Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, PHÁP LÝ VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA SỞ
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động của Thanh tra Sở
Để tiến hành hoạt động thanh tra, các cơ quan thanh tra phải căn cứ vào những trình tự, thủ tục do pháp luật quy định, đồng thời căn cứ vào yêu cầu công tác quản lý, các quy định pháp luật khác để đưa ra những kiến nghị hoặc xử lý các hành vi vi phạm. Hoat động thanh tra có tính chất khá đặc thù, riêng biệt. Trên thực tế, chúng ta thấy rằng, hệ thống các quy định pháp luật về
25
thanh tra thời gian gần đây ngày càng được đổi mới nhằm đáp ứng yêu cầu công tác quản lý, song cũng chính là nhằm bảo đảm tính đặc thù của công tác thanh tra.
Tuy nhiên, hệ thống các văn bản pháp luật về thanh tra hiện nay còn chưa thực sự hoàn chỉnh, nhiều điểm còn bộc lộ bất hợp lý, lỗi thời, không phù hợp với tình hình và yêu cầu của thực tiễn dẫn đến sự chồng chéo về thẩm quyền và hoạt động ở một số lĩnh vực gây khó khăn, phiền hà cho các cơ quan, đơn vị là đối tượng thanh tra.
1.3.2. Xu hướng cải cách tổ chức bộ máy hành chính
Cải cách hành chính nói chung, cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước nói riêng là một chủ trương lớn, có tính đột phá, được Đảng và Nhà nước ta đề ra từ nhiều năm nay. Từ nhìn nhận thực trạng tổ chức bộ máy còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc; phương thức quản lý hành chính vừa tập trung quan liêu lại vừa phân tán, chưa thông suốt; chưa có những cơ chế, chính sách tài chính thích hợp với hoạt động của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức làm dịch vụ công…
Xu hướng cải cách nền hành chính đòi hỏi ngành thanh tra cần phải đổi mới tổ chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động nhằm theo kịp và phù hợp với yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và hội nhập quốc tế. Vì thế, ngành thanh tra cần “xác lập địa vị pháp lý của các cơ quan thanh tra phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn về thanh tra; tăng cường tính tập trung, thống nhất, chủ động và tự chịu trách nhiệm trong tổ chức và hoạt động của ngành thanh tra; xây dựng ngành thanh tra, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thanh tra chuyên nghiệp, trách nhiệm, kỷ cương, liêm chính nhằm góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước” [40].
26
1.3.3. Năng lực vận dụng pháp luật của công chức thuộc Thanh tra Sở
Năng lực thực thi chính sách, pháp luật của đội ngũ cán bộ công chức nói chung và công chức thanh tra nói riêng đóng vai trò hết sức quan trọng trong công cuộc đổi mới trong xây dựng chính sách, pháp luật ở nước ta nhằm hướng đến xây dựng một Chính phủ kiến tạo, phục vụ Nhân dân.
Để thực hiện tốt việc đổi mới, sắp xếp tổ chức Thanh tra Sở nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, thì một trong những khâu đột phá có ý nghĩa quyết định là nâng cao năng lực vận dụng pháp luật của đội ngũ công chức thanh tra. Khi công chức thanh tra có năng lực vận dụng pháp luật tốt thì sẽ là động lực trực tiếp làm cho hoạt động của Thanh tra Sở được tăng cường về tính hiệu lực, hiệu quả, đồng nghĩa với việc các nguồn lực được khai thác hợp lý; một công chức có thể đảm nhiệm, kiêm nhiệm nhiều việc dẫn đến cần ít nhân lực hơn để thực hiện cùng một công việc nên có thể tinh giảm được các đầu mối, giảm gánh nặng về biên chế và giảm chi phí hành chính cho đơn vị.
Ngược lại, thì sẽ phải cần nhiều người hơn cùng giải quyết một công việc sẽ dẫn đến phải tăng biên chế để thực hiện hiệm vụ thanh tra được giao, làm bộ máy hành chính sẽ ngày càng cồng kềnh, phình to và hoạt động kém hiệu quả.
1.3.4. Xu hướng vận động của đối tượng thanh tra
Cùng với sự phát triển của xã hội thì các lĩnh vực của đời sống cũng ngày càng trở nên đa dạng, phức tạp hơn và chúng luôn vận động không ngừng. Để các biện pháp, chính sách quản lý phát huy được hiệu quả thì chính nó phải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ. Hoạt động thanh tra chuyên ngành của mỗi ngành, lĩnh vực góp phần phát hiện những thay đổi và dự báo về những vấn đề sẽ phát sinh để có biện pháp phòng ngừa kịp thời. Do đó, thanh tra chuyên ngành giúp các cơ quan quản lý theo sát và
27
đối phó một cách kịp thời với sự thay đổi của môi trường chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội.
Trong bối cảnh nước ta chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường, bên cạnh những cơ hội để phát triển nền kinh tế thì cũng xuất hiện nhiều thách thức trong xã hội nhất là trong công tác quản lý nhà nước trên nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực thanh tra để thực hiện chức năng thiết yếu của quản lý nhà nước. Hệ thống pháp luật của chúng ta đang trong quá trình hoàn thiện, khoảng cách phân hoá giàu nghèo ngày càng tăng và tình hình tham nhũng, lãng phí tăng, dẫn đến mâu thuẫn lợi ích giữa giai tầng trong xã hội, tạo ra các vụ khiếu kiện đông người rất phức tạp … dẫn đến tình hình gia tăng vi phạm pháp luật trong xã hội.
Trước tình hình trên, có thể nói xu hướng vận động của đối tượng thanh tra hiện nay đang diễn ra vô cùng phức tạp. Do ảnh hưởng của hội nhập kinh tế quốc tế, đối tượng thanh tra hoạt động ngày càng tinh vi, luôn che dấu hành vi vi phạm và thậm chí là chống đối cơ quan thực hiện chức năng thanh tra nhà nước.
1.3.5. Các yếu tố khác
Thứ nhất, hầu hết ở các sở biên chế cho lực lượng thực hiện công tác thanh tra hiện nay còn mỏng chưa đáp ứng được nhiệm vụ, tính chất thường xuyên của công tác thanh tra. Trang thiết bị phục vụ công tác thanh tra chuyên ngành cấp sở chưa được đầu tư tương xứng, nhiều đơn vị khi thực hiện nhiệm vụ phải thuê, mượn thiết bị dẫn đến bị động trong công việc.
Thứ hai, tác động tiêu cực từ mặt trái của kinh tế thị trường dễ làm cho con người sa ngã, có thể bị biến chất đạo đức bất kỳ lúc nào. Một bộ phận công chức được giao thực hiện công tác thanh tra thiếu trau dồi phẩm chất đạo đức, bỏ qua, bao che những vi phạm trong quá trình công tác thanh tra, dẫn đến sai phạm không được xử lý, mục đích của thanh tra không đạt được.
28
Các vụ tiêu cực liên quan đến suy thoái đạo đức những năm qua làm ảnh hưởng không nhỏ đến cái nhìn của xã hội về công tác thanh tra.
Ngoài ra, cũng giống như các hoạt động quản lý nhà nước khác, công tác thanh tra cũng chịu ảnh hưởng từ các mối quan hệ xã hội, gia đình, bè bạn, ... Những mối quan hệ này phần nào có thể tác động tiêu cực tới kết quả hoạt động thanh tra khi mà người tiến hành thanh tra là người thân thích, quen biết.
Bên cạnh đó, người tiến hành thanh tra cũng có thể khó tránh khỏi sự nhờ vả của những người có chức quyền và đây chính là vấn đề nhạy cảm và nhức nhối đang diễn ra trong xã hội, nhất là khi hoạt động thanh tra chỉ có tính độc lập tương đối như hiện nay.
29
Tiểu kết chương 1
Chương 1 giới thiệu tổng quan lý luận chung và cơ sở pháp về thanh tra nhà nước và thanh tra cấp sở, giúp cho người đọc có thể hiểu được một cách khái quát nhất về hoạt động thanh tra nhà nước nói chung và thanh tra cấp Sở nói riêng, đồng thời làm rõ một số khái niệm trong hoạt động thanh tra như thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành; những đặc điểm cơ bản của hoạt động thanh tra và hệ thống các cơ quan thanh tra nhà nước. Qua đó, giới thiệu sơ lược cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và các mối quan hệ công tác của thanh tra cấp sở. Đặc biệt, Chương 1 giới thiệu cho người đọc những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của thanh tra cấp sở, trên cơ sở đó sẽ đánh giá được thực trạng của thanh tra cấp sở nói chung và Thanh tra Sở Giao thông vận tải nói riêng. Đây là một chương mang tính lý luận chung, giúp cho người đọc có cái nhìn toàn cảnh về thanh tra nhà nước, thanh tra cấp sở trong hoạt động thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành, là cơ sở để xây dựng và phát triển các chương tiếp theo của luận văn.