyên kiểm tra cẩn thận những thông tin khách hàng cung cấp trên cả văn bản và thựctế.

Để thông tin được hoàn toàn chính xác, độ tin cậy cao thì Chi nhánh không chỉ đơn thuần thu nhập thông tin từ một phía khách hàng mà cần phải thu nhập thông tin từ nguồn bên ngoài như trung tâm đăng ký giao dịch bảo đảm, công chứng Nhà nước, cơ quan hải quan, quản lý thị trường, nhà đất, địa chính, các đơn vị thường

75

xuyên có quan hệ với khách hàng như nhà cung cấp, chủ nợ, người tiêu thụ. Bên cạnh những thông tin về bản thân khách hàng, ngân hàng cần thu thập thông tin về ngành nghề kinh doanh của khách hàng để dự đoán được khuynh hướng phát triển, áp lực cạnh tranh từ các đối thủ của khách hàng,trên cơ sở đó đánh giá vị thế, khả năng kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng. Tăng cường trao đổi các thông tin giữa các NHTM trên địa bàn để tìm hiểu khách hàng trước khi cho vay nhằm giảm thiểu rủi ro.

- N ấ l ô ẩ đị , đ

Cần xác định việc thẩm định các dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh là một khâu quan trọng nhất trước khi vay. Chuyên viên ngân hàng cần kiểm tra tư cách pháp nhân của người vay, mức độ tín nhiệm trong quá trình giao dịch với ngân hàng, nếu khách hàng là hộ kinh doanh thì cần phải có đầy đủ giấy đăng ký kinh doanh và quản lý mã số thuế của các cơ quan hành chính Nhà nước, xem xét cơ sở khoa học của việc lập dự án đầu tư, tời gian lập đến nay khi xin vay vốn, đối chiếu với các quy định của Nhà nước.. Dự kiến năng lực sản xuất, kinh doanh, mặt hàng, dịch vụ, giá thành, thị trường cung ứng vật tư hàng hóa, tiêu thụ sản phẩm, dự kiến thu nhập, lãi với thời gian hoàn vốn của dự án.

b. ẩ ấ l lý , e õ đô đố ố lã

Nếu thẩm định dự án là khâu đầu tiên quyết định để cho vay đối với một khách hàng thì quá trình đưa vốn ra, theo dõi đôn đốc thu nợ cũng là khâu không kém phần quan trọng. Khi một khách hàng được cho vay theo đúng mục đích, đúng lúc, đúng thời điểm số vốn ghi trong hợp đồng tín dụng thì công việc quản lý vốn vay ở đây là theo dõi kiểm tra khách hàng có sử dụng vốn đúng mục đích hay không. Những trường hợp nào sử dụng vốn sai mục đích thì phải xử lý ngay theo chế độ tín dụng.Việc đôn đốc thu nợ, thu lãi đúng kỳ hạn và đủ là ngh a vụ, trách nhiệm đối với chuyên viên tín dụng. Lịch trả nợ và lãi vay đã cam kết trong hợp đồng tín dụng phải được chuyên viên tín dụng theo dõi hàng ngày và có thông báo cho khách hàng đến kỳ hạn trảnợ.

76

c. N ấ l ô ẩ đị s b đ

Bảo đảm tiền vay được coi là nguồn trả nợ thứ hai của KH, vì vậy để nâng cao chất lượng hoạt động cho vay Chi nhánh cần phải thực hiện các biện pháp bảo đảm ngh a vụ trả nợ của khách hàng đi vay.

ờ x đ l ị ủ s b đ

Với tốc độ phát triển khoa học công nghệ như hiện nay, tài sản dễ hao mòn vô hình, nhanh chóng. Bên cạnh đó, phần lớn tài sản bảo đảm tại Chi nhánh là các máy móc thiết bị xây dựng thường xuyên ở ngoài trời, cường độ sử dụng cao do đó tốc độ hao mòn rất nhanh. Đối với tài sản đảm bảo là máy móc, thiết bị, nhà xưởng, cán bộ tín dụng phải thường xuyên kiểm tra nên hồ sơ đảm bảo tiền vay và kiểm tra tài sản tại hiện trường để kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh như: mất mát, hư hỏng, giảm giá trị, có sự chuyển nhượng người sở hữu, những biến động về giá trị thị trường của tài sản... Do đó việc đánh giá lại giá trị tài sản bảo đảm từ việc xem xét thực trạng tài sản và tham khảo thông tin trên thị trường như giá cả, xu hướng phát triển, các mặt hàng thay thế, đặc biệt các tài sản bảo đảm là chứng khoán, giấy tờ có giá trị trên thị trường có sự biến động lớn cần được tiến hành thường xuyên để có biện pháp hạn chế rủi ro.

Đối với những tài sản bảo đảm mà pháp luật quy định phải mua bảo hiểm, Chi nhánh nên yêu cầu khách hàng phải mua bảo hiểm, việc thẩm định tài sản bảo đảm lại càng phải được thực hiện chặt chẽ kỹ lưỡng. Kết quả thẩm định là cơ sở để khách hàng mua bảo hiểm với mức độ phù hợp. Việc quản lý tài sản bảo đảm dù có tốt đến đâu cũng khó tránh khỏi những rủi ro bất ngờ xảy ra như lũ lụt, lốc, bão và những nguyên nhân bất khả kháng khác. Khi đó, công ty bảo hiểm sẽ đứng ra thanh toán những tổn thất xảy ra đối với tài sản bảo đảm. Việc mua bảo hiểm cho tài sản bảo đảm cũng là biện pháp nhằm hạn chế rủi ro cho ngânhàng.

d. X s

Việc xây dựng được chính sách tín dụng đúng đắn là nền tảng của việc quản lý danh mục cho vay lành mạnh và là phương tiện số 1 để hướng dẫn các hoạt động cho vay đi một cách nhất quán với định hướng chiến lược của ngân hàng.

77

Thông qua đó, có thể xác định được mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng và vạch ra các chuẩn mực trong cơ cấu danh mục cho vay, các tiêu chuẩn thẩm định tín dụng thận trọng, thẩm quyền phê duyệt tín dụng cá nhân và quản lý tập trung.

e. ă ờ ô , s ng

Công tác kiểm tra, giám sát tín dụng là hoạt động quan trọng nhằm thu thập và phân tích các thông tin các khoản đã cho vay để kịp thời đưa ra những cảnh báo sớm và biện pháp can thiệp cần thiết nhằm khắc phục những vi phạm, sai sót, từ đó giúp ngân hàng chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật, góp phần bảo đảm sự phát triển an toàn hệ thống ngân hàng.

Tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện tuân thủ quy trình cho vay ở tất cả các khâu, đảm bảo các thủ tục pháp lý nhằm nâng cao chất lượng cho vay, bảo đảm thực hiện đúng nguyên tắc chế độ quy định và xử lý sớm các hành vi vi phạm.

- VCB Huế cần kịp thời cung cấp đến từng cán bộ các văn bản quy phạm pháp luật, các cơ chế, quy chế của NHNN và của VCB. Qua kiểm tra kiểm soát thực hiện uốn nắn, chỉnh sửa những biểu hiện không đúng đắn trong quan hệ với khách hàng.

- Việc kiểm tra phải được tiến hàng thường xuyên, liên tục và phải vận dụng một cách sáng tạo tác dụng của việc kiểm tra chéo. Bộ phận kiểm tra, kiểm soát cần có kế hoạch, biện pháp kiểm tra hiệu quả, xây dựng chương trình công tác theo định kỳ dựa theo chỉ đạo của cấp trên và có các chương trình theo chuyên đề, đột xuất khi cần thiết.

- Ban lãnh đạo chi nhánh cần tăng cường chỉ đạo, giám sát hoạt động của bộ phận Kiểm tra nội bộ trong việc thực hiện nhiệm vụ theo chương trình phê duyệt của Tổng giám đốc. Đồng thời phải tạo điều kiện thuận lợi, môi trường lành mạnh, ổn định để các kiểm tra viên có thể yên tâm công tác, dám đấu tranh với những sai trái, vi phạm.

- VCB cần phải hoàn thiện các quy trình chế độ, tăng cường các chốt kiểm soát ngay từ trong cơ chế.

Để có thể nhanh chóng đáp ứng nhu cầu nguồn vốn, việc khách hàng muốn vay vốn có thể lợi dụng, mua chuộc cán bộ tín dụng là điều hoàn toàn có thể xảy ra,

78

vì vậy, công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ càng phải được tăng cường để hạn chế rủi ro, tổn thất cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng Chất lượng cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Huế (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)