CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
1.2 Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
Quản lý dự án là áp dụng các kiến thức, kỹ năng, công cụ và kỹ thuật vào việc thực hiện các hoạt động của dự án để thỏa mãn các yêu cầu của dự án.
Quản lý dự án được thực hiện nhờ việc áp dụng và tích hợp một cách phù hợp quá trình quản lý dự án thuộc 5 nhóm quá trình sau: thiết lập, hoạch định, thực hiện, theo dõi và kiểm soát, kết thúc. [3]
Quản lý dự án đầu tư XDCT là quá trình lập kế hoạch, điều phối thời gian, nguồn lực và giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo dự án hoàn thành đúng thời hạn, trong phạm vi ngân sách được duyệt và đạt được các yêu cầu đã định về kỹ thuật và chất lượng sản phẩm dịch vụ, bằng những phương pháp và điều kiện tốt nhất cho phép.
Hình 1.2 cho ta thấy chu trình QLDA ĐTXD
Hình 1.2 Chu trình quản lý dự án
Lập kế hoạch: Ở giai đoạn này cần thiết lập mục tiêu, xác định những công việc cần được hoàn thành, dự tính nguồn lực để thực hiện dự án và là quá trình xây dựng một kế hoạch hành động theo trình tự hợp lý dưới dạng sơ đồ hệ thống.
Phối hợp thực hiện dự án: Giai đoạn này cần điều phối các nguồn lực bao gồm thiết bị, lao động, tiền vốn và đặc biệt việc bố trí tiến độ thời gian là quan trọng hơn cả.
Giám sát: Là việc theo dõi, đo lường kết quả, kiểm tra tiến trình dự án, phân tích, so sánh với các báo cáo, tiến hành giải quyết những vấn đề phát sinh, còn tồn tại và thực hiện viết báo cáo hiện trạng.
Vai trò, ý nghĩa của quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
QLDA hiệu quả có thể giúp tránh khỏi những rủi ro, sai sót, đặc biệt là ở những công trình lớn, phức tạp. Hiện nay khoa học công nghệ, kỹ thuật đang phát triển không ngừng, đời sống nhân nhân ngày càng nâng cao, các dự án XDCT có quy mô ngày càng mở rộng và phức tạp. Nếu xảy ra sai sót trong quá trình quản lý sẽ gây ra các tổn thất vô cùng to lớn mà CĐT hay bất kỳ bên nào liên quan đến dự án đều không thể gánh vác được. Việc nâng cao, áp dụng các phương pháp quản lý dự án khoa học, hiện đại có vai trò rất quan trọng giúp cho việc triển khai các dự án được thuận lợi.
Bên cạnh đó việc QLDA hiệu quả sẽ giúp tất cả các công việc, hoạt động của dự án được gắn kết tạo điều kiện cho việc liên hệ giữa các bên liên quan đến dự án được thuận lợi. Điều này sẽ giúp tăng cường sự hợp tác giữa các bên, xác định rõ được trách nhiệm của mỗi bên. Nếu dự án nảy sinh những khó khăn, vướng mắc thì cũng sẽ được điều chỉnh và xử lý kịp thời, các bên liên quan có thể gặp mặt, đàm phán trực tiếp để giải quyết những tồn tại, bất đồng. Từ đó giúp nâng cao chất lượng, hiệu quả của dự án.
Việc áp dụng các phương pháp QLDA khoa học, hiện đại sẽ giúp quản lý, điều tiết hệ thống mục tiêu dự án một cách hợp lý. Một dự án có quy mô càng lớn thì sẽ càng có nhiều đơn vị liên quan như: CĐT, đơn vị khảo sát - thiết kế, đơn vị thi công, các ban ngành chủ quản nhà nước, quần chúng nhân dân... Điều này đòi hỏi cần có sự điều tiết tốt trong công tác QLDA thì dự án mới có thể triển khai thực hiện được một cách thuận lợi.
Tóm lại, công tác QLDA ĐTXD công trình ngày càng trở nên quan trọng và có ý nghĩa to lớn trong đời sống kinh tế. Trong xã hội hiện đại ngày nay, nếu công tác QLDA không được thực hiện nghiêm túc, đúng đắn sẽ gây ra các hậu quả vô cùng to lớn. Để không xảy ra việc này và dự án được thành công, mang lại hiệu quả thì chúng ta cần phải lên kế hoạch một cách tỉ mỉ, chu đáo trong việc QLDA trước, trong và sau khi thực triển khai dự án.
Các mục tiêu của quản lý dự án đầu tư xây dựng
Về cơ bản, mục tiêu của việc quản lý dự án đầu tư xây dựng là các công việc phải được hoàn thành theo đúng yêu cầu kỹ thuật và chất lượng phải đảm bảo trong phạm vi chi phí được duyệt, đảm bảo thời gian, đúng tiến độ và không thay đổi phạm vi dự án.
Chi phí, thời gian và chất lượng (mức độ hoàn thiện công việc) là ba mục tiêu cơ bản và có quan hệ chặt chẽ với nhau. Chi phí của dự án sẽ tăng lên khi chất lượng hoàn thiện công việc tăng, thời gian cũng đòi hỏi tăng theo. Nếu thời gian thực hiện dự án bị kéo dài thêm, giá cả thị trường bị biến động, sẽ có thể phát sinh tăng chi phí của nguyên vật liệu. Hơn nữa, thời gian kéo dài dẫn đến tăng chi phí ăn ở, sinh hoạt của công nhân, cũng như chi phí duy tu, bảo dưỡng của máy móc, lãi vay ngân hàng… làm tăng thêm chi phí.
Giữa các dự án, tầm quan trọng của các mục tiêu có thể khác nhau, hoặc đối với cùng một dự án ở những thời điểm khác nhau, nhưng để đạt được kết quả tốt đối với một mục tiêu này thường phải hy sinh một hoặc hai mục tiêu còn lại. Do đó trong suốt quá trình QLDA, các nhà quản lý thường thực hiện việc đánh đổi mục tiêu. Đây chính là việc hy sinh một mục tiêu để có thể thực hiện tốt hơn các mục tiêu còn lại trong điều kiện thời gian và không gian nhất định, hướng tới thực hiện tốt nhất toàn bộ các mục tiêu dài hạn của quá trình quản lý dự án. Trong suốt quá trình quản lý từ lúc dự án bắt đầu đến lúc kết thúc, việc đánh đổi mục tiêu luôn xảy ra và gây tác động đến kết quả thực hiện các mục tiêu còn lại. [9]
Một dự án xây dựng có các chủ thể cơ bản là: Nhà nước, CĐT, Nhà tư vấn thiết kế và Nhà thầu XDCT. Sự phát triển của kinh tế - xã hội kéo theo vai trò của các chủ thể và những mục tiêu đối với một dự án xây dựng tăng lên. Việc phát triển này có thể dễ dàng hình dung bằng tam giác mục tiêu và chủ thể tham gia như Hình 1.3 [10]
Những nguyên tắc quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình 1.2.4.1 Nguyên tắc chung QLDA đầu tư xây dựng công trình
Phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng.
Đảm bảo an ninh, an toàn xã hội và an toàn môi trường.
Phù hợp với các quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật khác có liên quan.
Hình 1.3 Tam giác mục tiêu và chủ thể tham gia
1.2.4.2 Nguyên tắc QLDA đầu tư xây dựng công trình phân theo nguồn vốn
Đối với dự án sử dụng vốn NSNN: Nhà nước quản lý toàn diện quá trình đầu tư xây dựng từ việc xác định chủ trương đầu tư, lập dự án, quyết định đầu tư, lập thiết kế, tổng dự toán, lựa chọn nhà thầu, thi công xây dựng đến khi nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng.
Đối với dự án sử dụng vốn tín dụng: Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước và vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước: Nhà nước chỉ quản lý về chủ trương và quy mô đầu tư. Doanh nghiệp có dự án đầu tư tự chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và QLDA theo quy định của pháp luật.
Đối với dự án sử dụng vốn khác kể cả vốn tư nhân: CĐT quyết định hình thức đầu tư và nội dung QLDA. Riêng trường hợp dự án sử dụng vốn hỗn hợp từ nhiều nguồn vốn thì các bên góp vốn thỏa thuận về phương thức quản lý hoặc quản lý theo quy định đối với loại nguồn vốn có tỷ trọng lớn nhất trong tổng mức đầu tư của dự án.