Kiểm soát rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng tmcp Đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hoàng mai hà nội (Trang 60 - 65)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG

2.3. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI BIDV-CNHMHN

2.3.4. Kiểm soát rủi ro tín dụng

Tại BIDV-CNHMHN hiện nay, công tác QTRRTD đang đƣợc áp dụng chủ yếu dựa vào các quy trình cấp tín dụng và quy định cho vay, đƣợc thực hiện thống nhất giữa các phòng QLKH, QLRR và QTTD, nhằm tuân thủ quy định BIDV ban hành và hạn chế rủi ro có khả năng phát sinh trong quá trình cho vay.

a. Công tác QTRRTD phát sinh từ phía nội bộ ngân hàng

* Thông qua quy trình cấp tín dụng của BIDV

Nguyên tắc thực hiện quy trình cho vay KHDN tại BIDV đƣợc phân chia cụ thể thành các bước đề xuất tín dụng, thẩm định rủi ro và tác nghiệp, điều này giúp cho RRTD giảm xuống thấp hơn so với thời điểm trước kia khi bộ phận QLKH doanh nghiệp thực hiện toàn bộ các bước đề xuất, thẩm định, giải ngân và quản lý khách hàng. Tại BIDV-CNHMHN, các phòng ban liên quan trong bộ phận tín dụng đều đƣợc phân chia chức năng nhiệm vụ rõ ràng. Quy trình cụ thể đƣợc thể hiện tại Phụ lục III.

Để tối ƣu hóa mô hình QTRRTD, BIDV đã thực hiện tốt việc ban hành quy trình cấp tín dụng có sự liên kết chặt chẽ giữa các phòng ban, đồng thời tăng tính khách quan của một khoản cấp tín dụng nhờ vào việc hoạt động độc lập trong các khâu, rà soát, thẩm định chéo thông tin doanh nghiệp.

* Thông qua hệ thống quản lý thông tin khách hàng.

Hiện nay BIDV đang quản lý thông tin khách hàng sử dụng dịch vụ và quan hệ tín dụng bằng ứng dụng CSR, ứng dụng này giúp cán bộ QLKH có thể theo dõi, cập nhật dữ liệu liên quan tới bên đề nghị vay vốn nhƣ Chi nhánh đang cho vay, tài khoản thanh toán, tài khoản vay, pháp lý của khách hàng và ứng dụng CROMS SMLC để quản lý, chỉnh sửa hạn mức cho vay, hạn mức bảo lãnh, hạn mức thẻ doanh nghiệp, biện pháp bảo đảm tại Chi nhánh cấp tín dụng.

Chương trình quản lý thông tin doanh nghiệp nội bộ là chương trình đắc lực trong việc quản lý khoản vay, chỉnh sửa và cập nhật các thông tin pháp lý thường xuyên về doanh nghiệp để các Chi nhánh BIDV đều có thể kiểm tra và đối chiếu thông tin trong trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn mới, đồng thời để công khai thông tin về khoản vay, thông tin khách hàng, các phòng ban có liên quan có thể xác minh, đối chiếu dữ liệu do cán bộ nhập liệu, tăng cường các bước kiểm tra đề hạn chế tối đa rủi ro làm sai lệch thông tin từ phía ngân hàng.

* Thông qua chính sách cấp tín dụng của BIDV

Mỗi đơn vị sẽ có xếp hạng tương ứng sau khi đã thực hiện đánh giá qua ứng dụng chấm điểm nội bộ của BIDV nhờ thông tin cán bộ thu thập đƣợc, chính sách cho doanh nghiệp sẽ gắn với xếp hạng tương ứng được thể hiện tại Phụ lục IV.

Chính sách dành cho các khách hàng hiện tại khá mở, khách hàng sẽ có khung chính sách riêng và dựa vào đó ban lãnh đạo Chi nhánh quyết định áp mức chính sách bằng hoặc thấp hơn, đảm bảo lợi ích mang lại cho BIDV. Bên cạnh đó, kết quả chấm điểm phụ thuộc chủ yếu vào thông tin đầu vào do cán bộ QLKH nhập liệu, nếu công tác thu thập, xử lý thông tin và nhập thông tin nguồn tốt thì chính sách áp dụng sẽ phù hợp với doanh nghiệp vay vốn và ngƣợc lại.

* Thông qua thẩm quyền chấp thuận cấp tín dụng của BIDV

Thẩm quyền dành cho mỗi Chi nhánh là khác nhau, Chi nhánh sau khi đƣợc đánh giá xếp hạng sẽ đƣợc giao thẩm quyền ký chấp thuận khoản vay dựa trên thứ hạng thi đua. Đối với BIDV-CNHMHN, sau khi đƣợc Hội sở giao mức phê duyệt, BIDV-CNHMHN sẽ có văn bản cụ thể phân giao thẩm quyền lại cho từng bộ phận. Các cấp ký chấp thuận cho vay KHDN cụ thể nhƣ sau:

Đơn vị: Tỷ đồng

Bảng 2.5: Thẩm quyền phán quyết tín dụng KHDN

[Nguồn: “Giao quyền phán quyết tín dụng”, BIDV-CNHMHN năm 2023]

* Thông qua việc thanh tra giám sát của Chi nhánh và Đoàn thanh tra BIDV BIDV-CNHMHN đã lập kế hoạch kiểm tra giám sát chéo trong nội bộ CN theo quy định của BIDV về việc thành lập tổ kiểm tra giám sát. Vai trò của tổ kiểm tra giám sát là đánh giá sự tuân thủ trong việc cho vay nhƣ: Điều kiện áp

dụng gói sản phẩm ƣu đãi, gói lãi suất ƣu đãi; Số dƣ cho vay quá hạn, tỷ lệ nợ xấu và tình hình xử lý nợ; Sự chấp hành quy định về cho vay (vi phạm thẩm quyền phê duyệt các khoản vay do lỗi vƣợt thẩm quyền đƣợc cho là lỗi nghiêm trọng nhất).

Ngoài việc Chi nhánh tự kiểm tra giám sát chéo trong nội bộ, BIDV định kỳ 12 tháng một lần cử Đoàn Thanh tra giám sát của Ban Kiểm tra Giám sát và Tuân thủ về Chi nhánh thanh tra theo danh mục các khách hàng nghi ngờ có dấu hiệu sai phạm hoặc nghi ngờ có rủi ro tiềm ẩn được thông báo trước khi công tác thanh tra chính thức diễn ra. Việc thanh tra diễn ra từ khoảng 1 đến 2 tuần tùy thuộc vào mức độ, khối lƣợng hồ sơ liên quan đến việc kiểm tra. Phạm vi thực hiện nằm trong toàn bộ quy trình cho vay của BIDV.

b. Công tác QTRRTD phát sinh từ bên ngoài - Thẩm định doanh nghiệp:

+ Cần đánh giá chính xác nhu cầu tín dụng của doanh nghiệp dựa trên đề nghị vay vốn, phương án kinh doanh và cân đối tài chính, kế hoạch vay vốn và trả nợ ngân hàng.

+ Thẩm định pháp lý của doanh nghiệp, các cá nhân và đơn vị liên quan, lịch sử vay vốn dựa vào công cụ CIC, tình hình thanh quyết toán thuế với cơ quan nhà nước.

+ Thẩm định pháp lý của dự án đầu tư trong trường hợp cấp tín dụng trung dài hạn đầu tƣ dự án xây dựng, pháp lý liên quan đến công tác phê duyệt dự án đầu tƣ của cơ quan có thẩm quyền.

+ Đánh giá tình trạng pháp lý của tài sản thế chấp nhƣ quyền sở hữu tài sản, tình trạng tranh chấp, giá trị định giá và tính phát mại của tài sản trong trường hợp khoản vay có dấu hiệu của RRTD, tình trạng đăng ký giao dịch.

- Trong quá trình cho vay

+ Hồ sơ giải ngân: Cán bộ QHKH tiếp nhận hồ sơ đề nghị vay từng lần từ doanh nghiệp, đánh giá mục đích vay, mức độ thực hiện điều kiện vay vốn đến thời điểm giải ngân, hạn mức vay khả dụng của doanh nghiệp; Kiểm tra tính hợp

lệ của hồ sơ đề nghị (xem dấu hiệu làm giả tài liệu, bắt trước chữ ký, tẩy xóa trên hóa đơn, hợp đồng, đơn đề nghị…). Sau khi thông tin đƣợc bộ phận quản lý khách hàng tổng hợp, chuyển tiếp hồ sơ đến bộ phận QTTD kiểm tra bộ đề nghị giải ngân của doanh nghiệp. Bộ phận giao dịch khách hàng tiếp nhận hồ sơ từ phòng QTTD, soát lại tính khớp đúng của các chứng từ rút tiền vay của khách hàng (uỷ nhiệm chi hoặc giấy lĩnh tiền mặt...) với hợp đồng cho vay từng lần.

+ Đối với hồ sơ bảo lãnh: Đánh giá mục đích, điều kiện phát hành bảo lãnh, hạn mức bảo lãnh của khách hàng, đánh giá nội dung của tài liệu đề nghị phát hành bảo lãnh.

+ Đối với tài sản bảo đảm cho khoản cấp tín dụng, đảm bảo đƣợc đăng ký biện pháp bảo đảm thành công tại các cơ quan có thẩm quyền trước thời điểm giải ngân hoặc phát hành bảo lãnh.

+ Thẩm định tình hình thực tế tại các dự án đầu tƣ, kiểm tra giai đoạn thực tế của dự án theo phương án mà ngân hàng đã chấp thuận cho vay, kiểm tra thực trạng hàng hóa xuất nhập khẩu phục vụ dự án, kiểm tra thực tế tài sản thế chấp tại hiện trường.

- Sau quá trình cấp tín dụng:

+ Cán bộ QLKH tiến hành rà soát tình hình sử dụng vốn của khách hàng sau cho vay, tối đa không quá 30 ngày kể từ ngày giải ngân theo quy định của BIDV.

Việc rà soát nhằm xác nhận doanh nghiệp sử dụng vốn đúng theo phương án đã cung cấp cho ngân hàng tại thời điểm giải ngân và phải đƣợc làm rõ tại biên bản mục đích sử dụng vốn vay giữa BIDV và doanh nghiệp. Trong trường hợp nhận thấy doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích, Chi nhánh sẽ thực hiện thu hồi nợ bắt buộc và thẩm định lại điều kiện chấp thuận cho vay, rà soát các điều khoản vi phạm theo hợp đồng tín dụng.

+ Theo dõi các khoản nợ đến hạn, gốc lãi đến hạn theo lịch trả nợ đã thống nhất với khách hàng từ bám sát các khoản vay và thông báo kịp thời tới khách hàng trước và sau khi khoản tín dụng đến hạn, hạn chế rủi ro doanh nghiệp lơ là trong việc trả nợ ngân hàng. Trong quá trình cho vay doanh nghiệp có thể sớm

phát hiện dấu hiệu chậm thanh toán gốc, lãi đến hạn và báo cáo lão đạo để có hướng xử lý phù hợp.

+ Trên thực tế, công tác rà soát tình trạng sử dụng vốn của khách hàng mới chỉ ở mức cam kết bằng biên bản giữa Chi nhánh và doanh nghiệp. Ngoài các nghiệp vụ cơ bản (kiểm tra tính pháp lý của hóa đơn đã thực hiện giải ngân tại thời điểm lập biên bản kiểm tra, rà soát lại thông tin của khoản vay, ngày đến hạn của khoản vay, thông báo tới khách hàng lịch trả nợ định kỳ), Chi nhánh vẫn bị động trong các trường hợp doanh nghiệp thông đồng với các bạn hàng để sử dụng vốn vay sai mục đích và chƣa có công cụ hỗ trợ Chi nhánh trong việc tra soát dòng tiền của doanh nghiệp do thông thường CN chỉ kiểm tra được các giao dịch của chính đơn vị vay. Rủi ro dùng vốn sai mục đích vẫn hiện hữu sau khi NH thanh toán tiền cho bên đối tác của khách hàng, đối tác đó có thể rút tiền mặt và nộp vào tài khoản của chính khách hàng vay nhằm trả nợ vay NH hoặc nộp vào tài khoản cá nhân để sử dụng vào các mục đích khác.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng tmcp Đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hoàng mai hà nội (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)