Giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về vận tải hành khách bằng theo tuyến cố định từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến Pháp và Luật Hành Chính Thực hiện pháp luật về vận tải hành khách bằng đường bộ theo tuyến cố định Từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi (Trang 89 - 106)

Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG ĐƯỜNG BỘ THEO TUYẾN CỐ ĐỊNH - TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NGÃI

3.2. Giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về vận tải hành khách bằng theo tuyến cố định từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi

3.2.1. Hoàn thiện hệ thống quy định pháp luật về vận tải hành khách bằng đường bộ theo tuyến cố định

Qua quá trình áp dụng luật vào đời sống thực tiễn, với những thay đổi mạnh mẽ của nền kinh tế nói chung cũng như hoạt động VTHK nói riêng, theo đó tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XII ngày 13 tháng 11 năm 2008 đã thông qua Luật GTĐB số 23/2008/QH12 để thay thế Luật GTĐB năm 2001 và có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2009. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng ban hành Nghị định số 91/2009/NĐ-CP ngày 21/10/2009 về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; Nghị định số 93/2012/NĐ-CP ngày 08/11/2012 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 91/2009/NĐ- CP ngày 21/10/2009 về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (thay thế Nghị định số 91 và Nghị định số 93).

Việc ra đời Luật GTĐB năm 2008 và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn đã tạo hành lang pháp lý cơ bản để thực hiện pháp luật về GTĐB ở nước ta. Đó là cơ sở pháp lý quan trọng để Nhà nước quản lý các hoạt động VTHKĐB. Nhưng đến nay, với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng; nhiều yếu tố phát sinh tác động lớn đến VTHKĐB nhưng pháp luật hiện

hành vẫn chưa tiên liệu được như: các yếu tố tác động đến điều kiện kinh doanh vận tải và công tác tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng đường bộ;

ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý và điều hành hoạt động VTHKĐB; quá trình xã hội hóa cung cấp dịch vụ hỗ trợ vận tải; sự phát triển nhanh chóng của các phương tiện vận tải. Điều này, dẫn đến thực tiễn thi hành pháp luật hiện nay còn những hạn chế, bất cập cần được khắc phục để phát huy tối đa vai trò của pháp luật trong hoạt động thực tiễn.

Hoàn thiện hệ thống pháp về VTĐB nói chung và VTHK bằng đường bộ theo tuyến cố định nói riêng chính là việc rà soát những quy định pháp luật có liên quan để phát hiện ra những quy định không còn phù hợp với tính hình thực tiễn, mâu thuẩn, chồng chéo, thiếu đồng bộ với hệ thống pháp luật của Nhà nước; qua đó, tiến hành nghiên cứu, đề xuất ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ các quy định không còn phù hợp nhằm đảm bảo tính khả thi, thống nhất, đồng bộ của quy định pháp luật trên thực tế.

Hiện nay, có hơn 12 văn bản quy phạm pháp luật gồm Luật, Nghị định, Thông tư có nội dung quy định liên quan đến VTHK bằng đường bộ theo tuyến cố định. Tuy nhiên, một số nội dung quy định tại các văn bản này không còn phù hợp tình hình thực tiễn hiện nay, gây khó khăn trong công tác quản lý nhà nước cũng như chưa tạo điều kiện thuận lợi tối đa thúc đẩy phát triển VTHK bằng đường bộ theo tuyến cố định. Vì vậy, việc xem xét hoàn thiện lại các quy định pháp luật này là hết sức cần thiết và cấp bách nhằm tạo ra hành lang pháp lý chặt chẽ, đồng bộ vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước vừa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, rà soát, đánh giá tổng thể các quy định về VTĐB được quy định trong Luật GTĐB năm 2008 và các văn bản hướng dẫn thi hành với các quy định có liên quan như Luật đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật quy hoạch để xem xét sửa đổi, bổ sung quy định về KDVT đảm tính khả thi, phù hợp với

thực tiễn, tạo thuận lợi cho KDVT bằng xe ô tô nhưng vẫn bảo đảm hiệu quả quản lý nhà nước. Cụ thể như, Điều 67 Luật GTĐB đã quy định điều kiện KDVT bằng xe ô tô và giao Chính phủ quy định cụ thể điều kiện và việc cấp GPKDVT. Vì vậy, ngoài các điều kiện đã có trong Luật GTĐB, không quy định thêm điều kiện khác; việc cụ thể hóa các điều kiện kinh doanh trong Nghị định cần được đánh giá rõ về tính cần thiết, công khai, minh bạch, khách quan, tiết kiệm thời gian, chi phí tuân thủ của nhà đầu tư theo đúng yêu cầu của khoản 4 Điều 7 Luật Đầu tư.

Thứ hai, đề xuất sửa đổi, bổ sung một số quy định của Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10/9/2014 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô nhằm tăng cường hơn nữa công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động KDVT bằng xe ô tô nói chung và KDVTHK theo tuyến cố định nói riêng theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm thiểu TNGT trong hoạt động vận tải và đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Đó là:

Trong thực tế, hầu hết các phương tiện KDVT thuộc quyền sở hữu của cá nhân (có từ 01 đến 02 phương tiện) nên không thể đảm bảo các quy định các điều kiện KDVT, quy định về tổ chức hoạt động vận tải bằng xe ô tô; đặc biệt là lộ trình đầu tư phương tiện theo quy định tại Điều 15, Điều 18, Điều 19 Nghị định số 86/2014/NĐ-CP của Chính phủ. Vì vậy nên bỏ quy định yêu cầu về số lượng xe tối thiểu (quy mô) đối với DN, HTX.

Khoản 4 Điều 13 Nghị định 86/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định về người điều hành vận tải; trong thực tế các đơn vị vận tải có quy mô nhỏ không có người điều hành nhưng hợp thức hóa hồ sơ để được cấp GPKDVT.

Vì vậy, nên sửa đổi quy định về người điều hành vận tải: Phải có chứng chỉ nghiệp vụ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc hiệp hội vận tải ô tô (trước khi lập hồ sơ xin cấp GPKDVT), không cần các bằng cấp và thời gian

làm việc 03 năm về vận tải để phù hợp với quy định của Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp.

Khoản 5 Điều 13 Nghị định 86/2014/NĐ-CP quy định nơi đỗ xe. Tuy nhiên không có quy định cụ thể về nội dung đảm bảo TTATGT, nội dung phương án phòng chống cháy, nổ và vệ sinh môi trường, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nên hầu hết các đơn vị chỉ hợp thức hóa nơi đỗ xe bằng hợp đồng thuê đất hoặc giấy chứng nhận sử dụng đất kèm theo xác nhận của chính quyền địa phương có diện tích đất dùng làm nơi đỗ xe. Vì vậy, nên sửa đổi quy định về nơi đỗ xe: Quy định cụ thể các yêu cầu về phòng chống cháy nổ và vệ sinh môi trường, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc hợp đồng thuê nơi đỗ xe với các bến xe.

Quy định điều kiện kinh doanh đối với tất cả loại hình vận tải và mọi đối tượng (hộ kinh doanh cá thể, DN, HTX) là như nhau, kể cả vận tải khách theo hợp đồng, du lịch, vận tải hàng hóa bằng đầu kéo sơ mi rơ-móoc và vận tải hàng hóa thông thường để đảm bảo tính công bằng, cạnh tranh bình đẳng khi tham gia KDVT.

Bãi bỏ quy định xe ô tô kinh doanh VTHK phải có chỗ ngồi ưu tiên cho người khuyết tật, người cao tuổi và phụ nữ đang mang thai quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định số 86/2014/NĐ-CP. Vì xe ô tô khách do nhà chế tạo thiết kế không có chỗ ngồi ưu tiên cho các đối tượng này, do đó không thể thực hiện được trong thực tế.

Thứ ba, sửa đổi, bổ sung quy định về thời hạn các loại phù hiệu theo quy định tại Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07/11/2014 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ (đã được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 60/2015/TT-BGTVT ngày 02/11/2015) theo hướng:

Quy định các loại phù hiệu, biển hiệu có giá trị trong thời hạn 01 năm

và không quá niên hạn sử dụng của phương tiện để nâng cao công tác quản lý nhà nước về hoạt động vận tải. Bởi vì, trong thực tế, một số phương tiện vi phạm quy định pháp luật về KDVT bị cơ quan quản lý nhà nước ra Quyết định thu hồi phù hiệu chạy xe nhưng không thể thi hành vì thời gian cấp phù hiệu quá lâu, phương tiện đã bán hoặc chuyển sang tỉnh, địa phương khác;

hơn nữa với chất lượng mẫu phôi in phù hiệu như hiện nay thì chỉ sau một năm đã không còn đảm bảo tính pháp lý theo quy định vì phai màu nền đặc trưng và mẫu dấu của cơ quan cấp phù hiệu đã hoàn toàn bay màu.

Bãi bỏ quy định về xác nhận về tình trạng của xe ô tô tham gia kinh doanh vận tải theo Khoản 12 Điều 55 Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT của Bộ GTVT: Hiện nay, việc quản lý thuế KDVT tại một số thành phố lớn không được chặt chẽ, đặc biệt là đối với các phương tiện KDVT không mang biển số đăng ký tại địa phương. Lợi dụng sơ hở đó, một số hộ kinh doanh cá xác nhận về tình trạng của xe ô tô tham gia kinh doanh vận tải theo Khoản 12 Điều 55 Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT của Bộ GTVT để gia nhập phương tiện vào các HTX tại các thành phố lớn (chủ yếu là thành phố Hồ Chí Minh) với mục đích xin các loại phù hiệu chạy xe nhằm trốn thuế tại địa phương, thực chất các phương tiện này vẫn hoạt động vận tải trên địa bàn tỉnh. Việc làm trên không những gây khó khăn cho cơ quan quản lý chuyên ngành mà còn gây thất thoát nguồn thuế tại địa phương.

Thứ tư, bổ sung quy định về xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định pháp luật KDVT quy định tại Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, đó là: Quy định dữ liệu lưu trữ, trích xuất từ TBGSHT là cơ sở pháp lý để cơ quan quản lý nhà nước và lực lượng tuần tra kiểm soát xử lý vi phạm đối với tổ chức, cá nhân; quy định cụ thể việc thu hồi GPKDVT đối với các trường hợp vi phạm pháp luật về KDVTĐB.

Thứ năm, bãi bỏ Thông tư số 92/2015/TT-BGTVT ngày 31/12/2015 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về quy trình lựa chọn đơn vị khai thác tuyến VTHK cố định bằng xe ô tô. Bởi vì, quy định này quá nhiêu khê, phát sinh thủ tục hành chính, kéo dài thời gian đăng ký khai thác tuyến của đơn vị KDVT. Từ ngày ban hành và có hiệu lực thi hành không có địa phương nào áp dụng, thực hiện quy định tại Thông tư này.

Thứ sáu, bỏ nội dung quy định hành trình chạy xe và lưu lượng xe xuất bến tại các Quyết định phê duyệt, phê duyệt điều chỉnh, bổ sung mạng lưới tuyến VTHK liên tỉnh cố định bằng xe ô tô của Bộ GTVT. Vì, không phù hợp với Điều 37 Luật GTĐB và gây khó khăn cho địa phương khi thực hiện điều, phân luồng, phân tuyến nhằm bảo đảm TTATGT, chống ùn tắc giao thông.

3.2.2. Nâng cao ý thức pháp luật của các chủ thể tham gia thực hiện pháp luật vận tải hành khách bằng đường bộ theo tuyến cố định

Ý thức tuân thủ pháp luật của các chủ thể có liên quan đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc quyết định hiệu quả triển khai, thực hiện của các quy định pháp luật nói chung và trong lĩnh vực VTHK bằng đường bộ theo tuyến cố định nói riêng. Hiện nay, ý thức tuân thủ pháp luật của một số chủ thể tham gia hoạt động VTHK bằng đường bộ theo tuyến cố định vẫn còn chưa cao nên dẫn đến tình trạng thi hành pháp luật còn một số hạn chế, chưa đạt hiệu quả như yêu cầu đề ra. Một trong những giải pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về VTHK bằng đường bộ theo tuyến cố định chính là nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các chủ thể tham gia thông qua công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật bởi vì đây chính là cầu nối để đưa các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với mọi tầng lớp người dân, đi vào thực tiễn cuộc sống. Để phát huy tối đa lợi thế của công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật, cần tập trung thực hiện hiệu quả, đồng bộ các mặt bao gồm nội dung tuyên truyền, hình thức

tuyên truyền, đối tượng tuyên truyền, kiện toàn động ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền, đảm bảo nguồn kinh phí và cơ sở vật chất thực hiện công tác tuyên truyền để phát huy của công tác này. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, về nội dung tuyên truyền: tập trung tuyên truyền các quy định về VTĐB nói chung và KDVTHK theo tuyến cố định nói riêng được quy định tại Chương VI Luật GTĐB năm 2008, Nghị định số 86/2014/NĐ- CP, Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07/11/2014, được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 60/2015/TT-BGTVT ngày 02/11/2015 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ. Ngoài ra, lồng ghép tuyên truyền về tình hình, kết quả công tác đảm bảo TTATGT và hậu quả do TNGT gây ra để nâng cao ý thức tự bảo vệ mình khi tham gia giao thông cho mọi đối tượng, những tấm gương tổ chức, cá nhân có những sáng kiến, giải pháp hữu ích, người tốt việc tốt, bài học kinh nghiệm từ thực tiễn....

Thứ hai, về hình thức thực hiện tuyên truyên: Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền như tuyên truyền miệng; biên soạn tài liệu phổ thông dưới dạng hỏi đáp pháp luật, tình huống pháp luật; tủ sách pháp luật xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, trường học; tuyên truyền pháp luật thông qua hoạt động hoà giải ở cơ sở, thông qua tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, thông qua các phiên toà xét xử công khai, lưu động; xây dựng market tờ rơi, pa nô, áp phích trực quan, sinh động, dễ hiểu; tổ chức hội nghị, hội thảo; đưa pháp luật vào giảng dạy trong trường học; qua tổ chức thi tìm hiểu pháp luật, sinh hoạt câu lạc bộ, sinh hoạt đoàn thể, sinh hoạt văn nghệ; các trại vận động sáng tác văn học nghệ thuật, âm nhạc, điện ảnh; xây dựng các chuyên mục chuyên đề phát trên các phương tiện thông tin đại chúng bao gồm truyền thanh, truyền hình, báo chí, mạng xã hội để lan tỏa, phủ khắp các vùng miền, đến được với mọi đối tượng. Đặc biệt, với trào lưu sử dụng thiết bị thông

minh hiện nay thì việc đầu tư phát triển các ứng dụng tiện ích có gắn kèm tính năng tuyên truyền về ATGT cho các thiết bị điện thoại thông minh, máy tính bảng sẽ mang lại hiệu quả cao.

Thứ ba, về đối tượng tuyên truyền: Việc xây dựng nội dung tuyên tuyên truyền phải phù hợp với từng nhóm đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật và điều kiện của địa bàn thực hiện thì mới mang lại hiệu quả thiết thực, đặc biệt là đối với chủ thể tham gia thực hiện pháp luật về VTHK bằng đường bộ theo tuyến cố định là đối tượng đặc thù như người dân ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, ven biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn.

Thứ tư, về đội ngũ làm công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật: Đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật là nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải những quy định của pháp luật đến với các đối tượng vì vậy cần có sự quan tâm nhất định.

Đó là, kiện toàn nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật; bố trí đảm bảo đủ số lượng theo nhu cầu; tạo điều kiện cho đội ngũ này thường xuyên được tham gia tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng tuyên truyền và kiến thức pháp luật; đặc biệt, có chế độ chính sách đãi ngộ hợp lý để lực lượng này toàn tâm toàn ý thực hiện nhiệm vụ của mình đạt hiệu quả....

Thứ năm, về kinh phí và cơ sở vật chất phục vụ cho công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật: Để thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về vận tải nói chung thì đảm bảo đầy đủ kinh phí và cơ sở vật chất thực hiện là điều kiện không thể thiếu trên cơ sở phát huy những cơ sở hiện có với trang bị mới. Đây chính là nguồn lực quan trọng để công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật được đảm bảo triển khai đồng bộ, toàn diện mang lại hiệu quả thiết thực.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến Pháp và Luật Hành Chính Thực hiện pháp luật về vận tải hành khách bằng đường bộ theo tuyến cố định Từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi (Trang 89 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)