Nhu cầu bảo đảm tổ chức và hoạt động của Thanh tra Sở Giao thông vận tải tỉnh Quảng Ngãi

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến Pháp và Luật Hành Chính Tổ chức và hoạt động của Thanh tra Sở Giao thông vận tải tỉnh Quảng Ngãi (Trang 78 - 83)

Chương 3: NHU CẦU, GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH QUẢNG NGÃI

3.1. Nhu cầu bảo đảm tổ chức và hoạt động của Thanh tra Sở Giao thông vận tải tỉnh Quảng Ngãi

3.1.1. Nhu cầu tiếp tục cải cách hệ thống thanh tra nhà nước

Cùng với các yêu cầu của phát triển kinh tế thị trường, cải cách hành chính hiện đang là nhu cầu, yêu cầu thường xuyên. Cải cách nền hành chính nhà nước trước hết là quản trị tốt nền hành chính, làm cho nền hành chính có năng lực, hiệu quả, hiệu lực nhằm tác động có tính hành pháp thông qua các hoạt động trực tiếp vào quá trình xã hội. Trong sự tác động này, hoạt động thanh tra phải thực sự có hiệu lực, hiệu quả. Do đó, công tác thanh tra cần xem xét lại toàn bộ các phương thức hoạt động; các quy định về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy; về quy chế hoạt động của các cơ quan thanh tra và những mối quan hệ giữa các cơ quan này với nhau trong việc thực hiện thẩm quyền, trách nhiệm của mình.

Việc đổi mới tổ chức và hoạt động của ngành Thanh tra cần phù hợp với toàn bộ Chương trình tổng thể về cải cách nền hành chính nhà nước trên một số phương diện sau:

Thứ nhất, bảo đảm các quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của thanh tra các cấp phải được tiến hành đồng bộ với các thiết chế khác.

Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý của hệ thống thanh tra, kiểm tra trong quản lý hành chính Nhà nước ở Trung ương và ở địa phương trên cơ sở Hiến pháp năm 2013.

Hoạt động của ngành Thanh tra phải đặt trong bối cảnh đổi mới của cả bộ máy nhà nước. Thanh tra luôn là chức năng thiết yếu của quản lý nhà nước, vì vậy, thanh tra phải gắn liền với quản lý và phải phù hợp với yêu cầu,

72

nhiệm vụ quản lý trong từng giai đoạn cụ thể. Việc đổi mới công tác thanh tra phải được tiến hành đồng bộ trên các phương diện: tổ chức, bộ máy, phương thức hoạt động và đội ngũ cán bộ, công chức thanh tra.

Về bộ máy, các cơ quan thanh tra phải được tổ chức tinh giản, gọn nhẹ;

xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan trong hệ thống thanh tra, khắc phục sự chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động giữa các cơ quan trong hệ thống thanh tra và giữa các cơ quan thanh tra với các cơ quan chức năng khác.

Về phương thức hoạt động, hoạt động thanh tra phải được tiến hành kịp thời, nhanh gọn, có trọng tâm, trọng điểm, đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý và không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân được thanh tra. Việc đổi mới tổ chức và hoạt động của ngành Thanh tra cần phù hợp với yêu cầu của cải cách hành chính và đặc biệt tập trung vào thanh tra công vụ.

Về công tác cán bộ, đội ngũ cán bộ thanh tra phải đảm bảo đủ về số lượng, đáp ứng được yêu cầu về chất lượng, có chính sách đãi ngộ thích đáng và được trang bị đầy đủ phương tiện làm việc cần thiết.

3.1.2. Nhu cầu của kiểm soát quyền lực nhà nước, kiểm soát hoạt động của đối tượng thanh tra

Thực tế, khi đã hình thành quyền lực thì phải có sự kiểm soát quyền lực. Việc hình thành quyền lực, dù là quyền lực của tổ chức hay là của cá nhân, thì cũng phải được kiểm soát. Nếu quyền lực nhà nước không được kiểm soát sẽ dễ dẫn đến tình trạng lạm quyền, lộng quyền, chuyên quyền, lợi dụng quyền lực để trục lợi, hoặc làm sai lệch bản chất của Nhà nước pháp quyền. Kiểm soát quyền lực là nguyên tắc của nhà nước pháp quyền để các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực thi có hiệu lực, hiệu quả chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo luật định, khắc phục tình trạng lạm quyền, lộng quyền.

73

Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định chủ thể kiểm soát quyền lực nhà nước là nhân dân. Điều 2 Hiến pháp năm 2013 khẳng định, bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Nhân dân là người làm chủ Nhà nước. Do đó, nhân dân là chủ thể kiểm soát quyền lực nhà nước của mình. Đây là một đòi hỏi tất yếu nảy sinh từ nhu cầu chính đáng và tự nhiên của người chủ. Bởi, nếu không kiểm soát được quyền lực nhà nước thì quyền lực nhà nước sẽ bị tha hóa, nhân dân là chủ thể giao quyền, ủy quyền (quyền lực nhà nước) của mình cho Nhà nước sẽ bị mất quyền, bị lạm quyền từ phía Nhà nước.

Vấn đề cơ bản của kiểm soát quyền lực nhà nước là làm cho bộ máy nhà nước vừa có khả năng kiểm soát được xã hội, vừa không kém phần quan trọng là buộc Nhà nước phải tự kiểm soát được chính mình. Theo đó, cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước phải là một tổng thể bao gồm: cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước từ bên ngoài do các chủ thể không phải là Nhà nước thực hiện; cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước bên trong do các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp kiểm soát lẫn nhau; và cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước một cách độc lập do Hiến pháp và luật quy định.

Bản chất kiểm soát hoạt động của đối tượng thanh tra là việc tổ chức thực hiện pháp luật, vì vậy hoạt động này gắn liền với việc phân công, giao nhiệm vụ cho các chủ thể thực hiện nhiệm vụ thanh tra nhằm kiểm soát việc tuân thủ pháp luật của đối tượng thanh tra. Trên bình diện hẹp hơn, khi đề cập đến kiểm soát hoạt động của đối tượng thanh tra trong việc thực hiện pháp luật của các chủ thể nói chung và có hai nhóm chủ thể là đối tượng chịu sự kiểm soát này đó là: các cơ quan, người có thẩm quyền được giao nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, giám sát đối tượng thanh tra và các cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra. Đó là:

74

Thứ nhất, đối với các cơ quan, người có thẩm quyền được giao nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, giám sát đối tượng thanh tra thì hoạt động kiểm soát được thực hiện thông qua việc kiểm tra, xem xét, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ công vụ được giao nhằm bảo đảm việc thực thi quyền hành pháp đúng với quỹ đạo là phục vụ cho quản lý xã hội. Nói cách khác, đây chính là một trong những nội dung của kiểm soát việc thực hiện quyền lực nhà nước.

Thứ hai, đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra thì việc kiểm soát này được thực hiện thông qua các hoạt động thanh tra, kiểm tra, xem xét, đánh giá, xử lý vi phạm của chủ thể quản lý đối với đối tượng quản lý trong việc tuân thủ, chính sách, pháp luật trong lĩnh vực hoạt động của đối tượng thanh tra.

Như vậy, có thể nói nhu cầu kiểm soát quyền lực nhà nước, kiểm soát hoạt động của đối tượng thanh tra là nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật;

phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

3.1.3. Nhu cầu khắc phục những hạn chế, bất cập trong tổ chức và hoạt động của Thanh tra Sở Giao thông vận tải tỉnh Quảng Ngãi

Trước những yêu cầu của tình hình thực tế thì Thanh tra Sở GTVT cần phải được hoàn thiện cả về tổ chức bộ máy và hoạt động theo hướng kiện toàn bộ máy Thanh tra Sở; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tăng cường thẩm quyền cho Chánh Thanh tra Sở giao thông vận tải. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức và hoạt động Thanh tra Sở; sửa đổi những quy định chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ giữa thanh tra và cảnh

75

sát giao thông; khắc phục tình trạng cơ quan có chức năng thanh tra mà thực hiện nhiều hoạt động giám sát, kiểm tra; đảm bảo nguyên tắc thanh tra; tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa cơ quan thanh tra với cơ quan hữu quan;

đồng thời nâng cao chất lượng kết luận thanh tra và thực hiện kết luận, kiến nghị sau thanh tra.

Việc hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Thanh tra Sở GTVT phải đặt trong bối cảnh cải cách hành chính. Thanh tra đóng vai trò quan trọng trong quản lý nhà nước; vì vậy, tổ chức và hoạt động Thanh tra Sở GTVT phải phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ quản lý của ngành trong từng giai đoạn cụ thể.

Việc đảm bảo tổ chức và hoạt động của Thanh tra Sở GTVT phải được tiến hành đồng bộ trên các phương diện: tổ chức bộ máy và phương thức hoạt động thanh tra.

Về tổ chức bộ máy Thanh tra Sở GTVT, cần phải hoàn thiện, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của các đội nghiệp vụ; khắc phục sự chồng chéo trong hoạt động giữa Thanh tra Sở với thanh tra cấp trên và giữa hoạt động của thanh tra ngành giao thông vận tải với hoạt động kiểm tra chuyên môn của các đơn vị nghiệp vụ khác. Việc xây dựng đội ngũ công chức Thanh tra Sở GTVT phải đảm bảo đủ về số lượng, đáp ứng được yêu cầu về chất lượng, thực hiện các chính sách đãi ngộ phù hợp và được trang bị đầy đủ phương tiện làm việc cần thiết. Với tình hình xã hội phát triển nhanh chóng như hiện nay cùng với các đối tượng thanh tra có những hành vi che giấu vi phạm ngày càng tinh vi, gian xảo do đó cần trang bị những thiết bị công nghệ hiện đại đáp ứng yêu cầu của công tác thanh tra như các thiết bị công nghệ thông tin có tích hợp Wifi, 3G, GPS, máy in cầm tay, máy tính xách tay, các thiết bị khác liên quan đến việc thu thập, ghi nhận chứng cứ thanh tra; các phương tiện, thiết bị kĩ thuật nghiệp vụ giúp phát hiện vi phạm hành chính, các thiết bị văn phòng…

Về phương thức hoạt động, hoạt động thanh tra phải được tiến hành kịp

76

thời, nhanh chóng, có trọng tâm, trọng điểm, đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý và không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các đơn vị, cá nhân được thanh tra. Việc đổi mới nội dung hoạt động của Thanh tra Sở GTVT cần phải phù hợp với yêu cầu của cải cách hành chính.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến Pháp và Luật Hành Chính Tổ chức và hoạt động của Thanh tra Sở Giao thông vận tải tỉnh Quảng Ngãi (Trang 78 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)