Tình hình xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến Pháp và Luật Hành Chính Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi (Trang 56 - 66)

Chương 2: THỰC TRẠNG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ BUÔN BÁN HÀNG GIẢ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI, TỈNH QUẢNG NGÃI

2.2. Tình hình xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi

2.2.1. Về công tác chỉ đạo, điều hành

Trong những năm qua, công tác đấu tranh chống hàng giả ở nước ta được quan tâm thực hiện bởi Chính phủ, các cấp, các ngành. Ngày 19/3/2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 389/QĐ-TTg về thành lập Ban chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Theo đó, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập Ban chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả địa phương do Phó Chủ tịch làm trưởng ban với thành phần phù hợp, đảm bảo hiệu quả theo quy định tại Điều 4 Quyết định số 389/QĐ-TTg [46].

Ở tỉnh Quảng Ngãi, Ban chỉ đạo 389 được thành lập theo Quyết định số 1070/QĐ-UBND ngày 30/7/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi thành lập Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh Quảng Ngãi. Ban Chỉ đạo 389 tỉnh có nhiệm vụ tham mưu giúp UBND

tỉnh chỉ đạo, phối hợp với các sở, ngành liên quan; theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị có chức năng; xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể và triển khai thực hiện; tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Ban Chỉ đạo 389 Trung ương các nội dung liên quan đến công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh [49].

Ngày 27/02/2015, Trưởng Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh (Ban Chỉ đạo 389) ban hành Quyết định số 03/QĐ-BCĐ389 ban hành Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo 389 tỉnh.

Ban Chỉ đạo 389 tỉnh hoạt động thường xuyên thông qua hoạt động của các thành viên, của Bộ phận Thường trực và Tổ chuyên viên giúp việc, theo nguyên tắc tập trung dân chủ, bàn bạc tập thể, cá nhân phụ trách và Trưởng ban quyết định trên cơ sở nhất trí của các ủy viên, Trưởng ban báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định những vấn đề thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh. Các thành viên Ban Chỉ đạo 389 của tỉnh làm việc theo chế độ kiêm nhiệm; chịu trách nhiệm trước Trưởng ban về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả thuộc lĩnh vực của sở, ngành mình và các nhiệm vụ được Trưởng ban phân công [50].

Bộ phận Thường trực và Tổ chuyên viên giúp việc có nhiệm vụ tham mưu, xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động của Ban trong từng thời kỳ. Đề xuất các giải pháp về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả để Trưởng Ban Chỉ đạo 389 của tỉnh xem xét, quyết định. Giúp cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 389 của tỉnh tổ chức các phiên họp định kỳ, đột xuất.

Đồng thời, đôn đốc, tiếp nhận các báo cáo của các thành viên Ban chỉ đạo 389 của tỉnh và các huyện, thành phố về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện của Ban Chỉ đạo 389 của tỉnh.

Ngày 11/01/2017, UBND tỉnh Quảng Ngãi ban hành Quyết định số 02/2017/QĐ-UBND ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc kịp thời, hiệu quả; quá trình phối hợp không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của các bên có liên quan; Quy chế cũng quy định trách nhiệm của Ban Chỉ đạo 389 của tỉnh và các cơ quan quản lý nhà nước của tỉnh có chức năng thanh tra, kiểm tra, kiểm soát đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả cũng như trách nhiệm của UBND các huyện, thành phố trong công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả [53].

Ngày 05/11/2015, UBND tỉnh Quảng Ngãi ban hành Kế hoạch số 5649/KH-UBND triển khai thực hiện Nghị quyết số 41/NQ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới. Luôn xác định công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên và lâu dài của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là UBND các huyện, thành phố và các sở, ban, ngành là thành viên Ban chỉ đạo 389 của tỉnh. Kiên quyết đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực, buôn lỏng quản lý, bao che, nể nang, xử lý không khách quan, không nghiêm minh; xử lý nghiêm những cán bộ, công chức tha hoá, biến chất, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bảo kê, tiếp tay cho buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Mục đích của kế hoạch nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, từng bước ngăn chặn kịp thời, có hiệu quả tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh; xây dựng và tạo lập môi

trường cạnh tranh lành mạnh, góp phần ổn định và thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, tăng thu ngân sách nhà nước, đảm bảo an ninh - trật tự, bảo vệ sức khoẻ và quyền lợi người tiêu dùng.

Xác định công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả là

“lĩnh vực nóng”, cần tạo sự chuyển biến trong quá trình thực hiện pháp luật trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi và nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả theo nội dung Công văn số 5620/VPCP-V.I ngày 07/7/2016 của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình - Trưởng ban chỉ đạo 389 quốc gia về việc thi hành pháp luật trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 960/KH-UBND ngày 10/3/2015 về theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2015 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi trong đó xác định lĩnh vực trọng tâm là theo dõi, kiểm tra và báo cáo tình hình thực hiện pháp luật về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả [51] và Kế hoạch số 7681/KH- UBND ngày 30/12/2016 theo dõi tình hình thi hành pháp luật về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả và công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính năm 2017 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi [52].

Thông qua công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả nhằm xem xét, đánh giá đúng thực trạng và hiệu quả việc tổ chức thực hiện, áp dụng các quy định của pháp luật trong công tác quản lý, điều hành của các cơ quan nhà nước ở địa phương; kịp thời phát hiện và giải quyết những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn thi hành pháp luật, những vấn đề gây bức xúc, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người dân. Đồng thời, kiến nghị việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và các biện pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Hằng năm, Ban chỉ đạo 389 của tỉnh ban hành các Kế hoạch thực hiện công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả để đưa ra các nhiệm vụ trọng tâm, quy định nhiệm vụ cụ thể thực hiện trong năm để nâng cao hiệu quả công tác quản lý thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh, nhằm ổn định thị trường, tạo môi trường đầu tư, cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển.

Thành phố Quảng Ngãi là nơi mà hoạt động buôn bán hàng giả ngày càng phức tạp và tinh vi, đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của lãnh đạo tỉnh, thành phố về đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi từ năm 2014 đến tháng 3 năm 2018, theo Ban chỉ đạo 389 tỉnh Quảng Ngãi, các lực lượng chức năng của tỉnh đã kiểm tra, xử lý hơn 17.709 vụ buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại, với 17.576 đối tượng vi phạm; tổng số tiền phạt hành chính, truy thu thuế, tiền bán hàng thanh lý, tiền tiêu hủy là 681.650.414.000 đồng.

Bảng 2.1. Thống kê kết quả xử lý vi phạm hành chính trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ngãi (từ năm 2014-tháng 3 năm 2018)

Năm Số vụ Số tiền phạt (VNĐ)

2014 867 2.960.293.000

2015 749 3.121.025.000

2016 560 2.542.375.000

2017 373 1.689.000.000

3/2018 120 901.300.000

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Ban chỉ đạo 389 tỉnh Quảng Ngãi)

2.2.2. Kết quả xử phạt vi phạm hành chính

Theo số liệu thống kê do Đội Quản lý thị trường số 1 thực hiện từ năm 2014 đến tháng 03 năm 2018, Đội QLTT số 1 đã tiến hành kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả, kết quả như sau:

Bảng 2.2: Thống kê kết quả xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả của Đội QLTT số 1 - Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi

(từ năm 2014-3/2018)

Năm Số vụ Số tiền phạt (VNĐ)

2014 15 124.000.000

2015 21 107.600.000

2016 23 129.600.000

2017 39 129.000.000

03/2018 10 31.200.000

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Chi cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi)

Biểu đồ 2.1: Số vụ vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi của Đội QLTT số 1 - Chi cục QLTT

tỉnh Quảng Ngãi xử phạt (từ năm 2014-3/2018)

0 5 10 15 20 25 30 35 40

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Biểu đồ 2.2: Số tiền phạt về buôn bán hàng giả trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi của Đội QLTT số 1 Chi cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi

xử phạt (từ năm 2014-3/2018)

0 20 40 60 80 100 120 140

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Qua kết quả xử lý vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi có thể thấy tình hình buôn bán hàng giả trên thị trường ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường; tuy nhiên, công tác kiểm

tra, phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi vẫn còn thấp, số vụ việc về hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được phát hiện còn thấp so với diễn biến thực tế của thị trường, chưa ngăn chặn triệt để các vi phạm xảy ra trên thị trường. Trong khi hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đang diễn biến ngày càng phức tạp thì hiệu quả của công tác đấu tranh phòng, chống vấn nạn này còn chưa tương xứng, chưa thực sự quyết liệt, mạnh mẽ dẫn đến tình trạng buôn lậu, gian lân thương mại và hàng giả ngày càng phức tạp, kéo dài.

* Một số vụ việc buôn bán hàng giả điển hình đã bị xử phạt vi phạm hành chính

- Vụ vi phạm “giả nhãn hiệu”[12]

Ngày 15/01/2014, nhận được thông tin từ cơ sở báo trên phương tiện ô tô tải biển kiểm soát 76C-02360, do ông Tạ Ngọc Thạch, địa chỉ thôn Xuân Yên, xã Bình Hiệp, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi điều khiển đang vận chuyển đi bán phụ tùng xe gắn máy, dầu nhớt các loại, trong đó có 02 loại dầu nhớt nhãn hiệu Honda và Yamaha nghi là hàng giả. Qua khám phương tiện, phát hiện trên xe vận chuyển một số hàng hoá như: Dầu nhờn xe số Honda, đơn cấp SJSAE40, loại 800ml, số lượng 120 chai; dầu nhờn Yamaha – 4Y, loại 800ml, số lượng 48 chai; chân số Honda, số lượng 30 cái; mâm lửa dòng Honda, số lượng 23 cái; Mobin sườn Honda G2X26S, số lượng 53 cái; IC Honda G2X26S, số lượng 110 cái. Ngày 16/01/2014, Đội Quản lý thị trường số 1 gửi Công văn cho cơ quan đại diện pháp lý tại Việt Nam của Công ty Honda Motor, yêu cầu xác minh nhãn hiệu Honda.

Ngày 22/01/2014 Văn phòng luật sư Phạm và Liên danh (cơ quan đại diện pháp lý tại Việt Nam của Công ty Honda Motor) phúc đáp với nội dung:

toàn bộ hàng hoá mang nhãn hiệu Honda do Đội Quản lý thị trường số 1 tạm giữ không phải do Công ty Honda Motor sản xuất hoặc cho phép sản

xuất; tương tự 48 chai dầu nhờn mang nhãn hiệu Yamaha là giả nhãn hiệu.

Đội Quản lý thị trường số 1 tiến hành lập Biên bản vi phạm hành chính, Khảo sát giá hàng hoá và ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền là 52.000.000 đồng, đình chỉ hoạt động kinh doanh; tịch thu toàn bộ số hàng hoá vi phạm.

- Vụ sản xuất khăn ướt giả mạo nhãn hiệu [12]

Ngày 31/10/2014, Đội Quản lý thị trường số 1 tiến hành kiểm tra cơ sở sản xuất khăn lạnh BELA-BABY Hồng Ngọc, địa chỉ: số 10 Lê Hữu Trác, phường Trần Phú, thành phố Quảng Ngãi, do bà Trần Thị Bích Em làm chủ cơ sở sản xuất đại diện. Quá trình kiểm tra, Đội kiểm tra phát hiện tại cơ sở sản xuất 2.136 hộp khăn giấy ướt Baby gồm 03 màu: tím, xanh, hồng; vỏ hộp khăn giấy (bao bì): 927,2kg, thiết bị dùng để sản xuất: 02 máy.

Toàn bộ số hàng hoá trên sản xuất tại cơ sở sản xuất khăn lạnh Bela- Baby- Hồng Ngọc và trên nắp hộp ghi My Baby Wet Tissues, giả mạo thương hiệu mẫu sản phẩm khăn ướt MyBAby Wet Tissues đã được Cục bản quyền tác giả chứng nhận đăng ký thuộc bản quyền của Công ty TNHH TM DV Việt Nhân Tâm đã được bảo hộ quyền tác giả trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Đội QLTT số 1 đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm của bà Trần Thị Bích Em, ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính và tịch thu toàn bộ hàng hoá vi phạm.

- Vụ vi phạm trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp [15]

Ngày 22/3/2017, Chi cục Quản lý thị trường nhận được Đơn yêu cầu xử lý hành vi vi phạm về việc xâm pham quyền sở hữu trí tuệ ngày 16/3/2017 của Công ty TNHH Sơn AKZO NOBEL Việt Nam, Công ty cho biết tại thị trường tỉnh Quảng Ngãi có cửa hàng Tư Dung, địa chỉ: 28 Nguyễn Thuỵ, phường Trần Phú, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi đang kinh doanh hàng hoá mang dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu DULUX đang được bảo hộ của AKZO NOBEL.

Đơn yêu cầu xử lý vi phạm và tài liệu chứng minh quyền yêu cầu xử lý vi phạm, tài liệu mô tả hàng hoá vi phạm, địa điểm nơi có hành vi vi phạm được Công ty cung cấp đầy đủ. Vì địa chỉ cửa hàng kinh doanh trên địa bán thuộc Đội Quản lý thị trường số 1 quản lý nên Chi cục Quản lý thị trường chuyển đơn cho Đội Quản lý thị trường số 1 thẩm tra xác minh.

Vào lúc 8 giờ 00 phút, ngày 24/3/2017, Đội Quản lý thị trường số 1 tiến hành kiểm tra Cửa hàng Tư Dung do bà Nguyễn Thị Bé Tư làm chủ doanh nghiệp. Qua kiểm tra, đoàn phát hiện tại Cửa hàng đang bày bột trét tường sử dụng ngoài trời nhãn hàng hoá có ghi đầy đủ thông tin theo tính chất của hàng hoá và trên nhãn hàng hoá có ghi nhãn hiệu DULUXUSA, số lượng 40 bao loại 40 kg, có dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu DULUX đã được bảo hộ tại Việt Nam. Đội Quản lý thị trường số 1 đã ra quyết định tạm giữ toàn bộ số hàng hoá nêu trên để tiến hành xác minh làm rõ vụ việc theo quy định của pháp luật.

Ngày 24/3/2017, Đội Quản lý thị trường số 1 đã gửi Công văn giám định lô hàng trên đến chủ sở hữu hợp pháp của nhãn hiệu DULUX và ngày 25/3/2017, Công ty TNHH Sơn AKZO NOBEL Việt Nam đã có Công văn phúc đáp toàn bộ số hàng mà Đội đang tạm giữ là hàng xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu DULUX đã được bảo hộ tại Việt Nam.

Đội Quản lý thị trường số 1 đã lập Biên bản vi phạm hành chính và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, đình chỉ hoạt động kinh doanh của cửa hàng, buộc loại bỏ yếu tố vi phạm và tiêu huỷ yếu tố vi phạm trên bao bì từng sản phẩm có ghi DULUXSA xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu DULUX đang được bảo hộ.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến Pháp và Luật Hành Chính Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi (Trang 56 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)