Khái quát tình hình tổ chức và hoạt động của Thanh tra Sở Giao thông vận tải tỉnh Quảng Ngãi

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến Pháp và Luật Hành Chính Tổ chức và hoạt động của Thanh tra Sở Giao thông vận tải tỉnh Quảng Ngãi (Trang 49 - 78)

Chương 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

2.2. Khái quát tình hình tổ chức và hoạt động của Thanh tra Sở Giao thông vận tải tỉnh Quảng Ngãi

2.2.1. Về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, nhân sự của Thanh tra Sở Giao thông vận tải tỉnh Quảng Ngãi

2.2.1.1. Về vị trí, chức năng

Thanh tra Sở GTVT Quảng Ngãi là cơ quan trực thuộc Sở GTVT Quảng Ngãi được thành lập theo Quyết định số 431/QĐ-UBND ngày 23/02/2006 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi. “Thanh tra Sở có chức năng giúp Giám đốc Sở GTVT thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành và TTATGT trong phạm vi quản lý nhà nước của Sở theo quy định của pháp luật. Thanh tra Sở có con dấu và tài khoản riêng để thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Nhà nước” [35].

2.2.1.2. Về nhi m vụ, quyền hạn Thứ nhất, về thanh tra hành chính

Thanh tra, kết luận, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý đối với các tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý của Sở trong việc thực hiện chính sách, pháp luật và quyền hạn, nhiệm vụ được giao.

Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn và kiểm tra các đơn vị thuộc Sở thực hiện các quy định của pháp luật về thanh tra.

Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Thanh tra tỉnh.

Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Giám đốc Sở và Thanh tra Sở.

Thứ hai, về thanh tra chuyên ngành,

43

Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành; quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về hạ tầng GTVT và quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Sở, gồm:

Một là, điều kiện, tiêu chuẩn và các biện pháp đảm bảo ATGT thuộc kết cấu hạ tầng đường bộ (bao gồm cả đường bộ trong đô thị), đường thủy nội địa, đường sắt chuyên dùng không nối ray với đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị (nếu có) do UBND cấp tỉnh trực tiếp quản lý hoặc được ủy quyền quản lý; điều kiện bảo đảm an toàn của phương tiện, thiết bị giao thông đường bộ, đường thủy nội địa (trừ tàu biển), đường sắt chuyên dùng không nối ray với đường sắt quốc gia và đường sắt đô thị; điều kiện, tiêu chuẩn và bằng, chứng chỉ chuyên môn, giấy phép của người điều khiển, tham gia vận hành phương tiện, thiết bị giao thông vận tải theo phân cấp.

Hai là, hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải; đào tạo, sát hạch, cấp đổi giấy phép lái xe, chứng chỉ chuyên môn nghiệp vụ cho người điều khiển phương tiện giao thông và người vận hành phương tiện, thiết bị chuyên dùng trong GTVT theo phân cấp; đăng ký, đăng kiểm phương tiện, thiết bị GTVT và các hoạt động chuyên ngành khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành GTVT theo phân cấp.

Ba là, phối hợp với lực lượng công an và các tổ chức, lực lượng có liên quan khác trong việc phòng, ngừa và xử lý các vi phạm nhằm bảo đảm TTATGT trong phạm vi trách nhiệm của Sở; phối hợp, hỗ trợ UBND cấp huyện, cấp xã, tổ chức thanh tra chuyên ngành GTVT của Trung ương đặt tại địa phương trong hoạt động thanh tra, xử phạt vi phạm hành chính việc chấp hành các quy định về bảo vệ, chống lấn chiếm HLATGT đường bộ, đường sắt, hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa do Bộ GTVT quản lý.

44

Bốn là, tuần tra, kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm hành chính đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về TTATGT đường bộ, đường thủy nội địa và đô thị theo quy định của pháp luật.

Năm là, chủ trì các đoàn thanh tra liên ngành hoặc tham gia các đoàn thanh tra liên ngành do Sở, ngành ở địa phương thành lập; tham gia các đoàn thanh tra do Bộ trưởng Bộ GTVT, Chánh Thanh tra Bộ GTVT thành lập.

2.2.1.3. Cơ cấu t chức, nhân sự

Thanh tra Sở có Chánh Thanh tra và không quá 03 Phó Chánh thanh tra; Thanh tra viên, công chức và nhân viên khác đảm bảo đủ điều kiện, tiêu chuẩn để tuyển dụng, bổ nhiệm theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND tỉnh.

Chánh Thanh tra Sở là người đứng đầu Thanh tra Sở và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và pháp luật về toàn bộ hoạt động của Thanh tra Sở; Chánh Thanh tra Sở do Giám đốc Sở bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Chánh Thanh tra tỉnh.

Phó Chánh Thanh tra Sở do Giám đốc Sở bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Chánh Thanh tra Sở, Phó Chánh Thanh tra Sở giúp Chánh Thanh tra Sở phụ trách một hoặc một số lĩnh vực công tác do Chánh Thanh tra Sở phân công; chịu trách nhiệm trước Chánh Thanh tra Sở và cùng Chánh Thanh tra Sở liên đới chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và pháp luật về lĩnh vực được phân công hoặc được uỷ quyền [35].

Thanh tra Sở GTVT Quảng Ngãi được thành lập theo Quyết định số 431/QĐ-UBND ngày 23 tháng 02 năm 2006 và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy được quy định tại Quyết định số 778/QĐ- UBND ngày 31 tháng 3 năm 2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi.

45

Theo đó, tại thời điểm này, Thanh tra Sở Giao thông vận tải Quảng Ngãi có tổng cộng 15 biên chế, bao gồm: Chánh Thanh tra Sở, 01 Phó Chánh Thanh tra, 13 thanh tra viên và công chức thanh tra; được tổ chức thành 5 đội nghiệp vụ gồm: Đội Tổng hợp - Nghiệp vụ, Đội Thanh tra Hành chính: Đội Thanh tra Giao thông vận tải số 1, Đội Thanh tra Giao thông vận tải số 2, Đội Thanh tra Giao thông vận tải số 3.

Đến năm 2009, Khu kinh tế Dung Quất đi vào hoạt động làm nảy sinh nhiều vấn đề mang tính xã hội, trong đó có vấn đề đảm bảo TTATGT, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã ban hành Quyết định số 1692/QĐ-UBND ngày 30 tháng 10 năm 2009, với cơ cấu tổ chức bộ máy Thanh tra Sở thành 06 đội nghiệp vụ gồm: Đội Tổng hợp - Nghiệp vụ, Đội Thanh tra Hành chính: Đội Thanh tra Giao thông vận tải số 1, Đội Thanh tra Giao thông vận tải số 2, Đội Thanh tra Giao thông vận tải số 3 và Đội Thanh tra Giao thông vận tải số 4.

Đến nay, tổ chức và hoạt động của Thanh tra Sở thực hiện theo Quyết định số 619/QĐ-SGTVT ngày 22 tháng 5 năm 2017 của Sở Giao thông vận tải tỉnh Quảng Ngãi quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Thanh tra Sở Giao thông vận tải. Số biên chế công chức của Thanh tra Sở hiện nay là 31 người (tăng hơn 100% so với ngày mới thành lập), gồm 01 Chánh Thanh tra, 02 Phó Chánh thanh tra và 28 công chức, thanh tra viên. Ngoài ra, còn có 05 nhân viên hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/20001 về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp để thực hiện công tác lái xe, tạp vụ, nhân viên kỹ thuật, ... “Thanh tra Sở GTVT tỉnh Quảng Ngãi hiện được chia thành 05 đội, gồm: Đội Tổng hợp - Hành chính có 04 thanh tra viên, 01 công chức và 05 nhân viên hợp đồng; Đội Thanh tra giao thông vận tải số 1có 06 Thanh tra viên; Đội Thanh tra giao thông vận tải số 2

46

có 06 Thanh tra viên; Đội Thanh tra giao thông vận tải số 3 có 06 Thanh tra viên; Đội Thanh tra giao thông vận tải số 4 có 04 Thanh tra viên” [37].

Theo Đề án tăng cường biên chế, trang thiết bị cho lực lượng Thanh tra giao thông vận tải ban hành kèm theo Quyết định 321/QĐ-TTg ngày 05/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ, đến năm 2014, tổng số biên chế của Thanh tra Sở sẽ là 38 người. Tuy nhiên, nếu tính toán trên cơ sở định biên cho Thanh tra Sở GTVT theo quy định tại Khoản 7 Điểm 3.1.1 Mục 3.1 Phần II của Đề án trên thì nhu cầu hiện tại của Thanh tra Sở GTVT Quảng Ngãi cần có đến 48 chỉ tiêu biên chế mới đáp ứng đủ yêu cầu nhiệm vụ.

2.2.1.4. Phương ti n, trang thiết bị

Ngoài các trang thiết bị văn phòng thì hiện nay để đảm bảo yêu cầu công tác, Thanh tra Sở GTVT Quảng Ngãi được trang bị 04 xe ô tô (02 xe 7 chỗ, 01 xe bán tải, 01 xe tải 01 tấn), 14 xe mô tô các loại, 04 cân tải trọng xách tay (02 cân không in phiếu và 02 cân có in phiếu) và 02 máy in dữ liệu thiết bị giám sát hành trình.

Tuy nhiên, đa số các xe ô tô điều có niên hạn trên 14 năm, chi phí vận hành bảo dưỡng lớn; riêng xe ô tô tải đã sắp hết niên hạn sử dụng. Trong đó, một xe 07 chỗ chuyên phục vụ công tác của lãnh đạo, một xe bán tải phục vụ công tác tại trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động. Vì vậy, hiện nay chỉ còn một xe tải và một xe 07 chỗ phục vụ công tác thường xuyên của đơn vị. “Hoạt động thanh tra thường xuyên được thực hiện bởi các tổ công tác với phương tiện sử dụng là xe mô tô, chỉ khi thật sự cần thiết mới sử dụng ô tô. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động của các tổ công tác vì địa bàn hoạt động xa đơn vị, có nhiều nơi trên 70 km” [37].

47

2.2.2. Về hoạt động của Thanh tra Sở Giao thông vận tải tỉnh Quảng Ngãi

2.2.2.1. Hoạt động thanh tra hành chính của Thanh tra S Giao thông vận tải tỉnh Quảng Ngãi

Với cơ cấu tổ chức hiện nay, Sở GTVT Quảng Ngãi có 07 phòng ban và 03 đơn vị sự nghiệp trực thuộc. Nhưng công tác thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ được giao chỉ được tiến hành thường xuyên, luân phiên tại 03 đơn vị sự nghiệp trực thuộc. Tuy nhiên, việc thanh tra tại 03 đơn vị sự nghiệp này thì có đến 02 đơn vị vừa mang dáng dấp của hoạt động thanh tra hành chính, lại vừa mang bóng dáng của hoạt động thanh tra chuyên ngành (Trung tâm sát hạch lái xe, Trung tâm Đăng kiểm 76-01S). Nhìn chung, hoạt động thanh tra hành chính từ trước đến nay ở Thanh tra Sở GTVT Quảng Ngãi chưa thật sự đạt được hiệu quả như yêu cầu, chưa được tiến hành đồng bộ ở các phòng ban và đơn vị trực thuộc, nếu có tiến hành thì cũng mang tính hình thức, các sai phạm được nhắc nhở để rút kinh nghiệm là chính, chưa chú trọng việc đưa ra xử lý trách nhiệm theo quy định. Đây có lẽ cũng là thực trạng chung trong hoạt động thanh tra hành chính ở cấp Sở. Điều này, xuất phát từ thực tế nội dung của hoạt động thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước theo cấp hành chính đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp, vì vậy nó mang tính giám sát nội bộ nhằm mục đích làm trong sạch bộ máy, bảo đảm kỷ cương, kỷ luật trong quản lý, điều hành.

Trong thực tế, việc giám sát nội bộ thì không người thủ trưởng nào muốn người khác thấy mình là người quản lý, điều hành chưa tốt do đó số cuộc thanh tra hành chính thường được tiến hành hạn chế tại một số đơn vị, chưa mang tính bao quát toàn bộ hoạt động của các đơn vị thuộc chức năng quản lý của Sở. Từ năm 2013 đến năm 2017hoạt động thanh tra hành chính chỉ triển

48

khai được 04 cuộc thanh tra theo kế hoạch tại các đơn vị trực thuộc; chưa có cuộc thanh tra đột xuất nào trong lĩnh vực này được triển khai. Qua đó, “đã tham mưu cho Giám đốc Sở xử lý một số sai phạm, thiếu sót trong công tác quản lý, cũng như trong việc thực hiện chế độ, chính sách cho người lao động tại đơn vị” [37].

2.2.2.2. Hoạt động thanh tra chuyên ngành của Thanh tra S Giao thông vận tải tỉnh Quảng Ngãi

Trong số các hoạt động của Thanh tra Sở GTVT tỉnh Quảng Ngãi, thanh tra chuyên ngành là hoạt động được tiến hành thường xuyên, chủ yếu và mang lại nhiều hiệu quả thiết thực nhất trong công tác quản lý ngành và được thực hiện dưới các hình thức. Cụ thể:

Thanh tra chuyên ngành theo kế hoạch

Hiện nay, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra chuyên ngành quy định tại khoản 3 Điều 24 Luật Thanh tra 2010, Thanh tra Sở GTVT có nhiệm vụ, quyền hạn trong việc thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực GTVT của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của sở. Trong những năm qua hoạt động này được thực hiện chủ yếu qua hoạt động thanh tra theo đoàn. Riêng hoạt động thanh tra của thanh tra viên, công chức thanh tra chuyên ngành tiến hành thanh tra độc lập đã được quy định cụ thể, nhưng Thanh tra Sở GTVT tỉnh Quảng Ngãi chưa tổ chức thực hiện vì có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân chính là khả năng làm việc độc lập của thanh tra viên thuộc Thanh tra Sở còn yếu, cũng như việc thanh tra viên thực hiện thanh tra độc lập dễ phát sinh tiêu cực trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Hoạt động thanh tra chuyên ngành theo kế hoạch tập trung vào các lĩnh vực sau:

Thứ nhất, hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản

49

Thanh tra Sở được giao nhiệm vụ thanh tra công tác đầu tư xây dựng cơ bản đối với các dự án do Sở Giao thông vận tải làm chủ đầu tư. Trên thực tế thanh tra lĩnh vực này không được tiến hành thường xuyên mà chỉ được thực hiện khi có sự chỉ đạo của Giám đốc Sở vì vậy số cuộc thanh tra công tác đầu tư xây dựng cơ bản được tiến hành tương đối ít so với số dự án do Sở GTVT Quảng Ngãi làm chủ đầu tư. Từ năm 2013 đến nay không tổ chức cuộc thanh tra nào trong lĩnh vực này.

Thứ hai, hoạt động quản lý và bảo v kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình đường bộ

Trong lĩnh vực này, thanh tra GTVT được giao nhiệm vụ tiến hành thanh tra đối với các tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về thực hiện quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật công trình đường bộ; bảo đảm yêu cầu kỹ thuật và ATGT của công trình đường bộ; quản lý, bảo trì đường bộ và quản lý, bảo vệ hành lang an toàn đường bộ. Qua thực tế tại tỉnh Quảng Ngãi, Thanh tra Sở chỉ tiến hành thanh tra cơ quan chuyên môn của UBND huyện trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành GTVT. Đây là hoạt động thanh tra chuyên ngành được Thanh tra Sở thực hiện thường xuyên hàng năm nhằm giúp UBND cấp huyện đánh giá kết quả nguồn kinh trí được phân bổ sử dụng cho công tác quản lý, duy tu, sửa chữa, bảo dưỡng thường xuyên các tuyến đường huyện, qua đó có cơ sở rà soát và điều chỉnh việc phân bổ cho phù hợp tình hình thực tế từng huyện vừa hạn chế đến mức thấp nhất việc gây thất thoát, lãng phí nguồn ngân sách nhà nước phục vụ cho công tác này. Liên quan chính đến việc thực hiện lĩnh vực công tác này có phòng Quản lý Kết cấu hạ tầng giao thông thuộc Sở GTVT là phòng có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực kết cấu hạ tầng giao thông

50

thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở nhưng Thanh tra Sở lại không được tiến hành thanh tra dù đã nhiều lần đề xuất với Giám đốc Sở. Đây là điểm hạn chế trong hoạt động thanh tra chuyên ngành ở lĩnh vực này của Thanh tra Sở.

Thứ ba, hoạt động kinh doanh vận tải

Thẩm quyền của Thanh tra Sở trong việc thanh tra hoạt động kinh doanh vận tải bao gồm vận tải đường thủy nội địa, vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định, bằng xe buýt, bằng xe taxi, theo hợp đồng và vận chuyển khách du lịch bằng xe ô tô; vận tải hàng hóa thông thường, vận tải hàng hóa bằng xe taxi tải, vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng, vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng; dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ bao gồm:

dịch vụ tại bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, đại lý vận tải, đại lý bán vé, dịch vụ gom hàng, dịch vụ chuyển tải, dịch vụ kho hàng, dịch vụ cứu hộ vận tải đường bộ.

Tại tỉnh Quảng Ngãi, hoạt động kinh doanh vận tải bằng ô tô chủ yếu là vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe taxi, xe buýt và vận tải hàng hóa thông thường nên Thanh tra Sở chỉ tập trung thanh tra tại các doanh nghiệp này. Qua thanh tra, chưa phát hiện sai phạm nghiêm trong, chủ yếu phát hiện các sai phạm trong việc sử dụng mẫu vé không đúng quy định, sử dụng xe hợp đồng tăng cường trong các dịp Lễ, Tết để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân tăng đột biến nhưng chưa báo cáo với Sở GTVT, chưa thực hiện ký hợp đồng và đảm bảo các chế động cho người lao động tại doanh nghiệp theo đúng quy định.

Thứ tư, hoạt động Đào tạo, sát hạch, cấp, đ i, thu hồi giấy phép lái xe cơ giới đường bộ (trừ hoạt động đào tạo, sát hạch, cấp, đ i, thu hồi giấy phép lái xe của lực lượng quân đội, công an)

Trong lĩnh vực này, Thanh tra Sở tiến hành thanh tra đối với tổ chức, cá nhân về điều kiện, tiêu chuẩn của cơ sở đào tạo lái xe; tổ chức đào tạo lái xe,

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến Pháp và Luật Hành Chính Tổ chức và hoạt động của Thanh tra Sở Giao thông vận tải tỉnh Quảng Ngãi (Trang 49 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)