CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
2.3. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI BIDV-CNHMHN
2.3.5. Xử lý rủi ro tín dụng
Qua hơn 7 năm hoạt động thực tế cùng với việc học hỏi các CN có nhiều kinh nghiệm trong công tác xử lý RRTD, BIDV-CNHMHN đã tổ chức các buổi thảo luận về công tác xử lý RRTD nhằm cải thiện năng lực chuyên môn của bộ phận QLKH và tìm ra những hướng đi mới mà vẫn mang tính an toàn cho ngân hàng.
Các hướng xử lý của cấp lãnh đạo đưa ra nhằm phù hợp với từng doanh nghiệp nhƣ tình hình hoạt động của doanh nghiệp, mức độ hợp tác trong công tác xử lý, mức độ tổn thất, …
- Tăng cường kiểm soát: Trường hợp doanh nghiệp có dấu hiệu trả gốc lãi chậm hơn so với lịch trả nợ thông thường, cán bộ QLKH cần nắm rõ dòng tiền của khách hàng, kiểm tra tình hình vận hành thực tế của doanh nghiệp, đề nghị khách hàng phối hợp cung cấp thông tin về hoạt động kinh doanh thường xuyên liên tục theo các điều kiện trong hợp đồng cho vay để nắm bắt và thông tin lại cấp trên để áp dụng giải quyết phù hợp. Ngoài ra, ngân hàng trao đổi với khách hàng về thực trạng trả nợ hiện tại để bổ sung các điều kiện cho vay bằng văn bản sửa
đổi bổ sung hợp đồng cho vay (thay đổi chính sách, giảm tỷ lệ vay tín chấp có lộ trình, bổ sung biện pháp bảo đảm...).
- Giảm dần số dƣ tiền vay: Đối với khách hàng đƣợc ngân hàng đánh giá là suy giảm về khả năng thanh toán, có dấu hiệu không trả được nợ trong tương lai, ngân hàng lập kế hoạch giảm dần số dƣ và mời doanh nghiệp làm việc trực tiếp để thống nhất phương án phù hợp bằng biên bản làm việc cụ thể giữa ngân hàng và khách hàng, sau đó thỏa thuận ký sửa đổi bổ sung hợp đồng cho vay về hạn mức tín dụng giảm dần theo thời điểm. Sau khoảng thời gian triển khai nhất định, ngân hàng tính toán lại về khả năng thực hiện theo kế hoạch và tiếp tục làm việc với khách hàng để tìm ra phương án phù hợp tiếp theo.
- Thay đổi biện pháp bảo đảm: Ngân hàng đánh giá thực trạng tài sản theo thị trường hoặc theo tình trạng pháp lý (tài sản đang thế chấp có khả năng sụt giảm giá trị do biến động thị trường mua bán đất ảnh hưởng đến giá trị bảo đảm cho món vay, tài sản có dấu hiệu xảy ra tranh chấp gây cản trở trong việc định giá tài sản định kỳ theo quy định, tài sản nằm trong khu vực có thông tin tiêu cực gây khó khăn trong việc bán tài sản…). Ngân hàng để nghị doanh nghiệp thay đổi tài sản có giá trị bằng hoặc cao hơn theo quy định hoặc bổ sung tài sản khác đƣợc ngân hàng chấp nhận đạt tỷ lệ tối thiểu theo điều kiện cấp tín dụng hoặc tài sản khác đáp ứng quy định của BIDV và có độ rủi ro thấp hơn.
- Duy trì cho vay, miễn giảm lãi: Trường hợp hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng gặp khó khăn, tuy nhiên khách hàng xây dựng được phương án kinh doanh trong giai đoạn tới và tích cực phối hợp với ngân hàng trong việc thanh toán gốc lãi đúng hạn, NH đánh giá khả thi phương án của khách hàng và tiếp tục cấp tín dụng giúp khách hàng duy trì qua giai đoạn khó khăn từ đó tiếp tục thực hiện các điều khoản cam kết trong hợp đồng cho vay giữa đôi bên. Ngoài phương án cho vay để đẩy mạnh việc phục hồi cho doanh nghiệp, ngân hàng có thể lựa chọn cách thức miễn giảm lãi cho nhóm khách hàng trên để tập trung vào việc trả nợ gốc, giúp khách hàng nhanh chóng trở lại điểm cân bằng vốn, góp phần giảm tỷ lệ nợ xấu và RRTD tại ngân hàng.
- Cơ cấu thời hạn trả nợ: Căn cứ đề nghị của doanh nghiệp về việc cơ cấu thời hạn trả nợ món vay, ngân hàng thẩm định tính khả năng thực hiện kế hoạch trả nợ mới, thực tế tài chính khách hàng, đánh giá khả năng thanh toán gốc lãi đến hạn theo lịch trả nợ đƣợc điều chỉnh vào mốc thời gian cố định. NH cân đối tình hình, xem xét chấp thuận cơ cấu nợ gốc lãi tiền vay phù hợp với tình hình hiện tại của doanh nghiệp.
- Xử lý tài sản: Hiện nay lãnh đạo Chi nhánh định hướng sử dụng các phương thức xử lý tài sản phổ thông như đôn đốc doanh nghiệp tự bán tài sản hoặc ngân hàng kết hợp với các Công ty đấu giá để đăng tin bán tài sản công khai.
- Khởi kiện, tố tụng: Trong trường hợp doanh nghiệp vi phạm cam kết theo hợp đồng cho vay và Ngân hàng đã tích cực xử lý RRTD bằng các phương pháp thông thường nhưng không đạt được như kế hoạch buộc NH phải có hành động quyết liệt hơn trong xử lý RRTD là khởi kiện khách hàng. Tuy nhiên phương pháp khởi kiện gặp phải nhiều trở ngại khi bên vay không hợp tác xử lý nhƣ bỏ trốn khỏi nơi cƣ trú, tài sản bảo đảm trong tình trạng tranh chấp giữa bên vay và bên bảo đảm khiến công tác khởi kiện tiêu tốn nhiều thời gian, công sức của ngân hàng.
* Thực trạng việc xử lý RRTD doanh nghiệp tại BIDV-CNHMHN giai đoạn 2020-T6/2023
BIDV-CNHMHN đang thực hiện xử lý nợ tuần tự theo thứ tự nhƣ sau: Khoản vay nào chuyển nợ xấu thì dùng chính dự phòng cụ thể của khoản vay đó để xử lý, tiếp theo dùng tài sản đang bảo đảm cho khoản vay đó để xử lý. Dự phòng chung được sử dụng trong trường hợp dự phòng cụ thể và xử lý tài sản vẫn thiếu để xử lý nợ. BIDV-CNHMHN bám sát các khoản vay đã đƣợc đƣa ra ngoại bảng, sát sao trong công tác xử lý nợ nhằm giảm tỷ lệ nợ xấu theo định hướng của Chi nhánh trong tương lai.
- Phân loại nợ KHDN tại BIDV-CNHMHN giai đoạn 2020-T6/2023
Bảng 2.6: Phân loại nợ của KHDN tại BIDV-CNHMHN giai đoạn 2020- T6/2023
Đơn vị: Tỷ đồng, %
[Nguồn: Báo cáo tín dụng nội bộ BIDV-CNHMHN]
Qua bảng 2.6 về chi tiết dƣ nợ xấu KHDN tại BIDV-CNHMHN giai đoạn 2020-T6/2023 cho thấy tỷ lệ nợ xấu nội bảng của doanh nghiệp cao hơn nợ xấu ngoại bảng trong giai đoạn năm 2020-2021 và thấp hơn trong giai đoạn 2022- T6/2023. Tổng nợ cần chú ý và nợ xấu nội bảng thời điểm cuối năm 2021 của BIDV-CNHMHN đạt 257 tỷ đồng, bước sang năm 2022, Chi nhánh đã trích lập dự phòng rủi ro đối với một số doanh nghiệp và đƣa khoản vay ra ngoại bảng để theo dõi, tiếp tục bám sát xử lý các khoản vay này, giá trị dƣ nợ trích lập rủi ro khoảng 195 tỷ đồng; dƣ nợ xấu nội bảng thời điểm 2022 đạt khoảng 44 tỷ đồng, nâng tỷ lệ nợ xấu tại BIDV-CNHMHN lên mức cao nhất trong giai đoạn 2020- T6/2023 là 4.76%.
Dựa vào bảng 2.6 về phân loại nợ KHDN tại CN cho thấy xu hướng chắt lọc các khoản nợ cần chú ý và nợ xấu nội bảng trước khi thực hiện hạch toán ngoại bảng. Các khoản nợ cần chú ý và nợ xấu nội bảng chuyển ra ngoại bảng trong năm 2022 đạt khoảng 75.88%. Trong 06 tháng đầu năm 2023 CN thu hồi đƣợc 1.25 tỷ đồng nợ ngoại bảng của KHDN và giảm dƣ nợ xấu nội bảng từ 44 tỷ đồng xuống còn 21 tỷ đồng.
- Nợ xấu KHDN theo ngành nghề tại BIDV-CNHMHN giai đoạn 2020- T6/2023
Nhóm nợ
Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 T6/2023 Dƣ
nợ Tỷ trọng Dƣ
nợ Tỷ trọng Dƣ
nợ Tỷ trọng Dƣ
nợ Tỷ trọng Số dƣ cho vay
KHDN 4,227 100.00% 5,046 100.00% 5,024 100.00% 6,091 100.00%
Nợ cần chú ý 126 2.98% 126 2.50% - 0.00% - 0.00%
Nợ xấu nội
bảng 5 0.12% 131 2.60% 44 0.88% 21 0.34%
Nợ xấu ngoại
bảng - 0.00% - 0.00% 195 3.88% 193 3.17%
Bảng 2.7: Nợ xấu doanh nghiệp theo ngành nghề giai đoạn 2020-T6/2023 Đơn vị: Tỷ đồng, % Ngành nghề Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 T6/2023 Tỷ trọng
Tiêu dùng 2.95 128.84 126.46 126.46 58.95%
Xăng dầu 1.75 1.75 1.75 1.75 0.82%
Thương mại - - 52.12 41.39 19.29%
Xây dựng - - 35.09 21.99 10.25%
Vận tải - - 22.94 22.94 10.69%
[Nguồn: Báo cáo tín dụng nội bộ BIDV-CNHMHN]
Xét về đặc thù cho vay tại Chi nhánh, tổng số lƣợng công ty đang vay vốn tại BIDV-CNHMHN chỉ đạt khoảng hơn 100 công ty, khi phân nhóm doanh nghiệp theo ngành nghề thì con số cho mỗi nhóm ngành là tương đối nhỏ, dẫn đến nợ xấu của một công ty sẽ chiếm phần lớn tỷ lệ nợ xấu của một nhóm ngành nghề.
Thông qua bảng 2.7 về phân loại nợ xấu của doanh nghiệp theo ngành nghề, trong năm 2021 nợ xấu tăng đột biến đối với ngành nghề tiêu dùng với dƣ nợ xấu tăng lên là gần 126 tỷ đồng (khoản nợ xấu tăng do 01 doanh nghiệp duy nhất hoạt động trong lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử dành cho hàng tiêu dùng). Theo số liệu của Bộ Công Thương, trong tháng 8/2021, ngành sản xuất chứng kiến sự sụt giảm mạnh. Cụ thể, chỉ số sản xuất công nghiệp giảm 4,2% so với tháng 7/2021 và giảm 7,4% so với cùng kỳ năm 2020. Kèm theo đó là ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 tới người lao động khiến cho trạng thái sản xuất của doanh nghiệp phần nào đó cũng bị ảnh hưởng.
Trong năm 2022, nợ xấu doanh nghiệp tại BIDV-CNHMHN thuộc nhóm ngành thương mại, xây dựng, vận tải tăng thêm lần lượt là 52.12 tỷ, 35.09 tỷ và 22.94 tỷ khiến tổng dư nợ xấu tại CN đạt 239 tỷ đồng, tương đương mức 4.76%
tổng dƣ nợ cho vay KHDN. Nhƣ vậy, năm 2022 nợ xấu của BIDV-CNHMHN đang bị ảnh hưởng bởi tình trạng đi xuống của một số doanh nghiệp trong các nhóm ngành thương mại, xây dựng, vận tải.