Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ BUÔN BÁN HÀNG GIẢ
1.2. Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả
XPVPHC là một loại hoạt động cưỡng chế, mang tính quyền lực nhà nước phát sinh khi có VPHC, biểu hiện ở việc áp dụng các chế tài hành chính mang tính chất trừng phạt do các chủ thể có thẩm quyền nhân danh Nhà nước thực hiện theo quy định pháp luật. Một hành vi bị coi là VPHC khi nó được quy định trong pháp luật về XPVPHC và là “việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi VPHC theo quy định của pháp luật về XPVPHC” theo khoản 2 Điều 2 Luật XLVPHC.
XPVPHC thực chất là một loại hoạt động quản lý nhà nước do vậy chỉ có các cơ quan hoặc công chức được nhà nước trao quyền, quy định cụ thể thẩm quyền XPVPHC trong các văn bản pháp luật thì mới có quyền ra quyết định XPVPHC. Những chủ thể này nhân danh nhà nước, đại diện cho
ý chí của nhà nước trong việc xác định một cá nhân hay tổ chức có hành vi VPHC hay không, hậu quả pháp lý của hành vi đó là như thế nào và có tuân theo các quy định cụ thể của pháp luật hay không.
Các hành vi VPHC về buôn bán hàng giả cũng là một loại của VPHC nói chung nên việc XPVPHC cũng phải tuân thủ theo các quy định pháp luật về XLVPHC. Theo quy định pháp luật XLVPHC, hành vi nào bị coi là VPHC thì sẽ có biện pháp xử lý tương ứng khi hành vi đó xảy ra trên thực tế.
Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả cũng vậy, sẽ bị xử phạt khi có hành vi vi phạm quy định hành chính về buôn bán hàng giả.
Từ đó có thể hiểu: Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi VPHC về buôn bán hàng giả theo thủ tục do pháp luật quy định, kết quả là chủ thể thực hiện hành vi VPHC về buôn bán hàng giả phải gánh chịu những hậu quả bất lợi.
Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả có các đặc điểm sau đây:
Thứ nhất, các quy định pháp luật về xử phạt hành chính về buôn bán hàng giả được xây dựng thành một hệ thống, chủ yếu do Chính phủ ban hành (Nghị định), và Bộ ban hành (Thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định).
Thứ hai, hệ thống quy phạm về xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả luôn được hoàn thiện để đáp ứng với điều kiện mới. Tuy nhiên, sự thay đổi này chủ yếu diễn ra theo hướng mở rộng phạm vi thẩm quyền xử phạt, hay nâng cao chế tài xử phạt đối với hành vi vi phạm.
Thứ ba, thẩm quyền xử phạt VPHC về hàng giả thuộc về các cơ quan quản lý hành chính nhà nước như: Ủy ban nhân dân các cấp, các Bộ, cơ quan ngang Bộ; mặt khác, còn được giao trực tiếp cho các lực lượng chức năng như quản lý thị trường, Công an nhân dân...
Thứ tư, XPVPHC về buôn bán hàng giả là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước, được đảm bảo thực hiện bằng các nguồn lực của nhà nước.
Thứ năm, XPVPHC về buôn bán hàng giả phải tuân theo những nguyên tắc, thủ tục, trình tự được quy định tại các văn bản pháp luật về XPVPHC trong lĩnh vực về hàng giả do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Thứ sáu, kết quả XPVPHC về buôn bán hàng giả được thể hiện ở quyết định xử phạt trong đó ghi nhận các hình thức, mức xử phạt, biện pháp áp dụng đối với cá nhân, tổ chức VPHC. Việc quyết định áp dụng biện pháp xử phạt, hình thức xử phạt vừa thể hiện sự nghiêm khắc của Nhà nước đối với cá nhân, tổ chức vi phạm, giáo dục ý thức chấp hành, tuân thủ pháp luật, phòng ngừa các vi phạm pháp luật có thể xảy ra.
1.2.2. Nguyên tắc và biện pháp xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả
1.2.2.1. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả Các nguyên tắc XPVPHC về buôn bán hàng giả được quy định tại Điều 3 Luật XLVPHC và Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ, bao gồm:
Một là, mọi hành vi VPHC về buôn bán hàng giả phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và đình chỉ ngay việc thực hiện hành vi vi phạm và XPVPHC nhanh chóng, công minh, đúng pháp luật; mọi hậu quả do VPHC gây ra phải được khắc phục kịp thời theo quy định pháp luật.
Nguyên tắc này đòi hỏi các cơ quan có thẩm quyền phải chủ động thanh tra, kiểm tra, truy quét để kịp thời phát hiện hành vi vi phạm, phải nhanh chóng xử lý, giải quyết các vi phạm một cách triệt để, hiệu quả, góp phần thiết lập trật tự, kỷ cương trong lĩnh vực buôn bán hàng giả; có tác dụng tích cực trong phòng ngừa và đấu tranh chống VPHC, giáo dục người dân ý thức tôn trọng pháp luật.
Hai là, việc XPVPHC về buôn bán hàng giả phải do người có thẩm quyền thực hiện theo quy định từ Điều 100 đến Điều 103 Nghị định số
185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ. Việc XPVPHC phải được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, bảo đảm công bằng, đúng quy định pháp luật. Đây là nguyên tắc pháp chế, tiếp tục được nhấn mạnh nhằm đề cao tinh thần trách nhiệm, tuân thủ triệt để các quy định pháp luật trong việc thực hiện thẩm quyền xử phạt của người có thẩm quyền.
Ba là, khi quyết định XPVPHC đối với một hành vi vi phạm, người có thẩm quyền xử phạt phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả, các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng quy định tại Điều 9, 10 Luật XLVPHC của hành vi vi phạm, đối tượng vi phạm để áp dụng các hình thức phạt và các biện pháp khắc phục hậu quả phù hợp, đảm bảo việc XPVPHC trong lĩnh vực buôn bán hàng giả đúng bản chất, bảo đảm tính răn đe, phòng ngừa và giáo dục chung.
Bốn là, người có hành vi VPHC về buôn bán hàng giả bị XPVPHC theo quy định tại nghị định chuyên ngành. Một hành vi VPHC chỉ bị xử phạt một lần, nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi VPHC đó. Một người thực hiện nhiều hành vi VPHC hoặc VPHC nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, nghiêm cấm việc chia nhỏ mức thiệt hại chung cho từng người vi phạm để xử phạt. Đây là nguyên tắc cơ bản trong XPVPHC giúp việc XPVPHC được thống nhất, chặt chẽ, tránh sự tùy tiện của người có thẩm quyền và tránh được tình trạng bỏ sót, bỏ lọt đối tượng vi phạm.
Năm là, người có thẩm quyền xử phạt phải có trách nhiệm chứng minh VPHC. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không VPHC.
Sáu là, trường hợp tổ chức VPHC thì áp dụng mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân có cùng hành vi và mức độ vi phạm.
1.2.2.2. Biện pháp xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả - Các hình thức phạt chính bao gồm:
+ Hình thức xử phạt cảnh cáo: Hình thức cảnh cáo là hình thức xử phạt chính trong xử phạt hành chính. Theo quy định tại Nghị định số 185/2013/NĐ-CP, hình thức này không được áp dụng cho các hành vi buôn bán hàng giả: không có giá trị sử dụng, công dụng, mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, tem, nhãn, bao bì giả. Theo Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày 29/8/2013 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp thì hình phạt cảnh cáo được áp dụng đối với hành vi buôn bán hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ.
+ Hình thức phạt tiền: Hình thức phạt tiền là hình thức xử phạt chính và mức tiền phạt quy định tại Nghị định số 185/2013/NĐ-CP là áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định đối với cá nhân.
Mức tiền phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả được quy định thành các khung, tương đương với khung giá trị của số lượng hàng thật (Có bảng tổng hợp các khung cơ bản của mức phạt tiền vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả).
Bảng 1.1. Thống kê các hình thức xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả
STT Hành vi vi phạm
Khung giá trị vi phạm triệu đồng, đơn
vị
Mức phạt Phạt tiền (triệu đồng)
Hình thức phạt bổ sung Biện pháp KPHQ
1 Buôn bán hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng
dưới 1 – dưới 30
0.5 - 30 Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm;
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 06 tháng đến 12 tháng
Buộc tiêu hủy tang vật; Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc tái xuất hàng giả đối với hành vi nhập khẩu hàng giả; Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp; Buộc thu hồi tiêu hủy hàng giả đang lưu thông trên thị trường.
30 trở lên 30-50
2 Buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa
dưới 1 - dưới 30 0.2 -20 Tịch thu tang vật vi phạm;
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 01 tháng đến 03 tháng;
Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn, bao bì hàng giả; Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa giả mạo;
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được;
Buộc thu hồi loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn, bao bì hàng giả đang lưu thông trên thị trường.
30 trở lên 20-30
3 Buôn bán tem, dưới 100 - dưới 0.2 -15 Tịch thu tang vật vi vi phạm; Buộc tiêu hủy tem, nhãn, bao bì giả vi
nhãn, bao bì giả 10.000 Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 01 tháng đến 03 tháng
phạm; Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất tang vật; Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp; Buộc thu hồi tiêu hủy số tem, nhãn, bao bì giả đang lưu thông trên thị trường
10.000 trở lên 15-20
4 Buôn bán hàng giả mạo về sở hữu trí tuệ
Cảnh cáo/Phạt tiền
Tịch thu hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu;
Đình chỉ có thời hạn hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đã xảy ra vi phạm.
Buộc tiêu huỷ hoặc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ; Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với hàng hoá quá cảnh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc buộc tái xuất đối với hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, phương tiện, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ sau khi đã loại bỏ các yếu tố vi phạm trên hàng hoá.
- Hình thức xử phạt bổ sung
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm: chỉ được áp dụng đối với loại tang vật, phương tiện vi phạm hành chính quy định tại Điều 26 Luật XLVPHC và khoản 2 Điều 3 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP. Trường hợp quy định đồng thời áp dụng cả hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và c khoản 5 Điều 4 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP thì người có thẩm quyền xử phạt chỉ quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm trong trường hợp không thể áp dụng được các biện pháp này, trừ các loại tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là ma túy, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, vật có giá trị lịch sử, giá trị văn hóa, bảo vật quốc gia, cổ vật, hàng lâm sản quý hiếm, vật thuộc loại cấm lưu hành thì phải tịch thu.
+ Hình thức xử phạt tước quyền sử dụng có thời hạn giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ có thời hạn một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ vi phạm.
Chỉ áp dụng hình thức tước quyền sử dụng có thời hạn giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính được cấp giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề và theo thời hạn quy định tại Nghị định số 185/2013/NĐ-CP. Nguyên tắc và thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng có thời hạn giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 81/2013/NĐ- CP.
Chỉ áp dụng hình thức xử phạt đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ vi phạm đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật XLVPHC và theo thời hạn quy định tại Nghị định số 185/2013/NĐ-CP.
- Biện pháp khắc phục hậu quả
+ Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm được áp dụng đối với loại hàng hóa, vật phẩm quy định tại Điều 33 Luật XLVPHC mà việc buộc cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính tiêu hủy không ảnh hưởng đến môi sinh, môi trường, sức khoẻ con người, vật nuôi, cây trồng và trật tự an toàn xã hội;
+ Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm được áp dụng đối với loại hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm quy định tại Điều 35 Luật XLVPHC trong trường hợp loại bỏ được yếu tố vi phạm và việc loại bỏ yếu tố vi phạm không dẫn đến khả năng vi phạm tiếp theo;
+ Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện được áp dụng trong trường hợp quy định tại Điều 32 Luật XLVPHC khi cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính có khả năng thực hiện được các biện pháp này;
+ Buộc thu hồi tiêu hủy hoặc buộc thu hồi loại bỏ yếu tố vi phạm được áp dụng đối với các loại sản phẩm, hàng hóa quy định tại các Điều 33, 35 và 36 Luật XLVPHC mà cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính đã tiêu thụ, đã bán còn đang lưu thông trên thị trường;
+ Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 37 Luật XLVPHC được áp dụng đối với người vi phạm có thu lợi bất hợp pháp.
+ Các biện pháp khắc phục hậu quả khác được áp dụng theo quy định của Luật XLVPHC và quy định tại Nghị định số 185/2013/NĐ-CP.
Khi áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả nêu trên, người có thẩm quyền xử phạt phải quy định thời hạn phù hợp để cá nhân, tổ chức vi phạm thực hiện. Trường hợp đã hết thời hạn thực hiện ghi trong quyết định xử phạt mà không thực hiện thì phải cưỡng chế thi hành hoặc quyết định tịch thu để xử lý theo quy định tại Điều 82 Luật XLVPHC.
Ngoài ra, để đảm bảo nâng cao hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu trí tuệ, Điều 215 Luật Sở hữu trí tuệ quy định về các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính thì, trong các trường hợp sau đây, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính: Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có nguy cơ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội; Tang vật vi phạm có nguy cơ bị tẩu tán hoặc cá nhân, tổ chức vi phạm có biểu hiện trốn tránh trách nhiệm; Nhằm bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính được áp dụng theo thủ tục hành chính đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bao gồm: Tạm giữ người; Tạm giữ hàng hoá, tang vật, phương tiện vi phạm;
Khám người; Khám phương tiện vận tải, đồ vật; khám nơi cất giấu hàng hoá, tang vật, phương tiện vi phạm về sở hữu trí tuệ; Các biện pháp ngăn chặn hành chính khác theo quy định của pháp luật về XLVPHC.
1.2.3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả XPVPHC được xem như là một hoạt động cưỡng chế thể hiện thái độ của Nhà nước đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức có VPHC, còn người có thẩm quyền XPVPHC sẽ là người thay mặt Nhà nước sử dụng quyền lực Nhà nước quyết định áp dụng các hình thức, biện pháp xử phạt thích hợp với chủ thể của một vi phạm. Theo khoản 1 Điều 52 Luật XLVPHC quy định “Thẩm quyền XPVPHC của những người được quy định tại các Điều từ 38 đến Điều 51 của Luật này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi VPHC của cá nhân; trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân và được xác định theo tỉ lệ phần trăm quy định tại Luật này đối với chức danh đó”. Trong lĩnh vực hàng giả, thẩm quyền XPVPHC là phạm vi quyền lực nhà nước được giao cho các nhóm chức danh trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước được