Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG ĐƯỜNG BỘ THEO TUYẾN CỐ ĐỊNH Ở QUẢNG NGÃI
2.3. Đánh giá tình hình thực hiện pháp luật hiện hành vận tải hành khách bằng đường bộ theo tuyến cố định trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
2.3.1. Kết quả đạt đƣợc và nguyên nhân
Trong những năm qua, công tác thực hiện pháp luật về VTHKĐB nói chung và VTHKĐB trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi nói riêng đã có những chuyển biến tích cực, đạt được những thành quả lớn, góp phần đắc lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, cụ thể:
Một là, hoạt động VTHK bằng đường bộ theo tuyến cố định đã có bước phát triển mạnh mẽ, phương tiện được đầu tư, đổi mới tăng cao cả về số
lượng và chất lượng, chất lượng dịch vụ vận tải ngày một nâng cao theo hướng thương hiệu, đáp ứng nhu cầu đi lại, thị hiếu của người dân giữa các địa phương trong tỉnh và các vùng, miền trong cả nước, góp phần phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Hiện nay, mặc dù năng lực VTHK bằng đường bộ trên địa bàn tỉnh đảm nhận trên 70 %, trong đó khối lượng vận chuyển đạt 5,1 triệu lượt HK, lượng luân chuyển đạt 1,3 tỷ HK.Km, thấp hơn so với giai đoạn trước do VTHK bằng đường hàng không ngày càng mở rộng phạm vi hoạt động với chất lượng dịch vụ cao và giá thành cạnh tranh. Tuy nhiên doanh thu VTHKĐB của các đơn vị vận tải tuyến cố định/đầu phương tiện ngày càng gia tăng do đáp ứng đủ các điều kiện KDVT, áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, áp dụng các cơ chế, biện pháp, chính sách trên cơ sở lấy chất lượng là nền tảng, tiêu chí cạnh tranh, gia tăng chất lượng dịch vụ sản phẩm cung cấp, giảm giá thành vận tải. Cùng với sự phát triển của lực lượng vận tải, công tác thực hiện pháp luật về VTHKĐB cũng đã chuyển biến tích cực và ngày càng hoàn thiện. Mạng lưới tuyến vận tải nội tỉnh được quy hoạch đến các huyện miền núi trong tỉnh, mạng lưới tuyến vận tải liên tỉnh được phủ khắp đến 45 tỉnh, thành trong cả nước. Tính đến 31/12/2017, trên địa bàn tỉnh có 16 đơn vị VTHK tuyến cố định với 182 phương tiện vận tải [4].
Hai là, trong tổ chức thực hiện pháp luật về VTHK bằng đường bộ theo tuyến cố định của cán bộ, công chức, viên chức đã có sự thay đổi từ mệnh lệnh hành chính sang hình thức phục vụ, không còn tình trạng sách nhiễu, kéo dài thời gian giải quyết thủ tục hành chính, ….như trước đây. Đây là điều kiện, là động lực để phát triển VTHK bằng đường bộ theo tuyến cố định.
Ba là, ý thức tuân thủ pháp luật về VTHK bằng đường bộ theo tuyến cố định và TTATGT của người dân, DN, HTX đã được nâng cao. Tình trạng tùy tiện đón xe khách dọc đường nay đã giảm đáng kể; xe chở quá số người hầu
như không còn diễn ra; các hành vi vi phạm quy định về vận tải, TNGT liên quan đến phương tiện VTHK trên địa bàn tỉnh có xu hướng giảm, đây là cơ sở góp phần ổn định tình hình TTATGT trên địa bàn tỉnh.
Bốn là, sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động VTHK bằng đường bộ theo tuyến cố định ngày càng chặt chẽ và thống nhất trong cách thức, phương pháp tổ chức thực hiện pháp luật, nhất là công tác phối hợp quản lý giá vận tải và công tác bảo đảm TTATGT.
Năm là, công tác thanh tra, kiểm tra, tuần tra, kiểm soát luôn được tăng cường. Qua công tác thanh tra, kiểm tra kịp thời khắc phục những sơ hở, bất cập của hệ thống pháp luật và ngăn chặn, xử lý những sai phạm của các chủ thể tham gia thực hiện pháp luật trong lĩnh vực VTHK bằng đường bộ theo tuyến cố định.
Sáu là, công tác ATGT trong hoạt động vận tải được DN, HTX quan tâm, thực hiện thường xuyên, tạo tâm lý tin cậy, an tâm cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ. Bên cạnh đó, đội ngũ lái xe, nhân viên phục vụ trên xe đã được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao đạo đức nghề nghiệp, trình độ chuyên môn, thái độ phục vụ nên đã góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải trong thời gian qua.
Để có được những kết quả trên bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có các nguyên nhân chủ yếu sau:
Thứ nhất, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về KDVTHK bằng đường bộ ngày càng hoàn thiện. Quá trình thực hiện thường xuyên có sự sửa đổi, bổ sung để phù hợp với tình hình thực tiễn trong từng giai đoạn. Đây là hành lang pháp lý quan trọng để VTHK bằng đường bộ theo tuyến cố định phát triển, cạnh tranh lành mạnh, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; đồng thời, tạo cơ sở cho cơ quan quản lý nhà nước nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện pháp luật về VTHK bằng đường bộ theo tuyến cố định, tạo điều kiện cho
DN, HTX thực hiện tốt quy định pháp luật nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải và giảm thiểu TNGT trên địa bàn tỉnh.
Thứ hai, công tác tổ chức thực hiện pháp luật về VTHK bằng đường bộ theo tuyến cố định trong thời gian qua luôn được Tỉnh ủy, UBND tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này luôn quan tâm kiểm tra, giám sát, hướng dẫn và kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc nhằm tạo thuận lợi cho DN, HTX thực hiện pháp luật về VTHK bằng đường bộ theo tuyến cố định có hiệu quả.
Thứ ba, hệ thống KCHTGT đường bộ trên địa bàn tỉnh đang được Nhà nước quan tâm tập trung đầu tư đồng bộ theo đúng quy hoạch được phê duyệt. Trong đó, phải kể đến các tuyến giao thông huyết mạch, các trục giao thông hướng tâm, các tuyến đường kết nối với các địa phương trong khu vực và cả nước, các loại hình vận tải giữa đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, đường hàng không để đảm bảo lưu thông thông suất trong mọi tình huống, như: Quốc lộ 1, Quốc lộ 24, Quốc lọ 24B, Quốc lộ 24C, đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, đường Dung Quất - Sa Huỳnh, đường Bờ Nam Sông Trà Khúc, các tuyến Đường tỉnh ĐT.623, ĐT.624... Đây là cơ sở, là điều kiện để VTHK bằng đường bộ theo tuyến cố định phát triển, cạnh tranh công bằng, bình đẳng với các loại hình dịch vụ vận tải khác.
2.3.2. Hạn chế, yếu kém và nguyên nhân
Một là, quy định pháp luật về kinh doanh và điều kiện kinh doanh VTHK bằng đường bộ theo tuyến cố định chưa được quy định cụ thể, rõ ràng trong Luật GTĐB và Nghị định số 86/2014/NĐ-CP của Chính phủ. Việc xác định đơn vị KDVT bảo đảm đủ điều kiện thông qua hoạt động kiểm tra hồ sơ, thủ tục cấp GPKDVT. Trên thực tế một số đơn vị KDVT không bảo đảm điều kiện kinh doanh nhưng đã hợp thức hóa hồ sơ thủ tục một số điều kiện để được cấp GPKDVT. Ví dụ như: hợp thức hồ sơ về trình độ chuyên môn của
người điều hành hoạt động, nơi đỗ xe...
Hai là, một số quy định về quản lý tuyến, quy hoạch mạng lưới tuyến, đăng ký khai thác tuyến chưa phù hợp với thực tiễn. Thậm chí có nội dung quản lý tuyến chưa phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành, chưa đúng thẩm quyền được giao trong Luật GTĐB; thủ tục đăng ký khai thác tuyến còn rườm rà, mất nhiều thời gian của đơn vị DN, HTX, chưa đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính.
Ba là, quy định xe ô tô KDVTHK phải có chỗ ngồi ưu tiên cho người khuyết tật, người cao tuổi và phụ nữ mang thai theo Nghị định số 86/2014/NĐ-CP và quy định về lựa chọn đơn vị khai thác tuyến theo Thông tư số 92/2012/TT-BGTVT không khả thi, không phù hợp với hoạt động VTHK bằng đường bộ theo tuyến cố định. Do đó, từ khi ban hành đến nay không có địa phương nào trong cả nước áp dụng quy trình lựa chọn đơn vị khai thác tuyến.
Bốn là, công tác quản lý, kiểm tra, giám sát việc duy trì điều kiện kinh doanh, bảo đảm TTATGT trong hoạt động VTHK bằng đường bộ theo tuyến cố định chưa được thực hiện thường xuyên. Do đó, trong thực tế còn nhiều DN, HTX sau khi được cấp GPKDVT không duy trì đầy đủ các điều kiện KDVT như: chưa việc thực hiện nghiêm túc các quy định về lắp đặt và sử dụng dữ liệu từ TBGSHT; hoạt động của bộ phận quản lý các điều kiện về ATGT; xây dựng quy trình bảo đảm ATGT; ký kết hợp đồng bằng văn bản, đóng BHXH, BHYT, khám sức khỏe định kỳ cho động ngũ lái xe.
Năm là, quy định đơn vị KDVTHK bằng đường bộ theo tuyến cố định phải đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải với cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, hiện nay hệ thống các quy chuẩn, tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ vận tải chưa được cơ quan có thẩm quyền ban hành để áp dụng cho hoạt động VTHK đường bộ và dịch vụ hỗ trợ VTĐB, gây khó khăn cho cơ quan quản lý nhà
nước ở địa phương và DN, HTX kinh doanh vận tải.
Sáu là, theo quy định của pháp luật thì giá cước VTHK bằng đường bộ theo tuyến cố định được điều tiết theo quy luật cung - cầu của thị trường ở từng thời điểm, từng giai đoạn và chất lượng dịch vụ vận tải nhưng khi đơn vị KDVT điều chỉnh giá phải thực hiện kê khai và phải được cơ quan quản lý giá chấp thuận mới được thực hiện; trong khi đó giá cước vận tải đường sắt, vận tải hàng không hoặc dịch vụ taxi công nghệ Grab, Uber được thay đổi giá hàng ngày, hàng giờ theo quy luật cung - cầu của thị trường gây nên sự bất bình đẳng, bất hợp lý, gây khó khăn cho đơn vị KDVT.
Bảy là, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà nước về VTHK bằng đường bộ theo tuyến cố định chưa được đồng bộ, hầu hết vẫn còn duy trì phương thức quản lý truyền thống. Quy trình quản lý vẫn sử dụng phương pháp thủ công, nặng về tính hành chính giấy tờ, thủ tục gây phiền hà cho DN, HTX và người dân. Công tác quản lý nhà nước còn mang tính thụ động, thiếu sự cập nhật về thông tin và sự trao đổi giữa các cơ quan quản lý nhà nước với nhau và giữa cơ quan quản lý nhà nước với DN, HTX do chưa ứng dụng hệ thống quản lý ISO trong quản lý hoạt động VTHK, do đó việc tập hợp số liệu để phục vụ cho công tác quản lý phải mất rất nhiều thời gian, giấy tờ, công sức để tổng hợp, thống kê hoặc điều tra, khảo sát.
Tám là, công tác thanh tra, kiểm ra, giám sát, xử lý vi phạm chưa được thường xuyên, liên tục, thiếu kiên quyết, triệt để, sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng còn hạn chế dẫn đến các hành vi vi phạm pháp luật về VTHK có điều kiện tồn tại, làm phát sinh những tiêu cực ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả thực hiện pháp luật về VTHK bằng đường bộ theo tuyến cố định.
Những tồn tại nêu trên bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó có một số nguyên nhân cơ bản sau:
Thứ nhất, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chưa theo kịp với sự
phát triển kinh tế - xã hội và thực tiễn diễn ra trong công tác thực hiện pháp luật về VTHK bằng đường bộ theo tuyến cố định. Một số nội dung quy định pháp luật chậm được ban hành hoặc khi ban hành đã lỗi thời, không áp dụng vào thực tiễn. Vì vậy, một số quy định mới được ban hành đã phải sửa đổi, bổ sung, thậm chí bổ sung nhiều lần tạo nên những vướng mắc, lúng túng cho cơ quan quản lý nhà nước, người thực thi công vụ và DN, HTX.
Thứ hai, quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh vận tải của các loại hình KDVTHK còn nhiều điều kiện có sự phân biệt, đối xử khác nhau, thiếu công bằng như: VTHK theo tuyến cố định phải có bộ máy quản lý tập trung; phải xây dựng quy trình bảo đảm ATGT và phải có bộ phận quản lý các điều kiện về ATGT; thực hiện các quy định về kê khai, niêm yết giá cước, đóng phí ra vào bến, mở tuyến…trong khi đó cùng một đối tượng cung cấp dịch vụ là con người nhưng điều kiện VTHK theo hợp đồng quá đơn giản, chỉ cần có đăng ký KDVT bằng xe ô tô là được cấp GPKDVT và không phải thực hiện các quy định như VTHK tuyến cố định. Đây là những yếu kém của pháp luật làm hạn chế, kiềm hãm khả năng phát triển của loại hình VTHK bằng đường bộ theo tuyến cố định và tạo ra sơ hở của pháp luật làm phát sinh tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa các loại hình VTHK và phát sinh nạn “xe dù, bến cóc” trong thời gian qua.
Thứ ba, công tác thông tin, truyên truyền, hướng dẫn pháp luật về VTHK bằng đường bộ theo tuyến cố định trong thời gian qua được các cơ quan quản lý nhà nước quan tâm thực hiện, tuy nhiên nội dung, phương pháp, cách thức thực hiện chưa đạt hiệu quả, chưa chuyển tải đầy đủ nội dung quy định pháp luật về VTHK bằng đường bộ theo tuyến cố định đến đối tượng thực hiện, nhất là hướng dẫn nội dung thực hiện pháp luật về kinh doanh và điều kiện kinh doanh, tổ chức, quản lý hoạt động KDVTHK bằng đường bộ theo tuyến cố định, dẫn đến khi thực hiện pháp luật trong lĩnh vực này đối tượng chịu tác động gặp nhiều khó khăn, lúng túng.
Thứ tư, cơ sở hạ tầng phục vụ VTHK bằng đường bộ tuy đã được từng bước đầu tư hoàn thiện nhưng một số tuyến đường trọng điểm, có tính chất kết nối điều tiết giao thông, nâng cao năng lực VTHK đường bộ vẫn chưa được đầu tư nâng cấp hoàn thiện theo đúng quy hoạch được duyệt; một số tuyến đường huyết mạch như Quốc lộ 1 vẫn còn nhiều đoạn chưa được nâng cấp, mở rộng để phân chia hai chiều đi riêng biệt, đây là mối nguy cơ tiềm ẩn TNGT đối đầu giữa 02 xe đi ngược chiều nhau làm thiệt lớn tính mạng, tài sản của Nhà nước và Nhân dân.
Thứ năm, chưa có cơ chế khuyến khích, hỗ trợ, trong việc đầu tư phát triển phương tiện vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải; đặc biệt là cơ chế, chính sách thu hút xã hội hóa đầu tư và khai thác bến xe khách theo Quyết định số 12/2015/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ.
Thứ sáu, một số đơn vị KDVT đăng ký hoạt động VTHK tuyến cố định nhưng thực chất không có phương tiện hoạt động mà chỉ hợp thức hóa hợp đồng thuê xe của các cá nhân. DN, HTX chỉ đứng tư cách pháp nhân, làm dịch vụ thủ tục giấy tờ để chủ xe, lái xe tự tổ chức KDVTHK, do đó không quản lý phương tiện, không quản lý lái xe nên không có định hướng phát triển nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải.
Thứ bảy, phòng chuyên môn tham mưu thực hiện công tác quản lý nhà nước về vận tải tại Sở GTVT, ngoài nhiệm vụ thực hiện quản lý nhà nước về vận tải, bao gồm: đường bộ, đường thủy nội địa, còn thực hiện chức năng tham mưu thực hiện công tác pháp chế, ATGT, kiểm soát thủ tục hành chính, quản lý giá cước vận tải, tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa và các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở giao. Trong khi đó, biên chế chỉ được bố trí 03 công chức và 01 nhân viên hợp đồng lao động. Với khối lượng công việc như trên chắc chắn sẽ khó khăn trong công tác quản lý nhà nước về VTHK bằng đường bộ theo tuyến cố định.
Thứ tám, công tác thanh tra, kiểm tra mặc dù đã được cơ quan chức năng tiến hành theo đúng chương trình, kế hoạch hàng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng hiệu quả chưa cao, công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm còn nhiều tồn tại, thậm chí còn tiêu cực, nhũng nhiễu, tạo điều kiện cho các hành vi vi phạm không những không xử lý triệt để mà ngày càng phát sinh thêm, gây mất trật tự vận tải và ATGT trong hoạt động VTHK theo tuyến cố định.
Tiểu kết chương 2
Trong Chương 2 của Luận văn, tác giả đã đề cập đến thực trạng thực hiện pháp luật về VTHK bằng đường bộ theo tuyến cố định ở tỉnh Quảng Ngãi. Trọng tâm là đánh giá tình hình hoạt động, công tác quản lý nhà nước và các yêu tố tác động đến thực hiện pháp luật VTHK bằng đường bộ theo tuyến cố định ở tỉnh Quảng Ngãi. Qua đánh giá phân tích, đánh giá, tác giả luận văn làm sáng tỏ nội dung, thực trạng công tác thực hiện pháp luật về VTHK bằng đường bộ theo tuyến cố định trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Những nội dung chủ yếu của chương này là phân tích thực trạng thực hiện quy định pháp luật về kinh doanh và điều kiện kinh doanh, thực hiện quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải và công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động VTHK bằng đường bộ theo tuyến cố định.
Từ những phân tích thực trạng trên sẽ đưa ra nhận xét về những kết quả đạt được, những mặt hạn chế, yếu kém và nguyên nhân để đề xuất các định hướng, giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về VTHK bằng đường bộ theo tuyến cố định trên phạm vi cả nước và trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi trong Chương 3 của luận văn.