Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng tmcp Đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hoàng mai hà nội (Trang 71 - 77)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG

2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI BIDV-CNHMHN

2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân

- Về nhận diện RRTD:

Việc Chi nhánh chỉ dùng những phương tiện hỗ trợ cơ bản như thông tin do doanh nghiệp cung cấp, thông tin doanh nghiệp từ H2H CIC, thông tin doanh nghiệp lưu trữ trong hệ thống dữ liệu của Ngân hàng là chưa hoàn toàn đủ để xác định rủi ro của khoản cấp tín dụng. Bên cạnh đó, đối với các thông tin do doanh nghiệp cung cấp, từ phía Ngân hàng còn thiếu công cụ hỗ trợ việc thẩm định, xác thực thông tin nhƣ thông tin về tài sản bảo đảm của khách hàng tại H2H CIC không được cập nhật thường xuyên và thậm chí không có thông tin trên hệ thống khi tài sản đó đã đƣợc đăng ký giao dịch tại các TCTD khác; Đối với tài sản bảo đảm không đăng ký thế chấp tại Ngân hàng nào thì sẽ không có thông tin trên CIC và Ngân hàng không có công cụ hỗ trợ chính thức để xác thực thông tin thông qua các giao dịch dân sự khác của tài sản đó.

- Về đo lường RRTD: BIDV-CNHMHN đang đo lường RRTD dựa vào công cụ xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV với chất lƣợng và tiêu chuẩn quốc tế, tuy

nhiên chƣa đáp ứng đƣợc nhiều tiêu chí đánh giá trong hoạt động thực tế.

+ Chương trình chấm điểm chỉ chia ra hai mô hình chấm điểm dành cho doanh nghiệp đủ 02 năm BCTC và mô hình dành cho khách hàng chƣa đủ 02 năm BCTC hoặc khách hàng mới. Các ngành nghề khác nhau sử dụng chung một mô hình xếp hạng giống nhau, vì vậy việc đánh giá doanh nghiệp có các ngành nghề khác nhau chƣa thực sự đa dạng và chƣa sát với thực tế.

+ Đối với phần xếp hạng các tiêu chí về tài chính, sau khi nhập toàn bộ chi tiết bảng cân đối tài chính và kết quả kinh doanh của khách hàng vào chương trình chấm điểm, hệ thống sẽ tính toán kết quả và không thể hiện điểm số cụ thể cho mỗi chỉ tiêu hay bộ chỉ tiêu, khiến cán bộ không sử dụng đƣợc kết quả chấm điểm để đánh giá các chỉ tiêu đó. Bên cạnh đó, với các chỉ tiêu đƣợc nêu cụ thể tại quy định cho vay và chính sách cấp cho vay của BIDV (tỷ lệ đòn bẩy, tỷ lệ nợ vay tài chính/tổng nguồn vốn…) cũng không đƣợc đƣa vào khung điểm cụ thể sau khi hệ thống đƣa ra kết quả, khiến công tác đánh giá gặp nhiều khó khăn.

+ Đối với các chỉ tiêu phi tài chính, rất nhiều chỉ tiêu mang tính định tính mà không được lượng hóa cụ thể gây ra sự thiếu nhất quán trong công tác đo lường rủi ro chung của NH đồng thời dẫn đến kết quả có thể dễ dàng đƣợc thay đổi dựa trên tính chủ quan của cán bộ QLKH cũng nhƣ các cấp có thẩm quyền phê duyệt kết quả xếp hạng doanh nghiệp tại CN, dẫn đến xếp hạng khách hàng mang tính đối phó hoặc chủ đích đƣa khách hàng vào khung xếp hạng cụ thể để phục vụ thỏa mãn điều kiện ƣu đãi lãi suất, ƣu đãi trong chính sách khách hàng...

- Về QTRRTD:

+ Trong quy trình cấp tín dụng của BIDV có phân chia rõ chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban trong công tác cấp tín dụng, tuy nhiên thực tế chƣa có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban, gây khó khăn trong việc rà soát chéo giữa các phòng, mất thời gian trong việc phê duyệt tín dụng, có thể ảnh hưởng đến thời gian cấp tín dụng tiêu chuẩn của BIDV nhƣ đã thống nhất.

+ Hiện nay BIDV-CNHMHN đang giao nhiệm vụ thẩm định cho lãnh đạo phòng hoặc cán bộ quản lý khách hàng đƣợc Ban lãnh đạo giao nhiệm vụ thẩm

định khoản cấp tín dụng, cán bộ thẩm định tại CN có chức năng, nhiệm vụ là thẩm định khoản cấp tín dụng đối của nhiều lĩnh vực ngành nghề kinh doanh khác nhau, yêu cầu phải có bề dày kinh nghiệm và kiến thức về doanh nghiệp, cũng nhƣ các yếu tố khác liên quan đến doanh nghiệp nhƣ các yếu tố công nghệ, kỹ thuật... để có thể thẩm định tốt nhằm củng cố công tác thẩm định tại CN. Hiện nay hầu hết cán bộ tại BIDV-CNHMHN đều có kiến thức chuyên môn cao nhƣng chƣa có nhiều kinh nghiệm cũng nhƣ kiến thức về hoạt động thực tế của các ngành nghề kinh doanh nên công tác thẩm định chƣa đem lại nhiều hiệu quả.

+ Công tác phê duyệt cấp tín dụng cho khách hàng đang đƣợc thực hiện theo các yếu tố định tính của quy trình cấp tín dụng nói chung của BIDV mà chƣa thực sự nắm rõ dòng tiền và chi phí thực tế để xác minh phương án vay vốn khả thi của khách hàng. Các bước thực hiện theo quy trình chỉ mang tính hình thức mà chưa đem lại đƣợc hiệu quả trong đánh giá khách hàng.

+ Chính sách cấp tín dụng đƣợc đánh giá là khá mở khi đối tƣợng xếp hạng trung bình có thể đƣợc áp dụng mức vay không có tài sản bảo đảm cao, mức vay tín chấp thông thoáng tiềm ẩn rủi ro doanh nghiệp sử dụng vốn vay nhiều hơn cần thiết. Ban lãnh đạo Chi nhánh hầu nhƣ phê duyệt mức vay tín chấp khác so với mức quy định tại chính sách cho vay do BIDV xây dựng. Bên cạnh đó, kết quả xếp hạng doanh nghiệp do bộ phận QLKH đánh giá có thể dễ dàng tác động lên các chỉ tiêu phi tài chính để thay đổi định hạng của khách hàng, từ đó đƣa khách hàng vào khung xếp hạng có thể áp dụng mức vay tín chấp cao hơn so với mục đích ban đầu.

+ Đối với các khách hàng tiềm ẩn rủi ro, hoặc vay với tỷ lệ tín chấp cao, Chi nhánh chƣa áp dụng bảo hiểm khoản vay cho số dƣ tín dụng không có tài sản nhằm hạn chế thiệt hại khi có rủi ro xảy ra.

- Về xử lý RRTD: Công tác xử lý RRTD tại Chi nhánh có dấu hiệu giảm từ đầu năm 2023 đến nay, nhƣng vẫn ở mức cao khi vẫn còn 3.51% nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay KHDN. Mặc dù đã sử dụng các phương thức xử lý nợ xấu khác nhau nhƣng vẫn không mang lại kết quả nhƣ mong đợi.

b. Nguyên nhân

* Nguyên nhân khách quan

- Tình trạng doanh nghiệp thường xuyên quá hạn trong việc trả nợ do tình hình sản xuất kinh doanh gặp khó khăn: Ghi nhận trong năm 2022 là thời điểm nền kinh tế cả nước mở cửa hậu Covid-19, tuy nhiên các doanh nghiệp lại chịu nhiều sức ép cạnh tranh từ thị trường sau một thời gian dài đứt quãng sản xuất kinh doanh (sức ép chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng, sức ép về tỷ giá, …).

Trong bối cảnh đó, lƣợng lớn doanh nghiệp đã bắt tay vào điều chỉnh lại cơ cấu hoạt động, cắt giảm chi phí, cắt giảm nhân sự giảm tải chi phí… khiến hoạt động kinh doanh diễn biến bất thường, nguồn tiền luân chuyển chậm dẫn đến nhiều trở ngại trong hoạt động và tiêu thụ sản phẩm.

- Thông tin pháp lý và các thông tin cơ bản về hoạt động kinh doanh (Hình ảnh trụ sở kinh doanh, số lƣợng lao động, thông tin tài chính, nguồn lực kinh doanh…) của Doanh nghiệp chƣa đƣợc công bố minh bạch dẫn đến khó khăn trong việc xác minh và thẩm định doanh nghiệp.

- Về trình tự xử lý tài sản phát mại thu hồi nợ còn rườm rà, phức tạp, pháp luật hiện hành chƣa thực sự để tâm đến các TCTD trong việc thu hồi nợ xấu khi các văn bản pháp luật chƣa ràng buộc bên vay vốn có trách nhiệm giao tài sản cho ngân hàng xử lý khi không đủ năng lực thanh toán gốc lãi, là một phần khiến cho doanh nghiệp thiếu hợp tác, kéo dài thời gian xử lý khoản vay…

* Nguyên nhân chủ quan

- Việc mở rộng thêm mô hình đánh giá với mỗi dữ liệu đầu vào đƣợc bổ sung đánh giá nhân lên số lƣợng doanh nghiệp và nhân lên theo số lần đánh giá mỗi năm thì lượng dữ liệu lưu trữ tăng lên là khổng lồ, ảnh hưởng rất lớn đến đường truyền dữ liệu, thời gian tác nghiệp cũng nhƣ đánh giá chung của toàn hệ thống, khiến việc BIDV đƣa ra quyết định mở rộng mô hình đánh giá doanh nghiệp cần nhiều sự cân đối và trăn trở.

- Khối lƣợng công việc của một cán bộ QLKH là quá lớn khi đồng thời phải

đảm nhiệm nhiều việc một lúc nhƣ tìm kiếm khách hàng, tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra và thẩm định hồ sơ pháp lý và hồ sơ vay vốn, thẩm định tài sản bảo đảm, đăng ký biện pháp bảo đảm, xếp hạng doanh nghiệp, kiểm tra mục đích sử dụng vốn sau vay, báo cáo tính tuân thủ điều kiện đối với gói tín dụng ƣu đãi về lãi suất;

phải đồng thời quản lý nhiều doanh nghiệp trong thời gian cho vay…

- Cán bộ QLKH phải chịu áp lực về các chỉ tiêu kinh doanh chung của BIDV và chỉ tiêu kinh doanh riêng của BIDV-CNHMHN dẫn điến việc thẩm định sơ sài, đánh giá chỉ qua thông tin do doanh nghiệp cung cấp mà không đi thực tế nơi hoạt động của doanh nghiệp, dẫn đến chất lƣợng tín dụng đầu vào gây hậu quả nghiêm trọng, thất thoát cho Ngân hàng khi cho vay KHDN.

- Chất lƣợng chuyên viên QHKH chƣa đƣợc đồng đều, phần lớn công tác kinh doanh đang tập trung vào một nhóm chủ lực và phần còn lại có kinh nghiệm công tác còn non trẻ, chƣa đƣợc đào tạo kỹ lƣỡng (cán bộ ít kinh nghiệm luôn chiếm khoảng 70%) khiến quá trình kinh doanh chung chậm lại nhiều khi cán bộ vừa phải tác nghiệp và đào tạo nâng cao năng lực cùng lúc. Bên cạnh đó, Ban lãnh đạo CN thường xuyên luân chuyển cán bộ đến công tác tại nhiều phòng khác nhau, đặc điểm công việc khác nhau dẫn đến việc mất nhiều thời gian để trau dồi kinh nghiệm giai đoạn đầu khi chuyển sang phòng mới.

- Các định hướng, yêu cầu của Ban lãnh đạo CN về kiểm soát RRTD tại được chỉ đạo tràn lan, không đáp ứng đƣợc hiệu quả trong việc xử lý rủi ro mà mất thêm nhiều thời gian vào công tác báo cáo. Ngoài ra còn tồn tại sự thiếu hợp tác, liên kết và trao đổi thông tin giữa các phòng phục vụ công việc chung.

- Các báo cáo hỗ trợ hoạt động kiểm soát số liệu, dƣ nợ… hiện đang đƣợc trích xuất thủ công nên có khả năng sai sót trong quá lấy dữ liệu. Ngoài ra, BIDV cũng xây dựng hệ thống báo cáo động với nhiều loại báo cáo khác nhau tuy nhiên chƣa phổ biến chi tiết về cách dùng và mục đích sử dụng báo cáo, hệ thống báo cáo chƣa phản ánh đúng số liệu của kỳ dữ liệu hoặc ngày dữ liệu đó, có phần cồng kềnh và thiếu sự tập trung phân tích dữ liệu cần thiết. Hơn nữa, hệ thống báo cáo còn cập nhật chậm trễ trong khi các công tác xử lý RRTD, công tác phát triển nền khách hàng, công tác thay đổi định hướng theo thị trường thì dữ liệu trích

xuất cần mang tính nhanh chóng và chính xác.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2, tác giả đã giới thiệu sơ lược các thông tin cơ bản về BIDV- CNHMHN, phân tích thực trạng QTRRTD tại BIDV-CNHMHN giai đoạn 2020- T6/2023. Bằng kinh nghiệm thực tế và phân tích thực trạng, tác giả đƣa ra các kết quả cùng với hạn chế và nguyên của hạn chế trong hoạt động QTRRTD doanh nghiệp tại CN. Trên cơ sở đó, tác giả sẽ đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác QTRRTD doanh nghiệp tại BIDV-CNHMHN và các kiến nghị BIDV tại Chương 3.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng tmcp Đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hoàng mai hà nội (Trang 71 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)