Nguyên nhân của rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng tmcp Đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hoàng mai hà nội (Trang 21 - 25)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG

1.1. RỦI RO TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1.3. Nguyên nhân của rủi ro tín dụng

Nguyên nhân dẫn đến RRTD vô cùng đa dạng, liên quan đến nhiều vấn đề chủ quan và khách quan. Trong đó, RRTD có thể đến từ rủi ro thị trường bao gồm giá cả hay tỉ giá biến động, rủi ro từ nền kinh tế, pháp lý, hoặc rủi ro đến từ khách hàng, thậm chí có cả rủi ro đến từ chính NH.

Thứ nhất, về nguyên nhân chủ quan của RRTD:

- Từ phía khách hàng:

+ Cách quản lý hay năng lực tự chủ tài chính còn yếu kém, có nhiều phương án dự án không khả thi, mơ hồ, sử dụng vốn vay không đúng mục đích đƣa chính doanh nghiệp vào tình thế khó khăn. Chính điều này góp phần tạo ra RRTD cho ngân hành một cách nhanh chóng.

+ Ngoài ra RRTD đến từ nhận thức của người vay hay các doanh nghiệp đi vay, không muốn trả nợ đúng hạn, không thực hiện đúng các điều khoản hay lạm dụng vốn vay. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp còn cố tình đƣa ra báo cáo tài chính hay những con số sai lệch với thực tế để tăng khả năng có thể vay vốn khiến Ngân hàng đánh giá sai và đƣa ra quyết định cho vay sai lầm. Điều này gây ra RRTD vô cùng nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến NH.

+ Năng lực cán bộ, chuyên viên khách hàng không đủ, làm việc thiếu chuyên nghiệp dẫn đến nhiều sai xót không đáng có. Ngân hàng đánh giá không đúng về chuyên môn của cán bộ dẫn đến phân công nhiệm vụ chƣa hợp lý. Ngoài ra, đạo đức của cán bộ Ngân hàng cũng hết sức quan trọng, khi họ chỉ tập trung vào tạo ra khoản vay đạt chỉ tiêu mà không chú trọng đến các RRTD, nhiều khi chính các cán bộ Ngân hàng gian lận trong việc đánh giá, làm hồ sơ cho vay dẫn đến nhiều hậu quả không lường trước được. Bên cạnh đó chuyên viên khách hàng đôi khi không tuân thủ chặt chẽ các quy định, chính sách, làm việc sơ sài gây ra nhiều RRTD.

+ Ngoài ra, quá trình làm việc giữa Ngân hàng và khách hàng cũng là một vấn đề cần sự chính xác. Thông tin cần đƣợc đánh giá và cập nhật chính xác, kịp thời. Ngân hàng cần tìm hiểu đa chiều về khách hàng trên đa phương tiện để có những đánh giá khách quan và đầy đủ nhất, tránh tình trạng nghe và nắm bắt thông tin từ một phía khách hàng. Ngƣợc lại khách hàng cũng cần tìm hiểu và nắm rõ chính sách, yêu cầu cũng nhƣ các điều kiện cho vay của Ngân hàng để đáp ứnh đầy đủ. Cả hai phía Ngân hàng và khách hàng đều là những nhân tố quan trọng giúp giảm thiểu RRTD, sai sót hay sai lầm từ một bên sẽ dẫn đến chất lƣợng

khoản vay bị ảnh hưởng và gây ra nhiều tổn thất.

+ Quy trình và chính sách cấp tín dụng của Ngân hàng là vấn đề quan trọng để quyết định khoản vay đƣợc đƣa ra an toàn và đúng đắn. Nếu nhữnh chính sách và quy trình không chặt chẽ tạo ra nhiều sơ hở khiến các khoản vay dễ gây ra thất thoát. Từ việc thẩm định, đánh giá khách hàng, cấp tín dụng phải đƣợc thực hiện đáp ứng đƣợc vấn đề pháp lý và rõ ràng nhất.

+ Cuối cùng, Ngân hàng nếu có năng lực yếu kém trong việc dự báo, đánh giá, phân tích các khoản vay tốt để kịp thời xử lý các khoản nợ xấu hay các vấn đề phát sinh trong khoản vay thì cũng gây ra những thất thoát và RRTD rất nghiêm trọng. Hiện nay các ngành nghề trong nền kinh tế vô cùng đa dạng và phong phú, nếu bản thân các cán bộ chỉ có chuyên môn làm việc mà không tìm hiểu, học hỏi hay sự am hiểu về các doanh nghiệp hay ngành nghề mới có thể dẫn để những quyết định sai lầm trong việc cấp tín dụng. Nếu chỉ tập trung nhiều để tạo ra khoản vay mà không kiểm soát, theo dõi định kỳ khoản vay sau đó thì cũng gây ra nhiều RRTD không đáng có.

Thứ hai, về nguyên nhân khách quan của RRTD:

- Từ phía khách hàng:

+ Cách quản lý hay năng lực tự chủ tài chính còn yếu kém, có nhiều phương án dự án không khả thi, mơ hồ, sử dụng vốn vay không đúng mục đích đƣa chính doanh nghiệp vào tình thế khó khăn. Chính điều này góp phần tạo ra RRTD cho ngân hành một cách nhanh chóng.

+ Ngoài ra RRTD đến từ nhận thức của người vay hay các doanh nghiệp đi vay, không muốn trả nợ đúng hạn, không thực hiện đúng các điều khoản hay lạm dụng vốn vay. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp còn cố tình đƣa ra báo cáo tài chính hay những con số sai lệch với thực tế để tăng khả năng có thể vay vốn khiến Ngân hàng đánh giá sai và đƣa ra quyết định cho vay sai lầm. Điều này gây ra RRTD vô cùng nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến NH.

- Từ yếu tố thị trường:

+ Sự biến động của chi phí, giá cả, tỉ giá cũng ảnh hưởng nhiều đến việc gây

ra RRTD. Trong đó, giá cả của các nguyên vật liệu đầu vào nhƣ sắt thép, xăng dầu, gạch, xi măng... ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản xuất, thi công công trình, triển khai dự án của doanh nghiệp, tác động vào hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp rồi gây ra những RRTD cho NH. Thị trường hàng hoá, xuất nhập khẩu có những biến động phức tạp chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn cho hoạt động tín dụng.

- Từ môi trường kinh tế, pháp lý và môi trường tự nhiên:

+ Môi trường kinh tế là một yếu tố quan trọng, có liên quan mật thiết đến các hoạt động kinh doanh. Nếu các yếu tố nhƣ chu kỳ kinh tế, lãi suất, lạm phát, thất nghiệp, giá vàng thế giới, mối quan hệ giữa các ngành công nghiệp, hành động thói quen của người tiêu dùng... biến động phức tạp cũng ảnh hưởng đối với chính các khoản tín dụng của NH, bởi lẽ nó tác động trực tiếp vào hiệu suất kinh doanh của các doanh nghiệp. Đối với một môi trường kinh tế ổn định, thu nhập tăng cao thì sự an toàn của các khoản vay cũng đƣợc tăng lên đáng kể, giảm thiểu RRTD cho NH. Và với một nền kinh tế nhiều thay đổi, biến động, thu nhập thấp đi sẽ gây ra nguy cơ nợ xấu, khả năng thu hồi nợ chậm hoặc không thể thu hồi ảnh hưởng đến việc kinh doanh của Ngân hàng rất nhiều.

+ Về vấn đề pháp lý:

Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng có ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ nền kinh tế của đất nước. Bởi vậy về các chính sách, pháp luật liên quan đến Ngân hàng từ phía Nhà nước sẽ vô cùng nghiêm ngặt. Điều này giúp Ngân hàng đi đúng hướng và hoạt động của Ngân hàng được kiểm soát tốt theo khuôn khổ, đảm bảo sự an toàn cho chính người dân và Ngân hàng khỏi những rủi ro không đáng có.

Chính vì vậy, hệ thống pháp lý này phải vô cùng bền vững, rành mạch để Ngân hàng được hoạt động trong môi trường tốt nhất, nếu không sẽ gây ra những rủi ro.

+ Từ môi trường tự nhiên:

Ảnh hưởng của khí hậu, thiên nhiên, thiên tai, dịch bệnh... tác động trực tiếp vào nền kinh tế nói chung và hoạt động của từng doanh nghiệp nói riêng, điều này gây ra những RRTD khó có thể khắc phục.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng tmcp Đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hoàng mai hà nội (Trang 21 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)