Hoạt động của Thanh tra Sở

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến Pháp và Luật Hành Chính Tổ chức và hoạt động của Thanh tra Sở Giao thông vận tải tỉnh Quảng Ngãi (Trang 27 - 31)

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, PHÁP LÝ VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA SỞ

1.2. Hoạt động của Thanh tra Sở

Hoạt động của Thanh tra Sở bao gồm thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành, hoạt động quản trị nội bộ, được thực hiện qua hình thức thanh tra theo kế hoạch, thanh tra thường xuyên và thanh tra đột xuất.

Thanh tra theo kế hoạch được tiến hành theo kế hoạch đã được phê duyệt [32, Điều 37 Khoản 2].

Thanh tra thường xuyên được tiến hành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành [32, Điều 37 Khoản 3].

Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luậ hoặc do thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao [32, Điều 37 Khoản 4].

Chánh Thanh tra Sở căn cứ vào kế hoạch thanh tra của Thanh tra bộ, Thanh tra tỉnh và yêu cầu công tác quản lý của sở trình Giám đốc Sở phê duyệt kế hoạch thanh tra của năm sau trước ngày 05 tháng 12 hằng năm.

Giám đốc Sở có trách nhiệm xem xét, phê duyệt kế hoạch thanh tra chậm nhất vào ngày 15 tháng 12 hằng năm.

Thời hạn của cuộc thanh tra hành chính do Thanh tra Sở tiến hành không quá 30 ngày; ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn thanh tra có thể kéo dài, nhưng không quá 45 ngày, tính từ ngày công bố quyết định thanh tra đến ngày kết thúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra.

Thời hạn của cuộc thanh tra chuyên ngành do Thanh tra Sở tiến hành không quá 30 ngày; trường hợp phức tạp có thể kéo dài hơn, nhưng không

21

quá 45 ngày, tính từ ngày công bố quyết định thanh tra đến ngày kết thúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra.

Thời hạn thanh tra chuyên ngành độc lập đối với mỗi đối tượng thanh tra là 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiến hành thanh tra. Trường hợp cần thiết, Chánh Thanh tra Sở gia hạn thời gian thanh tra nhưng thời gian gia hạn không được vượt quá 05 ngày làm việc. “Khi tiến hành thanh tra, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành được xử phạt vi phạm hành chính và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật” [32, Điều 30 Khoản 2].

1.2.1. Hoạt động thanh tra hành chính 1.2.1.1. Thanh tra hành chính theo kế hoạch

Căn cứ kế hoạch thanh tra, Chánh Thanh tra Sở ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra hành chính theo kế hoạch. Đối với vụ việc phức tạp, liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều cơ quan, đơn vị hoặc đối với vụ việc đặc biệt phức tạp, liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều cấp, nhiều ngành; căn cứ kế hoạch thanh tra, Giám đốc sở ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn Thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra.

1.2.1.2. Thanh tra hành chính đột xuất

Thanh tra hành chính đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật; theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng hoặc do Giám đốc Sở giao.

Chánh Thanh tra Sở ra quyết định thanh tra đột xuất, thành lập Đoàn thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra và gửi quyết định thanh tra đột xuất đến Giám đốc Sở để báo cáo. Đối với vụ việc phức tạp, liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều cơ quan, đơn vị hoặc đối với vụ việc đặc biệt phức tạp, liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều cấp, nhiều ngành thì Giám đốc Sở ra

22

quyết định thanh tra đột xuất, thành lập Đoàn thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra.

1.2.2. Hoạt động thanh tra chuyên ngành 1.2.2.1. Thanh tra chuyên ngành theo kế hoạch

Thanh tra chuyên ngành theo kế hoạch được thực hiện bởi Đoàn thanh tra hoặc do Thanh tra viên, công chức thanh tra chuyên ngành tiến hành thanh tra chuyên ngành độc lập. Căn cứ kế hoạch thanh tra, Chánh Thanh tra Sở ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra. Đối với những vụ việc phức tạp, liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều cơ quan, đơn vị thì Giám đốc Sở ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra.

Chánh Thanh tra Sở căn cứ vào kế hoạch thanh tra phân công Thanh tra viên, công chức thanh tra chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý tiến hành thanh tra chuyên ngành độc lập. Quyết định phân công bao phải thể hiện họ, tên, chức danh, số hiệu thẻ của Thanh tra viên hoặc của công chức thanh tra;

phạm vi, nội dung, nhiệm vụ thanh tra; thời gian tiến hành thanh tra.

Thanh tra viên hoặc công chức thanh tra tiến hành thực hiện nhiệm vụ thanh tra theo sự phân công của Chánh Thanh tra Sở. Trong quá trình thanh tra, có quyền yêu cầu đối tượng thanh tra xuất trình giấy phép, đăng ký kinh doanh, chứng chỉ hành nghề và cung cấp thông tin, tài liệu, giải trình về vấn đề liên quan; lập biên bản và xử phạt vi phạm hành chính về việc vi phạm của đối tượng thanh tra theo quy định của pháp luật (trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật vượt quá thẩm quyền xử lý thì phải báo cáo Chánh Thanh tra xem xét, xử lý).

Khi kết thúc thanh tra, Thanh tra viên phải báo cáo Chánh Thanh tra Sở bằng văn bản về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao. Báo cáo phải nêu rõ nội dung, kết quả thanh tra, các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, biện pháp đã kiến nghị xử lý (nếu có) và phải lưu hồ sơ thanh tra.

23

1.2.2.2. Thanh tra chuyên ngành đột xuất

Thanh tra chuyên ngành đột xuất được tiến hành khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc theo yêu cầu của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chánh Thanh tra bộ, Giám đốc Sở, Chánh Thanh tra Sở. Chánh Thanh tra Sở ra quyết định thanh tra đột xuất, thành lập Đoàn thanh tra và gửi quyết định thanh tra đột xuất để báo cáo Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Giám đốc Sở. Trường hợp người ra quyết định thanh tra là Chi cục trưởng thuộc Sở thì quyết định thanh tra đột xuất được gửi để báo cáo Chánh Thanh tra bộ, Chánh Thanh tra Sở. Đối với vụ việc phức tạp, liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều cơ quan, đơn vị, nhiều cấp, nhiều ngành thì Giám đốc Sở ra quyết định thanh tra đột xuất và thành lập Đoàn thanh tra.

1.2.2.3. Thanh tra thường xuyên

Xuất phát từ đặc thù của thanh tra chuyên ngành “gắn liền với việc thực hiện nhiệm vụ về chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ; phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật” [13, Điều 3 Khoản 2]. Thanh tra thường xuyên là hình thức thanh tra, kiểm tra được tiến hành thường xuyên, liên tục thuộc chức năng thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Sở trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của cơ quan Sở; không theo chương trình, kế hoạch hay thanh tra đột xuất. Hoạt động thanh tra thường xuyên do tổ công tác, thanh tra viên hoặc công chức thanh tra chuyên ngành thực hiện.

1.2.3. Hoạt động quản trị nội bộ

Bất cứ một ngành nghề nào trong xã hội cũng đều có hoạt động quản trị nội bộ của ngành nghề đó. Hoạt động quản trị nội bộ của một ngành nghề là hoạt động xem xét, đánh giá việc thực hiện quy trình, quy phạm, nội quy, quy chế của các đối tượng trong phạm vi quản lý nội bộ của tổ chức, cơ quan, đơn vị mình. Hoạt động của Thanh tra Sở cũng không thuộc trường hợp ngoại lệ.

Hoạt động quản trị nội bộ của Thanh tra Sở chính là hoạt động xem xét, đánh

24

giá việc thực hiện quy trình, quy phạm, nội quy, quy chế của các đối tượng trong phạm vi quản lý nội bộ của tổ chức Thanh tra Sở. Bao gồm các công việc từ khâu tuyển dụng, sử dụng đến việc đánh giá, nhận xét, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức thanh tra, công tác quản lý tài sản thanh tra được cấp trên giao và điều hành hoạt động Thanh tra Sở, đảm bảo các quyết định quản lý được tuân thủ nghiêm túc. Hoạt động quản trị nội bộ của Thanh tra Sở không chỉ hướng đến xem xét, đánh giá thực hiện một quyết định quản lý cụ thể mà còn phải hướng đến xem xét, đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu, chương trình, nhiệm vụ của chính cơ quan Thanh tra Sở thông qua các yếu tố:

cơ cấu tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, năng lực, uy tín, phong cách của cán bộ, thời gian đầu tư giải quyết các tình huống quản lý;

tinh thần trách nhiệm, tính dân chủ và uy tín chính trị đối với xã hội. Tất các những yếu tố đó giúp hoạt động quản trị nội bộ của Thanh tra Sở đạt được mục tiêu nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.

Thủ trưởng cơ quan Thanh tra Sở có vai trò quyết định chất lượng hiệu quả hoạt động quản trị nội bộ của Thanh tra Sở, là người trực tiếp chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của Thanh tra Sở. Vì vậy để nâng cao năng lực quản trị nội bộ của Thanh tra Sở cần thiết phải nâng cao vai trò, trách nhiệm của Chánh Thanh tra Sở.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến Pháp và Luật Hành Chính Tổ chức và hoạt động của Thanh tra Sở Giao thông vận tải tỉnh Quảng Ngãi (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)